daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty hà thành trong điều kiện Việt Nam là thành viên chính thức của WTO

LỜI MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Có thể thấy toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu khách quan chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Trước những tiến bộ hiện nay của nền kinh tế thế giới cùng sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, để có thể tồn tại và phát triển, mỗi quốc gia đều cần có sự chủ động, tích cực, sáng tạo tham gia vào hội nhập kinh tế với các nước khác trên thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng của việc hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã có những bước chuyển mình đáng kể trong những năm qua. Bằng những nỗ lực của mình, Việt Nam đã ngày càng chiếm một vị thế quan trọng trên trường quốc tế.
Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Đây là một trong những kết quả quan trọng của quá trình thực hiện chính sách chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Gia nhập WTO mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội mới cũng như những thách thức mới. Để đối mặt với những thách thức đó và chiến thắng trong cạnh tranh hiện nay, các doanh nghiệp nước ta đã có những bước đi cụ thể và có rất nhiều doanh nghiệp đã đạt được thành công trên con đường hội nhập.
Thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, trong những năm qua các doanh nghiệp đã không ngừng tăng cường mở rộng hoạt động xuất khẩu vì xuất khẩu có một vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển, tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện phát triển nhập khẩu và cơ sở hạ tầng… Các doanh nghiệp đã nhanh chóng nắm bắt các cơ hội để có thể mở rộng thị trường XK nhằm đem về lợi nhuận lớn nhất cho doanh nghiệp của mình. Công ty Hà Thành cũng không nằm ngoài số đó. Là một doanh nghiệp thuộc Quân khu thủ đô, Bộ quốc phòng, công ty Hà Thành cũng chủ trương mở rộng thị trường xuất khẩu của mình nhằm đem về nhiều lợi nhuận hơn cho công ty. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu, trong những năm qua công ty luôn chú trọng đến việc làm sao có thể làm tăng thị trường xuất khẩu của mình. Vì xuất khẩu tăng nhanh sẽ tạo ra thị trường tiêu thụ của công ty, giúp công ty có thêm nhiều bạn hàng làm ăn… Đặc biệt với việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO nếu công ty không tự mình chủ động hội nhập, không có chiến lược phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu thì không thể kinh doanh thành công và hiệu quả được. Tuy nhiên việc mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty còn gặp phải rất nhiều khó khăn do gia nhập WTO khiến cho mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng gia tăng. Điều đó chứng tỏ rằng gia nhập WTO đem lại cho các công ty Việt Nam nói chung và công ty Hà Thành nói riêng rất nhiều cơ hội và thách thức. Cơ hội thì cần nhanh chóng nắm bắt và không để thách thức làm cản trở sự phát triển của công ty. Chính vì thế mà công ty Hà Thành đang tập trung vào việc làm thế nào để có thể mở rộng thị trường xuất khẩu của mình. Trên ý nghĩa đó việc chọn đề tài “Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty Hà Thành trong điều kiện Việt Nam là thành viên chính thức của WTO” góp phần quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh của công ty Hà Thành trên trường quốc tế.
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
2.1 Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề xuất các biện pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty Hà Thành trong điều kiện Việt Nam là thành viên chính thức của WTO.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài: Căn cứ vào mục đích nghiên cứu của đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài tập trung vào những vấn đề cơ bản sau:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như sự cần thiết phải mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty Hà Thành trong điều kiện VN là thành viên chính thức của WTO.
- Nghiên cứu và phân tích thực trạng và tình hình sản xuất và kinh doanh xuất khẩu của công ty Hà Thành trong thời gian qua. Từ đó rút ra những ưu điểm, tồn tại của công ty.
- Đề xuất những giải pháp để công ty có thể mở rộng thị trường xuất khẩu của mình trong điều kiện Việt Nam là thành viên chính của WTO.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty Hà Thành.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: thị trường xuất khẩu của công ty Hà Thành bao gồm cả thị trường truyền thống và những thị trường mới, thị trường tiềm năng nước ngoài mà công ty có thể thâm nhập và mở rộng.
- Về thời gian: nghiên cứu hoạt động xuất khẩu của công ty Hà Thành tập trung chủ yếu vào giai đoạn gần đây nhất, cụ thể từ năm 2004 tới nay và cả trong những năm tiếp theo.
V. KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ:
Ngoài mở đầu và kết luận, chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về mở rộng thị trường xuất khẩu và sự cần thiết phải mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty Hà Thành.
Chương II: Thực trạng hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty Hà Thành trong điều kiện Việt Nam là thành viên chính thức của WTO
Chương III: Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty Hà Thành trong điều kiện Việt Nam là thành viên chính thức của WTO.
Trong quá trình nghiên cứu và viết đề tài em còn gặp nhiều khó khăn do kiến thức lý luận còn hạn chế và những khó khăn trong việc thu thập số liệu đánh giá tình hình nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý từ cô giáo hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Hường và bạn đọc để em có thế khắc phục những thiếu sót đó, hoàn thiện thêm kiến thức của mình.
CHƯƠNG I:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY HÀ THÀNH

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
1. Xuất khẩu
1.1. Khái niệm
Trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, cùng với sự phát triển của phân công lao động quốc tế thì thị trường thế giới ngày càng trở nên thống nhất, ranh giới giữa các thị trường nội địa ngày càng trở nên mờ nhạt. Sự xuất hiện của các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia khiến cho mức độ cạnh tranh trên thị trường thế giới càng trở nên gay gắt hơn. Do đó, để có thể tồn tại và phát triển bền vững, các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau đều tìm cách vươn ra kinh doanh trên thị trường nước ngoài. Và hình thức thông thường mà các doanh nghiệp lựa chọn để đem hàng hoá và dịch vụ của mình ra nước ngoài đó là thông qua xuất khẩu. Vậy xuất khẩu là gì?
Theo các nhà kinh doanh quốc tế: “Xuất khẩu là hoạt động đưa các hàng hoá và dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác để bán”.
Tuy nhiên hiện nay với sự xuất hiện của các khu chế xuất - đó là các khu công nghiệp đặc biệt chỉ dành riêng cho việc sản xuất, chế biến những sản phẩm để XK ra nước ngoài, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng XK và hoạt động XK, được thành lập tại những địa bàn có vị trí thuận tiện, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của chính phủ thì khái niệm XK là hoạt động đưa hàng hoá và dịch vụ ra khỏi biên giới quốc gia chỉ mang tính chất tương đối, hàng hoá chỉ cần đưa vào các KCX cũng được coi là XK rồi. Do đó đã xuất hiện khái niệm:“XK hàng hoá là những sản phẩm hữu hình được sản xuất hay gia công tại các cơ sở sản xuất, cơ sở gia công và các KCX với mục đích để tiêu thụ tại thị trường nước ngoài và đi qua hải quan”.
Như vậy có thể định nghĩa một cách khái quát nhất về xuất khẩu như sau:
“Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh thu doanh lợi bằng cách bán sản phẩm hay dịch vụ ra thị trường nước ngoài và sản phẩm hay dịch vụ ấy phải di chuyển ra khỏi biên giới một quốc gia hay đưa vào các khu vực đặc biệt trên lãnh thổ quốc gia xuất khẩu được coi là khu vực hải quan”.
1.2. Các hình thức xuất khẩu
Trong kinh doanh quốc tế hoạt động xuất khẩu được diễn ra dưới 2 hình thức đó là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp:
- XK trực tiếp: là hoạt động bán hàng trực tiếp của một công ty cho các khách hàng của mình ở thị trường nước ngoài. Có 2 hình thức XK trực tiếp:
+ Đại diện bán hàng: là hình thức bán hàng không mang danh nghĩa của mình mà lấy danh nghĩa của người uỷ thác nhằm nhận lương và một phần hoa hồng trên cơ sở giá trị hàng hoá bán được.
+ Đại lý phân phối: là người mua hàng hóa của công ty để bán theo kênh tiêu thụ ở khu vực mà công ty phân định, công ty khống chế phạm vi phân phối, kênh phân phối ở thị trường nước ngoài. Đại lý phải chịu toàn bộ rủi ro liên quan đến việc bán hàng hóa ở thị trường đã phân định và thu lợi nhuận thông qua chênh lệch giữa giá mua và giá bán.
- Xuất khẩu gián tiếp: là hình thức bán hàng hoá và dịch vụ của công ty ra nước ngoài thông qua trung gian tức thông qua người thứ 3. Có 4 trung gian mua bán chủ yếu trong kinh doanh XK:
+ Đại lý: là các cá nhân hay tổ chức thay mặt cho nhà xuất khẩu thực hiện một hay một số hoạt động nào đó ở thị trường nước ngoài.
+ Công ty quản lý xuất khẩu: là các công ty nhận uỷ thác và quản lý công tác xuất khẩu hàng hoá.
+ Công ty kinh doanh xuất khẩu: là công ty hoạt động như nhà phân phối độc lập có chức năng kết nối các khách hàng nước ngoài với công ty xuất khẩu trong nước để đưa hàng hoá ra nước ngoài tiêu thụ.
+ Đại lý vận tải: là các công ty thực hiện dịch vụ thuê vận chuyển và những dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá như khai báo hải quan, áp biểu thuế quan, thực hiện giao nhận chuyên chở và bảo hiểm.
2. Thị trường xuất khẩu
2.1. Khái niệm thị trường
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về thị trường.
Theo góc độ tiếp cận kinh tế học cổ điển: “Thị trường là nơi diễn ra các quá trình trao đổi, mua bán, là tổng số và cơ cấu cung-cầu và điều kiện diễn ra tương tác cung-cầu thông qua mua bán hàng hoá bằng tiền tệ”.
T.Cannon khái niệm: “Thị trường là tập hợp người bán và người mua thoả thuận các điều kiện trao đổi hàng hoá và dịch vụ được tiến hành một cách trực tiếp hay gián tiếp thông qua một mạng lưới trung gian phức hợp để kết nối người mua và người bán ở những vị trí không gian khác nhau”.
Theo quan điểm của các nhà quản lý doanh nghiệp thì: “Thị trường là tập hợp những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp tức là những khách hàng đang mua hay có thể sẽ mua sản phẩm của doanh nghiệp”.
Dù xuất hiện rất nhiều quan điểm khác nhau về thị trường, tuy nhiên, khái niệm thị trường được định nghĩa một cách tổng quát và đã được các nhà kinh tế học thống nhất như sau: “Thị trường là một quá trình mà trong đó người bán và người mua tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và sản lượng của một hàng hoá hay dịch vụ nhất định”.
2.2. Khái niệm thị trường xuất khẩu
Thị trường thế giới đang diễn ra ngày càng sôi nổi với những hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng đa dạng, phức tạp hơn trong đó thị trường xuất khẩu là một trong những thị trường chủ yếu, đóng vai trò hết sức quan trọng trong thương mại quốc tế, giúp các quốc gia tăng trưởng, phát huy được những lợi thế so sánh của quốc gia mình.
Thị trường xuất khẩu mang những đặc điểm của thị trường nói chung và những đặc điểm riêng có của nó.
Thị trường xuất khẩu được định nghĩa như sau: “Thị trường xuất khẩu là tập hợp người mua và người bán có quốc tịch khác nhau tác động với nhau để xác định giá cả, số lượng hàng hoá mua bán, chất lượng hàng hoá và các điều kiện mua bán khác theo hợp đồng, thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ mạnh và phải làm thủ tục hải quan qua biên giới”.
2.3. Phân loại thị trường xuất khẩu
Có rất nhiều căn cứ để phân loại thị trường xuất khẩu. Việc phân loại thị trường xuất khẩu sẽ tạo điều kiện cho các DN xác định rõ loại thị trường, có thể phân chia thị trường của mình thành các nhóm thị trường nhỏ hơn. Trên cơ sở đó xây dựng được những cách, kế hoạch kinh doanh phù hợp.
- Nếu căn cứ vào vị trí địa lý thị trường xuất khẩu chia thành:
+ Thị trường Châu lục
+ Thị trường khu vực
+ Thị trường nước và vùng lãnh thổ
- Căn cứ vào lịch sử quan hệ ngoại thương:
+ Thị trường truyền thống: là thị trường mà từ lâu doanh nghiệp đã xuất khẩu sản phẩm của mình sang thị trường này
+ Thị trường hiện có: là thị trường mà hiện tại doanh nghiệp đang xuất khẩu sản phẩm của mình.
+ Thị trường mới: là thị trường mà doanh nghiệp mới xuất khẩu sản phẩm của mình. Những mặt hàng mà doanh nghiệp xuất khẩu trên thị trường này còn mới mẻ, thị phần chưa cao.
+ Thị trường tiềm năng: là thị trường mà doanh nghiệp nhận thấy có thể xuất khẩu hàng hoá thành công trên thị trường này.
- Căn cứ vào kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu:
+ Thị trường xuất siêu
+ Thị trường nhập siêu
- Căn cứ vào dung lượng và sức mua của thị trường
+ Thị trường xuất khẩu có sức mua lớn
+ Thị trường xuất khẩu có sức mua trung bình
+ Thị trường xuất khẩu có sức mua thấp
- Căn cứ vào sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu và của các doanh nghiệp nước xuất khẩu:
+ Thị trường xuất khẩu có ưu thế cạnh tranh
+ Thị trường xuất khẩu không có ưu thế cạnh tranh
- Căn cứ vào loại hình cạnh tranh trên thị trường:
+ Thị trường độc quyền
+ Thị trường độc quyền “nhóm”
+ Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
+ Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo
- Căn cứ vào mức độ mở cửa của thị trường, mức bảo hộ, tính chặt chẽ và khả năng xâm nhập thị trường:
+ Thị trường “khó tính”
+ Thị trường “dễ tính”
- Căn cứ vào mức độ hạn chế xuất khẩu:
+ Thị trường xuất khẩu theo hạn ngạch
+ Thị trường xuất khẩu phi hạn ngạch
2.4. Phân biệt thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước:
2.4.1. Về dung lượng thị trường:
Thị trường xuất khẩu có dung lượng lớn hơn thị trường trong nước. Một doanh nghiệp có thể xuất khẩu sản phẩm của mình cùng một lúc sang nhiều thị trường nước ngoài khác nhau để đáp ứng nhu cầu trên các thị trường đó. Thị trường nước ngoài với những nhu cầu, thị hiếu, phong tục tập quán phong phú, đa dạng khác với thị trường trong nước, nếu doanh nghiệp nào biết phát hiện, khơi gợi, nắm bắt nhu cầu và thoả mãn nhu cầu với chất lượng cao thì doanh nghiệp đó sẽ chiến thắng trên thị trường đó. Do đó doanh nghiệp nào cũng muốn vươn xa và vươn sâu hơn nữa trên thị trường thế giới.
2.4.2. Về giá cả:
Khi các công ty xuất khẩu ra nước ngoài, họ phải đối đầu với việc xác định giá cả. Thông thường giá các hàng hoá XK ra nước ngoài sẽ lớn hơn giá các hàng hoá đó nếu như bán trong nước vì khi XK, các công ty phải cộng thêm vào giá xuất xưởng hàng hoá đó những loại phí như: phí vận chuyển, thuế quan, tiền lời cho nhà xuất khẩu, tiền lời cho nhà bán sỉ, tiền lời cho nhà bán lẻ… tuỳ từng trường hợp vào các chi phí tăng thêm này cũng như những rủi ro về biến động tiền tệ, giá cả XK sản phẩm ở thị trường nước ngoài có thể phải bán nhiều hơn gấp hai đến năm lần ở trong nước nhằm đảm bảo mức doanh lợi cho nhà xuất khẩu. Hơn nữa các công ty phải tốn thêm các khoản chi phí để tìm hiểu luật pháp, tập quán, sở thích… của người tiêu dùng nước ngoài, điều đó cũng khiến cho hàng hoá xuất khẩu có giá cả cao hơn so với bán ở trong nước.
2.4.3. Về cạnh tranh:

KẾT LUẬN
Công ty Hà Thành là một công ty uy tín, được đánh giá cao trên thị trường Việt Nam. Trong những năm qua, công ty đạt được nhiều thành tích đáng kể. Đó là nhờ vào việc công ty đã chú trọng vào khâu mở rộng thị trường xuất khẩu, tìm kiếm bạn hàng mới, đối tác mới và thị trường xuất khẩu mới tiềm năng. Đến nay, quy mô thị trường xuất khẩu của công ty ngày càng nhiều, doanh số xuất khẩu không ngừng tăng lên và hoạt động xuất khẩu ngày càng được quan tâm hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công mà công ty xuất nhập khẩu Hà Thành đạt được, còn những tồn tại trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu ra nước ngoài. Dó đó, công ty cần có những nghiên cứu để đưa ra các giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu nhằm nhanh chóng bắt nhịp với nhu cầu thị trường ngày càng cao, đáp ứng được thị hiếu đa dạng của khách hàng trên thế giới và làm tăng vị thế của công ty trên thị trường trong nước và quốc tế.
Trên góc độ chung, chuyên đề thực tập về đề tài “Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty Hà Thành trong điều kiện Việt Nam là thành viên chính thức của WTO” đưa ra cách nhìn nhận tổng thể về việc mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty. Chuyên đề đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận chung về xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu, sự cần thiết phải mở rộng thị trường XK của công ty Hà Thành cũng như phân tích được thực trạng mở rộng thị trường XK của công ty Hà Thành đồng thời rút ra được những ưu điểm và tồn tại của hoạt động mở rộng thị trường XK. Từ đó, chuyên đề xin đề xuất các giải pháp khắc phục tồn tại của công ty, góp phần đưa công ty phát triển đi lên ngày càng vững mạnh và trở thành một trong những công ty xuất nhập khẩu uy tín nhất tại Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh doanh quốc tế (tập1), PGS.TS Nguyễn Thị Hường, NXB lao động - xã hội, 2001.
2. Giáo trình Kinh doanh quốc tế (tập 2), PGS.TS Nguyễn Thị Hường, NXB lao động - xã hội 2003.
3. Kỹ thuật nghiên cứu thị trường xuất khẩu, TS. Dương Hữu Hạnh, NXB Thống kê 2006.
4. Thương mại quốc tế và phát triển thị trường xuất khẩu, PGS.TS Nguyễn Duy Bột, NXB Thống kê 2003.
5. Marketing quốc tế, PTS. Nguyễn Cao Văn, NXB Giáo dục Hà Nội – 1999
6. Các chiến lược và các kế hoạch Marketing xuất khẩu, TS. Dương Hữu Hạnh, NXB Thống kê, 2005.
7. Những tư duy mới về thị trường, TS. Hoàng Thế Trụ, NXB Thống kê, 1997.
8. Marketing thương mại tập 1, PTS.Nguyễn Bách Khoa, ĐH Thương mại.
9. Giáo trình Luật thương mại quốc tế, TS. Trần Thị Hòa Bình - TS. Trần Văn Nam, NXB Lao động - xã hội, 2006.
10. Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty dệt len Mùa Đông, LV43-08 KTQT.
11. Mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm may và vải không dệt của công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội, LV44-44 KTQT
12. Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế/ Lâm Thị Quỳnh Anh, Ths.1588.
13.
14.
15.
16.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

XNK : Xuất nhập khẩu
XK : Xuất khẩu
NK : Nhập khẩu
KD : Kinh doanh
DN : Doanh nghiệp
CSH : Chủ sở hữu
LĐ : Lao động
GĐ : Giám đốc

LỜI MỞ ĐẦU 1
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
V. KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ: 3
CHƯƠNG I: 4
LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY HÀ THÀNH 4
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 4
1. Xuất khẩu 4
2. Thị trường xuất khẩu 6
II. MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 9
1. Khái niệm và các cách mở rộng thị trường xuất khẩu 9
2. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ mở rộng thị trường xuất khẩu 11
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu 13
4. Nội dung hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu 22
III. SỰ CẦN THIẾT MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XK CỦA CÔNG TY HÀ THÀNH TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CHÍNH THỨC CỦA WTO 29
1. Sự cần thiết phải mở rộng thị trường XK đối với các DN nói chung 29
2. Sự cần thiết phải mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty Hà Thành 32
3. Sự cần thiết phải mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty Hà Thành trong điều kiện Việt Nam là thành viên chính thức của WTO 33
CHƯƠNG II:3THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XK CỦA CÔNG TY HÀ THÀNH TRONG ĐIỀU KIỆN VN LÀ THÀNH VIÊN CHÍNH THỨC CỦA WTO 35
I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY HÀ THÀNH 35
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Hà Thành 35
2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý 39
3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 43
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 1.1: Cơ cấu nhân lực của công ty qua 3 năm 2005-2007 44
Bảng 1.2: Cơ cấu thiết bị của công ty đến năm2007 46
Bảng 1.3: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2005-2007 47
Bảng 1.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Hà Thành 49
Bảng 2.1: Cơ cấu XK của Công ty Hà Thành theo thị trường 54
Biểu đồ 2.1. Kim ngạch xuất khẩu của công ty 2004-2007 55
Bảng 2.2: Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty 2004-2007 56
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu thị trường XK chủ yếu của công ty Hà Thành 2005-2007 58
Biểu đồ 2.2. Kim ngạch xuất khẩu của thị trường Nhật 2005-2007 59
Biểu đồ 2.3. Kim ngạch xuất khẩu của thị trường Đài Loan 2005-2007 60
Biểu đồ 2.4: Kim ngạch xuất khẩu của thị trường Úc 2005-2007 61
Bảng 3.1: Dự kiến sản lượng xuất khẩu của công ty Hà Thành từ 2008-2010 81
Biểu đồ 3.1: Dự kiến tổng doanh thu xuất khẩu của công ty H à Thành đến năm 2010 81

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp hoàn thiện các chương trình du lịch nội địa của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp mở rộng hoạt động bao thanh toán nội địa của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I Luận văn Kinh tế 0
S Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh VietinBank Ninh Bình Luận văn Kinh tế 2
S Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty thương mại xây Luận văn Kinh tế 0
J Giải pháp thu hút việc mở và sử dụng tài khoản cá nhân để phát triển phương thức thẻ tại NHNo&PTNT h Luận văn Kinh tế 0
B Giải pháp mở rộng cho vay, gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Y Luận văn Kinh tế 0
L Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng ở chi nhánh NHNo & PTNT Tam Trinh Luận văn Kinh tế 0
W Giải pháp mở rộng cho vay đối với cho vay trả góp mua ôtô của VPBank - Phòng giao dịch Trần Duy Hưng Luận văn Kinh tế 0
T Giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng tín dụng xuất nhập khẩu tại NHNT Hà Nội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top