the_ones2001

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Giá trị thặng dư là hòn đá tảng trong học thuyết kinh tế của Mác





Kéo dài thời gian lao động: Giả sử thời gian lao động cần thiết là 4 giờ, hay giá trị của sức lao động là 4 đồng, thời gian lao động thặng dư là 4 giờ và giá trị thặng dư là 4 đồng. Toàn bộ ngày lao động là 8 giờ, và biểu hiện trong sản phẩm là 8 đồng. Nếu ngày lao động được kéo dài thêm 2 giờ và giá cả sức lao động không thay đổi, thì đại lượng tương đối của giá trị thặng dư không đổi, giá trị thặng dư sẽ giảm xuống. Như vậy, giá trị thặng dư tăng lên là nguyên nhân làm đại lượng tương đối của giá trị sức lao động giảm. Khi kéo dài ngày lao động cho đến một điểm nhất định, thì sự hao mòn sức lao động tăng lên, người lao động cần nhiều tư liệu sinh hoạt hơn để bù đắp hao mòn đó, do đó, giá cả của sức lao động phải tăng lên, nhưng ngay cả khi giá cả của sức lao động có tăng lên thì giá trị của sức lao động cũng giảm đi tương đối so với giá trị thặng dư.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

t cần thiết cho việc sản xuất ra sức lao động bao gồm cả những tư liệu cho những người thay thế đó, tức là cho con cái của những người lao động.
Muốn người lao động có kiến thức và có thói quen khéo léo trong một ngành lao động nhất định, thì cần tốn một số nhiều hay ít chi phí để đào tạo. Chi phí đào tạo này lại là khác nhau tuỳ theo tính chất phức tạp của lao động. Và chi phí này cũng gia nhập vào tổng số những giá trị được chi phí để sản xuất ra sức lao động.
Vậy giá trị của hàng hoá sức lao động bao gồm:
- Giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động của người công nhân.
- Giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho gia đình người công nhân ( cho những người thay thế của anh ta)
- Chi phí đào tạo người công nhân tuỳ theo tính chất phức tạp của người lao động được đào tạo.
* Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động:
Hàng hoá sức lao động có điểm giống và điểm khác hàng hoá thông thường.
Điểm giống là ở chỗ: hàng hoá thông thường và hàng hóa sức lao động đều có khả năng thoả mãn những nhu cầu nhất định của người mua nó.
Điểm khác là ở chỗ: nếu như hàng hoá thông thường khi đem sử dụng thì cả giá trị và giá trị sử dụng đều bị tiêu hao theo thời gian, thì ngược lại, hàng hoá sức lao động khi đem sử dụng, giá trị sử dụng càng tăng do người công nhân tích luỹ được kinh nghiệm sản xuất
Và giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động. Chính trong quá trình ấy, sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó, tức là tạo ra giá trị thặng dư.
II. Sản xuất ra giá trị thặng dư
Sau khi người sử hữu tiền đã mua được sức lao động của người sở hữu sức lao động, thì người đó tiến hành tiêu dùng sức lao động. Mà việc tiêu dùng sức lao động là lao động. Nên người mua sức lao động tiêu dùng của sức lao động chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động, và trong quá trình ấy sức lao động tạo ra giá trị thặng dư. Do đó, khi đi nghiên cứu về sản xuất giá trị thặng dư, ta sẽ bắt đầu nghiên cứu từ quá trình lao động.
1. Quá trình lao động:
Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người tác động vào tự nhiên bắt tự nhiên phục vụ lợi ích của mình.
Như vậy thì quá trình lao động sẽ là sự kết hợp của 3 yếu tố cơ bản của quá trình lao động, vì sức lao động gắn với con người, mà con người luôn sáng tạo ra tư liệu lao động, đối tượng lao động, đồng thời sử dụng chúng để phục vụ lợi ích của mình.
ở đây, ta cần phân biệt giữa sức lao động và lao động. Nếu như nói đến sức lao động là mới chỉ nói đến khả năng lao động của con người, thì nói đến lao động là nói đến việc tiêu dùng sức lao động, là nói đến việc dùng sức lao động kết hợp với đối tượng và tư liệu lao động để tạo ra của cải vật chất.
- Đối tượng lao động: là những vật mà con người tác động vào trong quá trình lao động. Có thể chia nó thành 2 loại: Một là, loại có sẵn trong tự nhiên như đất đai, các nguồn thuỷ sản, lâm sản… Hai là, loại đã trải qua chế biến, thường tồn tại dưới dạng nguyên, nhiên, vật liệu.
- Tư liệu lao động bao gồm: công cụ lao động và những yếu tố vật chất phục vụ trực tiếp hay gián tiếp quá trình sản xuất như: kho tàng, bến bãi, đường giao thông, thông tin, điện nước… tức là các cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Trong đó, công cụ lao động là những yếu tố tác động trực tiếp vào đối tượng lao động( như máy móc…), nó là yếu tố cơ bản nhất của tư liệu lao động, mà Mác gọi nó là hệ thống “xương cốt” của quá trình lao động sản xuất.
Việc phân biệt giữa đối tượng lao động và tư liệu lao động cũng chỉ là tương đối mà thôi. Đối tượng lao động và tư liệu lao động trong quá trình lao động sản xuất hợp thành tư liệu sản xuất, do đó, có thể nói rằng: quá trình lao động là sự kết hợp của hai yếu tố: sức lao động và tư liệu sản xuất.
Trong quá trình lao động, sức lao động kết hợp với công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động và chuyển toàn bộ giá trị của những tư liệu sản xuất đó vào sản phẩm được tạo ra.
Đi từ cái chung là việc nghiên cứu quá trình lao động, Mác đã đi đến phân tích quá trình sản xuất giá trị thặng dư dưới CNTB.
2.Sản xuất ra giá trị thặng dư:
Để hiểu rõ hơn quá trình sản xuất giá trị thặng dư dưới CNTB, ta hãy xem ví dụ với những giả định khoa học mà Mác đã đưa ra như sau:
Với phương pháp trừu tượng hoá trong nghiên cứu, Mác đã đưa ra các giả định khoa học:
- Nền kinh tế tư bản chỉ là nền kinh tế tái sản xuất giản đơn.
- Giá cả không thay đổi
- Không xét đến ngoại thương.
Ví dụ như trong sản xuất sợi, nhà tư bản đã mua( giả định theo đúng giá trị) 1kg bông giá 1 đông; hao mòn máy móc để kéo 5kg bông thành 5 kg sợi là 1 đồng; tiền công lao động trong 1 ngày 8 giờ là 4 đồng; cứ 4 giờ thì người công nhân kéo được 5 kg bông thành 5 kg sợi;
Nếu sản xuất 5 kg sợi thì nhà tư bản sẽ phải đứng trước một số tiền là 10 đồng.
Để sản xuất ra 5 kg sợi thì cần có 5 kg bông và sự hao mòn của máy móc, và khi 5 kg sợi được sản xuất ra thì không có nghĩa là giá trị của 5 kg bông và phần máy móc hao mòn bị mất đi, mà phần giá trị đó được chuyển nguyên vẹn vào giá trị của 5 kg sợi. Như vậy, giá trị của những tư liệu sản xuất: 5 kg bông và hao mòn máy móc được biểu hiện bằng 6 đồng, là những bộ phận cấu thành giá trị của 5 kg sợi. Chú ý là, người ta chỉ chi phí một thời gian lao động cần thiết trong điều kiện sản xuất xã hội nhất định mà thôi, vì vậy, dù nhà tư bản có sử dụng những tư liệu giá trị sản xuất nào mà có giá trị lớn hơn giá trị 6 đồng như trên đi nữa, thì gia nhập vào giá trị của 5 kg sợi cũng chỉ có 6 đồng, tức là số lao động xã hội cần thiết của nền sản xuất mà thôi.
Bây giờ chúng ta phải xem xét phần giá trị mà lao động của người công nhân đã kết hợp vào bông. Giả định là muốn sản xuất một lượng trung bình những tư liệu sinh hoạt cần thiết hàng ngày cho một người lao động thì mất 4 giờ lao động trung bình, và giả định rằng 4 giờ lao động trung bình đã được vật hoá trong 4 đồng. Việc nhà tư bản trả 4 đồng cho một ngày lao động của người công nhân là đúng giá trị của sức lao động. Trong quá trình lao động, lao động không ngừng chuyển hoá từ hình thái hoạt động sang hình thái tồn tại, từ hình thái vận động sang hình thái vật thể. Như vậy, 4 giờ lao động xã hội cần thiết, vận động kéo sợi sẽ biểu hiện ra trong một lượng sợi nhất định là 5 kg sợi. Do đó, thành phần giá trị do lao động xã hội cần thiết, và chỉ là lượng vật chất hoá của số giờ lao động xã hội đó mà thôi.
Theo giả định trên, 4 giờ lao động xã hội cần thiết này được vật hoá trong 4 đồng, và theo giả định ban đầu, cứ 4 giờ thì người công nhân kéo được 5 kg bông thành 5 kg sợi, vậy chính việc kéo sợi đã gắn th
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Lý luận giá trị thặng dư được trình bày trong quyển I bộ Tư bản của C.Mác. Ý nghĩa của vấn đề này đố Môn đại cương 0
B [Free] Nghiên cứu về phạm trù giá trị thặng dư Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư. Trong bộ tư bản C. Mác đã phân tích như thế Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Đề tài: phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đã phân tích Tài liệu chưa phân loại 0
A Nội dung cơ bản của học thuyết giá trị thặng dư Tài liệu chưa phân loại 0
C Nhờ hai phát hiện vĩ đại của Mác, Anghen duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư mà chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành có tưởng Tài liệu chưa phân loại 3
D Nghiên cứu quy luật giá trị thặng dư Tài liệu chưa phân loại 2
N Phân tích giá trị thặng dư về mặt chất và mặt lượng. Ý nghĩa thực tiễn rút ra khi nghiên cứu vấn đề Tài liệu chưa phân loại 0
D Máy móc, lao động và quá trình sản xuất giá trị thặng dư Tài liệu chưa phân loại 0
K Lý luận giá trị thặng dư và vận dụng vào nền kinh tế Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top