ducthanh1109

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp đề hàng dệt may Việt Nam vượt qua rào cản kỹ thuật của EU





MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG EU VÀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – EU 3
1.1. Khái quát thị trường EU 3
1.1.1. Lịch sử hình thành thị trường EU 3
1.1.2. Đặc điểm mô hình hợp tác kinh tế của EU 6
1.1.3. Đặc điểm của thị trường EU 8
1.2. Quan hệ thương mại Việt Nam EU 11
CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG EU VÀ THỰC TRẠNG VƯỢT QUA CÁC RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA EU ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 14
2.1. Tổng quan về tình hình xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường EU 14
2.1.1. Khái quát về ngành dệt may Việt Nam 14
2.1.2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU 20
2.2. Thực trạng vượt qua các rào cản kỹ thuật của EU đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam 23
2.2.1. Các loại rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may 23
2.2.2. Một số rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may tại thị trường EU. 25
2.3. Những biện pháp mà Việt Nam áp dụng để vượt qua rào cản kỹ thật đối với hàng dệt may của EU để thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may 31
2.3.1. Những biện pháp từ phía chính phủ 31
2.3.2. Những biện pháp từ phía các doanh nghiệp 35
2.4. Đánh giá tình hình đối phó với các rào cản kỹ thuật của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tại thị trường EU 36
2.4.1. Thành công của các biện pháp vượt rào cản của Việt Nam 36
2.4.2. Những tồn tại trong việc thực hiện các biện pháp vượt rào 37
2.4.3. Nguyên nhân 38
CHƯƠNG 3 : TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VƯỢT QUA RÀO CẢN KỸ THUẬT VÀO THỊ TRƯỜNG EU 39
3.1. Triển vọng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU 39
3.2. Một số giải pháp chủ yếu để hàng dệt may Việt Nam vượt qua rào cản kỹ thuật của EU 40
3.2.1. Giải pháp từ phía chính phủ 40
3.2.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp 41
3.2.3. Giải pháp từ phía Hiệp hội Dệt may 44
KẾT LUẬN 46
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n, Công ty may Thăng Long, An Phước, …)
Về đầu tư: được nhà nước xác định là ngành kinh tế mũi nhọn nên ngành dệt may đã và đang được chú trọng đầu tư thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3. Vốn đầu tư toàn ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010
Đơn vị: Tỷ đồng
Vốn đầu tư
Toàn ngành
Vinatex
Tổng chi phí đầu tư
30.000
9.500
Trong đó
Đầu tư xây dựng
2.550
900
Đầu tư trang thiết bị
18.000
5.800
Đầu tư các lĩnh vực khác
1.500
500
Chi phí phát sinh
1.500
500
Chi phí nhân công
6.450
1.800
Nguồn: Bộ công thương
Tuy nhiên theo như phân tích ở trên thì ta thấy ngành vẫn còn những tồn tại cần khắc phục. Thứ nhất là về khả năng đáp ứng nguyên phụ liệu trong nước, thứ hai là chất lượng và mẫu mã sản phẩm cần được nâng cao hơn nữa mới có thể đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước, có thể vượt qua được những rào cản kỹ thuật của thị trường đối tác. Thứ ba cần đầu tư hơn nữa vào đổi mới trang thiết bị, nâng cao năng suất lao động.
Về tình hình xuất khẩu: trong những năm gần đây ngành dệt may đã có những đóng góp to lớn vào nền kinh tế nước ta nói chung và vào kim ngạch xuất khẩu nói riêng, xuất khẩu dệt may đã mang về nguồn thu ngoại tệ lớn cho nước nhà. Có thể thấy sự phát triển rõ rệt của ngành dệt may qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.4. KNXK hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2004 – 2009
Đơn vị: Tỷ USD
Năm
Ngành dệt may
Tổng KNXK
%KNXKDM/ Tổng KNXK
KNXK
Tăng (%)
KNXK
Tăng (%)
2004
4,3
19,44
26,5
31,5
16,23
2005
4,8
11,63
32,2
21,6
14,9
2006
5,8
20,83
39,6
22,8
14,65
2007
7,8
34,48
48,5
22,5
16,08
2008
9,12
16,92
65
33,9
14,03
2009
10
9,65
76,7
18
13,04
Nguồn: Bộ Công thương
Nhìn vào bảng trên ta thấy xuất khẩu hàng dệt may liên tục tăng qua các năm từ 2004 – 2009. Năm 2004 tốc độ tăng là 19,44% so với năm 2003, từ năm trước đó đến năm 2004 xuất khẩu dệt may Việt Nam tăng mạnh là do Việt Nam đã kỹ hiệp định thương mại Việt – Mỹ (BTA) đã có tác đông rõ rệt lên hoạt động xuất khẩu dệt may. Nhưng sang đến năm 2005, tốc độ tăng giảm hẳn chỉ còn 11,63% KNXK đạt 4,8 tỷ USD thấp hơn so với mục tiêu toàn ngành đề ra là 5,2 tỷ USD. Năm 2005 là năm EU dỡ bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam nhưng do hạn ngạch giữa các thành viên WTO cũng đã được bãi bỏ từ ngày 1/1/2005 trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ,… Mặt khác hàng dệt may Việt Nam lại chưa đủ sức để cạnh tranh với hàng dệt may của các nước này, do vậy mà kim ngạch xuất khẩu không tăng mạnh. Sang năm 2006 thì KNXK đã tăng trưởng trở lại đạt 5,8 tỷ USD tăng lên 1 tỷ so với năm 2005 với tốc độ tăng đạt 20,83%. Đặc biệt năm 2007 là bước nhảy vọt của dệt may Việt Nam, tốc độ tăng lên đến 34,48% so với năm 2006 vượt mức chỉ tiêu lên đến 7 tỷ USD. Mặc dù trong năm 2007 ngành dệt may Việt Nam đã phải đối mặt với không ít khó khăn đó là sản phẩm dệt may Việt Nam bị giám sát chông bán phá giá tại thị trường Mỹ làm sản phẩm bị mất tính cạnh tranh. Nhưng nhờ có sự nỗ lực không ngừng từ phía chính phủ, hiệp hội và các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm và đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của các thị trường lớn (EU, Mỹ, Nhật Bản) mà KNXK hàng dệt may vẫn tăng đột biến. Việt Nam đã lọt vào tốp 10 nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu dệt may lớn nhất Thế giới. Sang những năm tiếp theo 2008, 2009 sự tăng trưởng vẫn được duy trì, tuy nhiên tốc độ tăng chậm lại do xu hướng các nước nhập khẩu (EU, Mỹ,…)ngày càng giảm dần và xóa bỏ hàng rào thuế quan mà thay vào đó là các hàng rào phi thuế như các rào cản kỹ thuật. Các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam đang dần phải thích nghi với các rào cản đó.
Xét về cơ cấu thị trường : tính đến nay các thị trường xuất khẩu dệt may trụ cột của Việt Nam vẫn là EU, Mỹ, Nhật Bản. Trong đó Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của dệt may Việt Nam (56,10%) sau đó là EU (18,70) và Nhật Bản (9,00%) thể hiện rõ qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu thị trường nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam
(năm 2008)
Nguồn: Niên giám thống kê
2.1.2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU
Hiện nay EU đang là thị trường xuất khẩu quan trọng thứ hai (sau Mỹ) của Việt Nam, chiếm 23% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam (năm 2008). các bạn hàng truyền thống của Việt Nam thuộc khối EU như Đức, Pháp, Anh, Hà Lan... Năm 2003, xuất khẩu của Việt Nam sang EU chỉ đạt 2,3 tỷ Euro thì đến năm 2008 con số này đã tăng lên 7,7 tỷ Euro trong đó xuất khẩu hàng may mặc chiếm tỷ lệ cao.
Ta có thể theo dõi kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU qua bảng sau:
Bảng 2.5. kim ngạch xuất khẩu của EU giai đoạn 2005 - 2009
Đơn vị triệu USD
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
KNXK
841
1243
1489
1704
2000
Tăng (%)
27,61
47,9
16,57
15,8
19,19
Nguồn: Niên giám thống kê
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU tăng đều qua các năm nhưng tốc độ tăng không ổn định. Năm 2006 có KNXK là 1243 triệu USD với tốc độ tăng là 47,9%, sang đến năm 2007 KNXK vẫn tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm hẳn lại chỉ còn là 16,57%. Tốc độ tăng tiếp tục giảm trong năm 2008 những vẫn giữ được KNXK tăng và năm 2009 tốc độ tăng lấy lại được vị trí cân bằng tăng 19,19%. Mặc dù có những biến đổi nhưng EU vẫn được đánh giá là thị trương đầy tiềm năng của xuất khẩu dệt may Việt Nam, chỉ tiêu đặt ra cho năm 2010 KNXK vào thị trường này đạt 2,2 tỷ USD.
Tính riêng năm 2009, trong tháng 7 đầu năm kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU đạt 187,8 triệu USD, tính chung 7 tháng đầu năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 939,40 triệu USD. Trong đó chủng loại mặt hàng dệt may có kim ngạch xuất khẩu tăng phát triển nhất sang EU là bít tất, với giá trị xuất khẩu là 3.143,857 USD, tăng 122,6% so với cùng kì năm 2008. Đứng thứ hai là mặt hàng vải, với giá trị đạt 13.764,620 tăng 63,9%. Ngoài ra còn một số mặt hàng tăng khá cao so với cùng kì năm trước như là quần áo trẻ em, áo len, quần áo ngủ, áo khoác và váy với các giá trị tăng lần lượt là 50,2%; 42,5%; 27,5% và 26,4%. Tuy nhiên cũng phải kể đến một số mặt hàng giảm khá mạnh so với cùng kì năm ngoái như quần áo bảo hộ lao động (giảm 30,6% tương đương với 11.676,834 USD), quần áo thể thao (giảm 27,9%), mặt hàng khăn cũng giảm khá mạnh 25,14%. Trong điều kiện phải cạnh tranh gay gắt với hàng dệt may của Trung Quốc, một quốc gia có ngành công nghiệp dệt may phát triển và chủ động được nguyên liều và khả năng đáp ứng nhiều loại sản phẩm hàng hoá, Ngành dệt may Việt Nam đạt được những kết quả trên là đáng ghi nhận.
Mặc dù chất lượng, giá cả, mẫu mã sản phẩm xuất khẩu sang EU được đánh giá khá tốt, nhưng không vì thế mà hàng dệt may của Việt Nam có thể thống lĩnh được thị trường này. Cụ thể là chất lượng của sản phẩm vẫn chưa đạt được đúng tiêu chuẩn của khách hàng, điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty trong việc nâng cao uy tín mở rộng thị trường. Tuy nhiên, thị trường EU tiêu dùng theo tầng lớp nên sản phẩm dệt may Việt Nam thường thích...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện Khoa học Tự nhiên 0
D Thực trạng quản lý chất thải rắn nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp quản lý Khoa học Tự nhiên 1
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hải hậu Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường làng nghề nấu rượu truyền thống xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang Khoa học Tự nhiên 0
D Điều tra ,đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp cải tạo cây xanh trên thành phố Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Vấn đề tranh chấp tên miền và các biện pháp giải quyết Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top