Conall

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với các doanh nghiệp tại Chi nhánh NHNT Hà Nội





Năm 2005, hoạt động tín dụng của Chi nhánh được tiếp tục mở rộng với phương châm kiểm soát rủi ro chặt chẽ hơn. Đến cuối năm 2005, tổng dư nợ tín dụng đạt 3.518 tỷ đồng, tăng 8.95% so với năm 2004. Mức tăng trưởng này của toàn hệ thống Vietcombank là 15.7%.

Từ 08/08/2005, NHNT Hà Nội bắt đầu triển khai thí điểm mô hình quản lý tín dụng mới áp dụng cho khách hàng là doanh nghiệp, phân tách rõ chức năng nhiệm vụ giữa Quan hệ khách hàng và Quản lý rui ro, từ đó giúp nâng cao chất lượng tín dụng của Chi nhánh, kiểm soát tốt hơn rui ro cho Ngân hàng và tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động Ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế. Do vậy trong giai đoạn này mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng chưa phải là mục tiêu hàng đầu của Chi nhánh.

Về cơ cấu tín dụng, cho vay USD chiếm tỷ trọng cao hơn so với cho vay VNĐ. Đây là xu hướng từ năm 2003 kể từ khi Ngân hàng có chính sách cho vay ngoại tệ hỗ trợ xuất khẩu của thành phố Hà Nội. Cụ thể:

Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ năm 2005 đạt 1.807 tỷ động quy VNĐ, chiếm 51.38% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay bằng VNĐ năm 2005 đạt 1.711 tỷ đồng, chiếm 48.63% tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2005 là 2.74% tổng dư nợ, tức 96.5 tỷ đồng. Dư nợ quá hạn này tập trung chủ yếu vào các công ty xây dựng do đơn vị chậm trả lãi và gốc và bị chuyển sang nợ quá hạn.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ối với sự tồn tại và phát triển của bản thân Ngân hàng, của doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế. Do vậy chất lượng tín dụng luôn là yếu tố quan tâm hàng đầu của Ngân hàng. Là kim chỉ nam để Ngân hàng định hướng cho hoạt động cho vay của mình. Quy trình tín dụng là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến chất lượng tín dụng Ngân hàng. Vì vậy để đảm bảo mục tiêu an toàn và lợi nhuận, mỗi Ngân hàng phải xây dựng cho mình một Quy trình tín dụng hợp lý nhất làm cơ sở cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng mình. Góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng tín dụng cho Ngân hàng
CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Chi nhánh NHNT Hà Nội (Vietcombank Hanoi) được thành lập ngày 01/03/1985 theo quyết định số 177/NH.QĐ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Là thành viên thứ 6 của NHNT Việt Nam. Ra đời trong bối cảnh đất nước đang chuẩn bị những điều kiện chuyển sang một bước ngoặt mới, thực hiện nghị quyết Đại Hội 6 của Đảng, mở cửa phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Được thành lập với mục đích hỗ trợ phát triển kinh tế đối ngoại của thủ đô, giai đoạn này, Chi nhánh NHNT Hà Nội được phân công phục vụ một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Ngoại thương du lịch và hoạt động của một số tổ chức quốc tế tại Hà Nội và ngoài nước. Với số lượng khách hàng ban đầu rất khiêm tốn, điều kiện làm việc còn nhiều khó khăn nhưng tập thể cán bộ lãnh đạo và nhân viên Chi nhánh đã cố gắng khắc phục khó khăn và phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Từ những năm 1986-1987, nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Trước yêu cầu đổi mới cấp bách đặt ra với Ngân hàng, để theo kịp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế và ngành Ngân hàng, Chi nhánh NHNT Hà Nội đã nhanh chóng chuyển đổi thích nghi với những điều kiện kinh doanh mới. Thời gian đầu chuyển đổi, cán bộ nhân viên Chi nhánh NHNT Hà Nội gặp không ít khó khăn, bỡ ngỡ, e sợ trước cơ chế mới. Toàn thể cán bộ nhân viên Chi nhánh NHNT Hà Nội đã nỗ lực vượt qua khó khăn, chủ động tìm kiếm khác hàng, nghiên cứu cách thức kinh doanh, tổ chức hoạt động thanh toán và đáp ứng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp.
Cùng với bước chuyển mình của kinh tế Thủ đô từ những năm cuối thập kỷ 90 đến nay, Chi nhánh NHNT Hà Nội đã từng bước mở rộng quy mô hoạt động, áp dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động Ngân hàng, mở rộng mạng lưới hoạt động , nâng cao chất lượng phục vụ và ngày càng được quy khách hàng tin cậy, đối tác trong và ngoài nước tin tưởng.
Trãi qua 20 năm xây dựng và trưởng thành, Chi nhánh NHNT Hà Nội đã không ngừng lớn mạnh, khẳng định vị trí quan trọng của mình, trở thành một trong những Chi nhánh hàng đầu trong hệ thống NHNT Việt Nam và có nhiều đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô Hà Nội. Với mạng lưới hiện nay gồm có 4 Chi nhánh cấp 2 và 4 Phòng giao dịch trực thuộc trên địa bàn Thành phố, Ngõn hàng đó thu được một số kết quả quan trọng như sau:
- Năm 1985 là năm thành lập Chi nhánh NHNT Hà Nội vốn huy động là 53,4 tỷ đồng; dư nợ tớn dụng là 13,9 tỷ đồng, thì đến cuối năm 2005 huy động vốn của Chi nhánh đạt 8.254 tỷ đồng tăng 28,8% so với năm 2004, gấp 154 lần so với năm đầu thành lập. Dư nợ tín dụng đạt 3.518 tỷ đồng tăng 8.95% so với năm 2004, gấp 250 lần so với năm 1985. Kim ngạch thanh toán xuất khẩu đạt 153,87 triệu USD tăng 33,63% so với năm 2004, gấp 170 lần năm 1985.
- Hàng loạt sản phẩm dịch vụ mới của Ngân hàng đã được cung cấp cho khách hàng và nền kinh tế, trong đó có phát hành và sử dụng thẻ tín dụng và thẻ rút tiền mặt tự động. Đến cuối năm 2005, NHNT Hà Nội đã phát hành 58.417 thẻ ATM. Số lượng phỏt hành thẻ tín dụng tính đến cuối năm 2005 là 3.250 thẻ. Số lượng khách hàng giao dịch ở NHNT Hà Nội tăng lên nhanh chóng. Hiện nay, có 646 pháp nhân và thể nhân quan hệ tín dụng và tên 43 ngàn khách hàng mở tài khoản giao dich tại NHNT Hà Nội.
- Từ khi thành lập, NHNT Hà Nội luôn thực hiên đầy đủ nghĩa vụ ngân sách Nhà nước được Tổng cục thuế và UBND Thành phố tặng bằng khen về thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế qua các năm. Với những thành tích cao trong hoạt động, trong những năm qua NHNT Hà Nội đã vinh dự được nhận nhiều danh hiệu thi đua của Nhà nước và các cấp, các ngành tặng cho tập thể và cá nhân cán bộ nhân viên NHNT Hà Nội.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng
Đến ngày 31/12/2005 số lao động Chi nhánh thực hiện là 264 người, trong đó nữ 213 người chiếm 66%, cán bộ trẻ dưới 30 tuổi có 238 người chiếm 74%. Với trình độ lao động như sau: Tiến sỹ: 1 người; Thạc sỹ: 35 người (Trong đó đang nghiên cứu sinh: 2 người); Trình độ đại học: 211 người; Trình độ cao đẳng, trung cấp: 17; Và 70 cán bộ mới được tuyển dụng tháng 12/2005
Như vậy tính đến ngày 31/12/2005 Chi nhánh NHNT Hà Nội có tổng số 322 cán bộ nhân viên với mạng lưới kinh doanh hoạt động gồm:
Chi nhánh cấp 1 có: Ban giám đốc, 10 phòng và 1 chuyên môn; 04 Chi nhánh cấp 2: Chi nhánh cấp 2 Thành Công có 3 phòng; Chi nhánh cấp 2 Cầu Giấy có 3 phòng; Chi nhánh cấp 2 Chương Dương có 3 phòng; Chi nhánh cấp 2 Ba Đình có 3 phòng. 05 phòng Giao dịch.
Giám dốc
P.Giám đốc
P.Quản lý rủi ro
P.Kế toán và dịch vụ Ngân hàng
P.Hành chính ngân quỹ
P.Quan hệ khách hàng
P.Quan hệ khách hàng
CNcấp 2 Thành Công
Tổ quản lý vốn
Các phòng giao dịch
P.dịch vụ khách hàng
Cn cấp 2 Chương dương
Tổ tín dụng thể nhân
P.kiểm tra nội bộ
P.Thanh toán XNK
P.Giám đốc
P.Hành chính ngân quỹ
Ph.thanh t toán thẻ
P.Kế toán và dịch vụ Ngân hàng
P.Quan hệ khách hàng
CNcấp 2 Cầu giấy
Cncấp 2 Ba Đình
P.Hành chính ngân quỹ
P.Kế toán và dịch vụ Ngân hàng
P.Quan hệ khách hàng
Tổ quản lý nợ
P.Hành chính ngân quỹ
P.Kế toán và dịch vụ
P.Tin học
p.hành chính nhân sự
P.Ngân quỹ
P.Kế toán rài chính
P.Quan hệ khách hàng
Nhìn chung bộ máy tổ chức gọn, cán bộ có trình độ kiến thức cần thiết và phù hợp để đảm bảo công tác chuyên môn. Kỷ luật lao đông nghiêm túc, phong cách phục vụ khách hàng luôn được chú trọng nâng cao.
Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của cán bộ các bộ phận
Ban Giám đốc: Có 3 đồng chí, trong đó: 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc.
Giám đốc là người đứng đầu chịu trách nhiệm lãnh đạo chung và là người thay mặt của Ngân hàng trong các quan hệ với đối tác. Giám đốc chịu trách nhiệm về toàn bộ tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng như việc thực hiện nghĩa vụ đối với NHNT Việt Nam.
Một phó giám đốc chịu trách nhiệm lãnh đạo chung các phòng kinh doanh phòng nguồn vốn.
Một phó giám đốc phụ trách quản lý các phòng: tiền tệ kho quỹ, kế toán thông tin điện toán, kinh doanh đối ngoại, hành chính.
Phòng Quan hệ khách hàng (QHKH)
Có chức năng và nhiệm vụ: Phát triển kinh doanh, củng cố và mở rộng quan hệ có hiệu quả đối với các khách hàng là Doanh nghiệp trên địa bàn thuộc quyền quản lý hiện tại cua Chi nhánh.
Phòng quản lý rủi ro tín dụng
Có chức năng và nhiệm vụ: Rà soát và quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng xuống mức có thể chấp nhận được.
Phòng Dịch vụ Ngân hàng
Có chức năng và nhiệm vụ: Huy động tiết kiệm đồng Việt Nam và ngoại tệ; Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu đồng Việt Nam và ngoại tệ; Trả tiền kiều hối, moneygram; Mua ngoại tệ của khách vãng lai, bán ngoại tệ theo hộ chiếu, chuyển tiền đi nước ngoài; Nhận gửi và thanh toán sec nhờ thu của cá nhân; Quản lý đại lý thu hồi ngoại tệ; Trực tiếp thu chi tiền mặt của khách hàng gửi, rút tiền tiết kiệm VNĐ, ngoại tệ, kỳ phiếu ngoại tệ, tài khoản ngoại tế cá nhân.
Phòng Thanh toán thẻ
Có chức năng và nhiệm vụ: Phát hành và thanh toán các loại thẻ Vietcombank theo thể lệ quy định. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ đại lý thanh toán thẻ do nước ngoài phát hành. Thực hiện chức năng marketing khách hàng về thẻ. Phát triển và quản lý các cơ sở chấp nhận thẻ, quản lý các máy rút tiền tự động ATM được giao.
Phòng Ngân quỹ
Có chức năng và nhiệm vụ: Thu chi kiểm đếm toàn bộ đồng Việt Nam, ngoại tệ của khách hàng có mở tài khoản hoạt động tại Chi nhánh; Giúp các đơn vị nhận biết ngoại tệ thật giả; Tham gia Ban quản lý quỹ ATM; Quản lý kho quỹ của Chi nhánh.
Phòng Thanh toán Xuất Nhập khẩu
Có chức năng và nhiệm vụ: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu, bao gồm: Mở L/C và thanh toán hàng xuất, nhập khẩu; Chuyển tiền đi nước ngoài; Nhờ thu hàng nhập khẩu; Thông báo L/C xuất khẩu; Kiểm tra chứng từ L/C hàng xuất; Thanh toán L/C hàng xuất; Nhận và xử lý L/C hàng xuất; Quản lý mẫu chữ ký của Ngân hàng nước ngoài; Làm các báo cáo thanh toán hàng xuất và nhập; Bảo lãnh trong nước và ngoài nước; Giữ tài khoản ký quỹ L/C hàng nhập; Giữ tài khoản ngoại bảng L/C nhập khẩu và xuất khẩu; Giữ tài khoản ngoại bảng nhờ thu nhập khẩu, xuất khẩu; Giữ tài khoản trung gian tài trợ thương mại; Giữ tài khoản cho vay chiết khấu; Giữ tài khoản bảo lãnh trong nước và nước ngoài.
Phòng Kế toán Tài chính
Có chức năng và nhiệm vụ: Xử lý nghiệp vụ chuyển tiền, quản lý tài khoản k...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Vietinbank Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam sau M&A Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao sự gắn bó của nhân viên với tổ chức tại công ty pfizer việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu PNJ Silver theo định hướng khách hàng tại thị trường Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top