ha_vy_87

New Member
[Free] Luận văn Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để dạy học chuyên đề giáo dục môi trường cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học

Download Luận văn Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để dạy học chuyên đề giáo dục môi trường cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học miễn phí





Vào thế kỉ 16, những kiến trúc sư người Ý đã làm việc chuyên nghiệp xu hướng nghề nghiệp của họ bằng cách thành lập một Học viện nghệ thuật – The Accademia di San Luca – Rome dưới sự bảo trợ của Giáo hoàng Gregory XIII năm 1577 [28]
Cuộc thi đầu tiên của Học viện được tổ chức vào năm 1656. Cấu trúc của các cuộc thi vào Học viện tương đương với kì thi kiến trúc. Việc thiết kế trong các cuộc thi vào Học viện chỉ là những tình huống giả định. Vì lí do này chúng được gọi là “dự án” – “những dự án với ý định là những bài tập trong tưởng tượng chứ chúng không được dùng để xây dựng” (theo Egbert).
Sau mô hình của Ý, Viện hàn lâm kiến trúc Hoàng gia cũng được thành lập ở Pháp năm 1761, nhiệm vụ của cuộc thi ở đây trở nên phổ biến. Ngoài những cuộc thi “Prix d’Emulation” diễn ra hàng tháng. Với sự giới thiệu của Prix d’Emulatiom, việc đào tạo đã tập trung vào học tập bằng các dự án. Sinh viên phải hoàn thành một vài dự án cấp tháng để được trao tặng huân chương hay được công nhận kết quả. Sự công nhận này hết sức cần thiết để học tiếp thạc sĩ và được trao tặng danh hiệu kiến trúc sư hàn lâm. Với Prix d’Emulatiom năm 1763, sự phát triển ý tưởng dự án thành PP học tập và giáo dục hàn lâm được hoàn thiện.
Học tập bằng các dự án không còn là duy nhất đối với ngành kiến trúc. Đến cuối thế kỉ 18 chuyên ngành cơ khí đã được thành lập và được coi là một bộ phận của các trường đại học công nghiệp và kĩ thuật mới.
Sự lan truyền từ châu Âu sang châu Mĩ và từ ngành kiến trúc đến ngàng cơ khí có ảnh hưởng quan trọng đến việc sử dụng và trang bị cơ sở lí luận cho các PPDH theo dự án.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

n.
1.3..4.2. Cấu trúc của một “case”
Một “case” thường có 3 phần chính:
Phần nội dung: chứa đựng vấn đề cần được phân tích, tìm hiểu, đánh giá.
Phần hệ thống câu hỏi: giúp định hướng người học tìm hiểu và đánh giá vấn đề, vận dụng kết quả tìm hiểu vấn đề vào những tình huống tương tự,...
Phần hướng dẫn tài liệu: chỉ ra các nguồn tài liệu tham khảo giúp người học tìm hiểu các khía cạnh khác nhau của “case”
1.3.4.3. Tổ chức giảng dạy với “case”
Theo Herreid (1994), có thể tiến hành giảng dạy “case” theo các PP sau:
- PP thảo luận (Discussion format)
GV giới thiệu “case” cho lớp, sau đó nêu ra hệ thống câu hỏi để hướng dẫn lớp thảo luận. Trong quá trình thảo luận, GV có thể đưa ra các gợi ý để giúp nội dung thảo luận sôi nổi và đi đúng hướng. Tùy theo nội dung vấn đề mà GV nên hay không nên tổng kết thảo luận và giải đáp câu hỏi.
- PP tranh luận (Debate format)
Thường được dùng trong trường hợp “case” đề cập đến hai quan điểm hay giải pháp trái ngược nhau cho cùng một vấn đề, ví dụ “case” đề cập đến việc uống cà phê là tốt hay có hại cho sức khỏe con người. Để tiến hành tranh luận, GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị ý kiến về một quan điểm hay giải pháp sau đó lần lượt mỗi nhóm trình bày, nhóm kia đưa ra ý kiến phản bác.
- PP công luận (Public hearing format)
Một nhóm người học được chọn để đóng vai chủ tọa đoàn, những HS còn lại có thể nêu lên quan điểm của mình về vấn đề mà “case” đặt ra. Chủ tọa đoàn có thể đặt các qui định cho buổi thảo luận, điều hành tiến trình thảo luận, và cho ý kiến nhận xét về các nội dung trao đổi. GV chỉ đóng vai trò hỗ trợ vào những lúc cần thiết và có thể cho ý kiến đánh giá chung.
- PP tranh tụng (Trial format)
Đây là PP sử dụng hình thức giải quyết vấn đề tựa như các phiên tòa: một số HS (hay cùng GV) đóng vai trò chủ tọa đoàn, một nhóm HS đóng vai trò “bên nguyên đơn”, một số HS đóng vai trò “bên bị đơn”. Ngoài ra còn có một số người học đóng vai “luật sư biện hộc” và “nhân chứng”
- PP nghiên cứu nhóm (Scientific research tearm format)
PP này không chú trọng việc thảo luận như các PP trên mà chủ yếu giúp người học cùng cộng tác để tìm hiểu, giải quyết một vấn đề khoa học, kĩ thuật nào đó. GV đưa ra một “case” với các yêu cầu cụ thể và các câu hỏi dẫn dắt, trên cơ sở đó nhóm HS tìm tòi tài liệu, nghiên cứu, trao đổi,... để đi tìm lời giải.
1.3.4.4. Qui trình hướng dẫn người học
Hầu hết người học sẽ cảm giác bỡ ngỡ khi lần đầu tham gia học tập với PP này, đặc biệt khi họ được yêu cầu phân tích, đánh giá, đưa ra quan điểm / giải pháp riêng của mình về những vấn đề mà “case” đặt ra. Vì vậy, sẽ rất hữu ích nếu GV có hướng dẫn ban đầu về mặt PP. Những hướng dẫn sau đây có thể được cung cấp cho người học trước khi tham gia nhằm giúp họ từng bước đi sâu vào “case” và làm việc nhóm có hiệu quả:
Trình tự nghiên cứu và giải quyết vấn đề:
Nhận diện các vấn đề được đặt ra; đâu là vấn đề chính, đâu là vấn đề phụ.
Nhận diện các dữ kiện có liên quan đến các vấn đề; đâu là dữ kiện chính, đâu là dữ kiện phụ.
Xác định những loại dữ kiện cần được bổ sung để giúp giải quyết vấn đề.
Xây dựng những giả thuyết về vấn đề.
Xác định những yếu tố, nguyên nhân làm vấn đề nảy sinh.
Xây dựng những giải pháp cho vấn đề
Chọn lựa giải pháp tối ưu.
Xây dựng tiến trình giải quyết vấn đề.
Những lưu ý đối với cá nhân khi làm việc nhóm:
Hãy cùng tạo ra không khí thân thiện và hợp tác vì đây là yếu tố quyết định cho sự thành công của nhóm.
Tôn trọng và cố gắng hiểu rõ những ý kiến do bạn bè đề xuất và liên hệ với suy nghĩ của mình. Ghi nhận những điểm hay và chưa hay.
Mạnh dạn đưa ra giải pháp cho vấn đề trên cơ sở suy nghĩ của bản thân và ý tưởng của bạn.
Mạnh dạn phê phán trên tinh thần xây dựng và cầu tiến.
Không nên chuyển sang xây dựng một vấn đề khác khi mà vấn đề đang bàn chưa được giải quyết một cách cơ bản.
2. PPDH theo dự án
2.1. Khái niệm
Vài nét về lịch sử nghiên cứu PPDH theo dự án
Vào thế kỉ 16, những kiến trúc sư người Ý đã làm việc chuyên nghiệp xu hướng nghề nghiệp của họ bằng cách thành lập một Học viện nghệ thuật – The Accademia di San Luca – Rome dưới sự bảo trợ của Giáo hoàng Gregory XIII năm 1577 [28]
Cuộc thi đầu tiên của Học viện được tổ chức vào năm 1656. Cấu trúc của các cuộc thi vào Học viện tương đương với kì thi kiến trúc. Việc thiết kế trong các cuộc thi vào Học viện chỉ là những tình huống giả định. Vì lí do này chúng được gọi là “dự án” – “những dự án với ý định là những bài tập trong tưởng tượng chứ chúng không được dùng để xây dựng” (theo Egbert).
Sau mô hình của Ý, Viện hàn lâm kiến trúc Hoàng gia cũng được thành lập ở Pháp năm 1761, nhiệm vụ của cuộc thi ở đây trở nên phổ biến. Ngoài những cuộc thi “Prix d’Emulation” diễn ra hàng tháng. Với sự giới thiệu của Prix d’Emulatiom, việc đào tạo đã tập trung vào học tập bằng các dự án. Sinh viên phải hoàn thành một vài dự án cấp tháng để được trao tặng huân chương hay được công nhận kết quả. Sự công nhận này hết sức cần thiết để học tiếp thạc sĩ và được trao tặng danh hiệu kiến trúc sư hàn lâm. Với Prix d’Emulatiom năm 1763, sự phát triển ý tưởng dự án thành PP học tập và giáo dục hàn lâm được hoàn thiện.
Học tập bằng các dự án không còn là duy nhất đối với ngành kiến trúc. Đến cuối thế kỉ 18 chuyên ngành cơ khí đã được thành lập và được coi là một bộ phận của các trường đại học công nghiệp và kĩ thuật mới.
Sự lan truyền từ châu Âu sang châu Mĩ và từ ngành kiến trúc đến ngàng cơ khí có ảnh hưởng quan trọng đến việc sử dụng và trang bị cơ sở lí luận cho các PPDH theo dự án.
Quá trình lịch sử nổi bật của PPDH theo dự án được chia thành 5 giai đoạn”
Từ 1590 – 1765: Khởi đầu là việc làm theo dự án ở những trường kiến trúc của châu Âu.
Từ 1765 – 1880: PPDH theo dự án là một PP học tập có qui tắc và được đưa đến Mĩ
Từ 1880 – 1915: Làm việc trong dự án đào tạo thủ công ở các trường phổ thông công lập bình thường.
Từ 1915 – 1965: Định nghĩa lại PPDH theo dự án và đưa nó từ Mĩ quay lại châu Âu.
Từ 1965 đến nay: Khám phá lại ý tưởng về PPDH theo dự án và làm nó phổ biến trên toàn thế giới.
Như vậy, lịch sử phát triển của PPDH theo dự án có thể tóm lược như sau: DHTDA có nguồn gốc từ châu Âu từ thế kỉ 16 (ở Ý, Pháp). Đến thế kỉ 20, các nhà sư phạm Mĩ (Woodward; Richard; J.Dewey, W.Kilpatrick) xây dựng cơ dở lí luận cho PPDH này. Ngày nay, PPDH TDA được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới, trong tất cả các ngành học, cấp học với các tên gọi khác nhau: Project Method, Project base learning.
Khái niệm PPDH THDA
Thuật ngữ “dự án” trong tiếng Anh là “project”, có gốc tiếng Latinh là “projicere” có nghĩa là phác thảo, dự thảo, thiết kế.
Trong từ điển tiếng Việt (của GS Bùi Quang Tịnh và Bùi Thị Tuyết Khanh), dự án (dt): Bản thảo về một...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
K [Free] Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu nông sản của Tổn Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Vận dụng dãy số thời gian để phân tích lượng thép bán ra của công ty thép SIMCO trong giai đo Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Vận dụng lí luận về địa tô của Mac trong luật đất đai thuế nông nghiệp và việc thuê đất ở Việ Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Đề án Chính sách kinh tế mới của lênin và sự vận dụng nó ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Sự vận dụng lí thuyết kinh tế thị trường ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Lí thuyết của chủ nghĩa Mác-LêNin về nền kinh tế thị trường và sự vận dụng lí thuyết đó Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Sự vận dụng lý luận của lênin về CNTB nhà nước ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Vận dụng Marketing trong kinh doanh tại công ty du lịch Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Vận dụng quan điểm toàn diện trong triết học Mac-Lenin để phân tích quá trình chuyển đổi kinh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top