khunglong_1302

New Member

Download Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu và đề xuất ý kiến pháp lý nhằm thực thi tốt pháp luật thuế nhập miễn phí





MỤC LỤC
 
 
A) ĐẶT VẤN ĐỀ 1
B) GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1
I) Khái niệm thuế nhập khẩu và pháp luật thuế nhập khẩu 1
II) Thực trạng áp dụng pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay 2
1) Những kết quả đạt được trong quá trình áp dụng pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam 2
2) Một số điểm còn bất cập tồn tại trong quá trình thực hiện pháp luật thuế nhập khẩu 3
III) Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay 4
1) Pháp luật chưa hoàn thiện, còn nhiều bất cập, kẽ hở. 4
2) Thủ tục hải quan còn rườm rà, phức tạp, gây khó khăn cho công tác quản lý thuế cũng như gây khó khăn cho các đơn vị nhập khẩu 6
3) Ý thức chấp hành pháp luật của chủ thể nộp thuế chưa tốt, thiếu trung thực. 6
4) Cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật còn thiếu và yếu 11
5) Năng lực của đội ngũ cán bộ hải quan còn yếu, một số cán bộ có phẩm chất đạo đức không tốt. 12
IV) Các giải pháp khắc phục. 12
1) Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật 12
2) Các giải pháp nhằm cải cách thủ tục hải quan theo hướng giản đơn, thông thoáng, hiệu quả, hợp lý. 13
3) Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật 14
4) Các giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ hải quan 15
5) Các giải pháp năng cao trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thế nộp thuế 15
C) KẾT LUẬN 15
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005). Theo cách tư duy ngôn ngữ của người Việt thì quy định này dễ gây hiểu sang hướng thuế suất thông thường thấp hơn thuế suất ưu đãi, tức là thuế suất thông thường tối đã bằng 70% thuế suất ưu đãi chứ không phải là 170% theo cách hiểu của nhà làm luật.
Theo quy định này Bộ tài chính chỉ có thể áp dụng mức thuế suất trong khoảng từ 100% đến 170% so với thuế suất ưu đãi của loại hàng hóa tương ứng. Nhưng theo quy định tại điều 92 thông tư 194/2010/TT-BTC ban hành ngày 06/12/2010 thì: “Thuế suất thông thường được áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi”. Như vậy việc áp dụng quy định này là chưa linh hoạt, chưa thực sự hợp lí với những loại hàng hóa nhập khẩu khác nhau. Đồng thời, với những quy định mâu thuẫn nhau như vậy sẽ gây khó khăn trong việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu trên thực tế. Các cá nhân có thẩm quyền sẽ lúng túng khi phải lựa chọn áp dụng Luật hay Nghị định. Theo khoa học pháp lý thì Luật có hiệu lực pháp lý cao hơn Nghị định do vậy sẽ ưu tiên áp dụng Luật, tuy nhiên trên thực tế Nghị định lại là văn bản hướng dẫn Luật, do vậy sẽ có nhiều quy định sát thực với thực tế hơn nên trên thực tế lại ưu tiên áp dụng luật. Điều này sẽ tạo ra sự không thống nhất trong toàn bộ hệ thống, do vậy việc quy định mâu thuẫn như vậy ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thực thi của pháp luật thuế nhập khẩu trên thực tế.
Những quy định của pháp luật thuế còn chồng chéo, gây khó khăn cho việc thực hiện và thực tế quản lí. Như quy định tại điều 15 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 đã đề ra những thời hạn nộp thuế rõ ràng trong khi khoản 1 điều 28 Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2005 lại quy định về kiểm tra, đăng kí hồ sơ hải quan lấy tiêu chí ý thức chấp hành tốt luật này là chính. Khi thực hiện việc thu thuế sẽ gây ra những chồng chéo, phức tạp nhất định cho cả chủ thể nộp thuế và cơ quan thu thuế.
+ Thứ hai: Hệ thống văn bản pháp luật chưa đầy đủ, giá trị pháp lý của các văn bản pháp luật cũng chưa tương xứng với các nội dung điều chỉnh. Trong tình hình hội nhập kinh tế - quốc tế hiện nay, phạm vi của các hoạt động thương mại là rất lớn, có nhiều loại hàng hóa nhập khẩu vào nước ta. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã có những quy định về các biện pháp về thuế bổ sung bổ sung như thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử trong nhập khẩu hàng hóa. Bảo hộ nền sản xuất trong nước là một nội dung quan trọng của pháp luật thuế nhập khẩu nhưng trên thực tế hiện nay Ủy ban thường vụ quốc hội đã ban hành Pháp lệnh về thuế tự vệ năm 2002, Pháp lệnh về thuế chống bán phá giá và Pháp lệnh về thuế trợ cấp, Pháp lệnh về đối xử tối huệ quốc, đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế. Chính phủ đã ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành nhưng có một số quy định chưa phù hợp với các hiệp định của WTO nên trên thực tế thuế chống bán phá giá, thuế đối khánh, thuế chống phân biệt đối xử, thuế tự vệ chỉ mới tồn tại trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, chưa thể đưa vào áp dụng trong thực tiễn. Khi Việt Nam đã gia nhập WTO như hiện nay, nếu những quy định trên không được sửa đổi, bổ sung thì sẽ là một điều bất lợi lớn cho quá trình bảo hộ một cách hợp lí nền sản xuất trong nước.
+ Thứ ba: hiện nay pháp luật chưa có cơ chế nào để kiểm soát việc mang hàng hóa từ nước ngoài về nước của các phi công, tiếp viên hàng không, thủy thủ…Do vậy, họ ngang nhiên mang hàng “xách tay” về nước, các mặt hàng này chủ yếu là máy vi tính, điện thoại, mỹ phẩm, sữa, rượu…Các hàng hóa này khi được xách tay về nước đã trốn được thuế nhập khẩu, do vậy gây thất thu không nhỏ cho ngân sách nhà nước.
+ Thứ tư: Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005 có quy định tại điều 15 như sau: doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu được hưởng ân hạn thuế trong 30 ngày hay 275 ngày (tùy theo loại hình xuất nhập khẩu cụ thể) kể từ ngày đăng ký hải quan. Lợi dụng chính sách này của Nhà nước, nhiều công ty “ma” đã được thành lập nên, sau đó nhập ồ ạt hàng hóa về nước, sau khi tiêu thụ hết thì bỏ trốn làm thất thu hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế của Nhà nước. Đây là một bài toán khó có lời giải cho các nhà làm luật: liệu nên bỏ hay giữ lại chính sách ân hạn thuế này? Chính sách này đã giúp doanh nghiệp giảm bớt khó khăn về vốn, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp ma đã lợi dụng chính sách này để trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Đây cũng là một điểm còn chưa hoàn thiện, cần được khắc phục để pháp luật về thuế nhập khẩu phát huy hiệu quả cao nhất trên thực tế.
+ Thứ năm: Biểu thuế nhập khẩu hiện nay còn quá nhiều mức, cụ thể là 18 mức. Quy định này có ưu điểm là bảo hộ đến từng doanh nghiệp, từng nhóm doanh nghiệp sản xuất nhưng lại làm cho biểu thuế phức tạp, gây khó khăn cho quản lý thuế nhập khẩu là cho biểu thuế nhập khẩu mất tính trung lập. Biểu thuế được xây dựng trên cơ sở danh mục điều hòa HS tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện phân loại hàng hóa. Tuy nhiên do để áp dụng phù hợp với chủ trương bảo hộ sản xuất của một số ngành nên vẫn còn có chi tiết một số mặt hàng chưa phù hợp với cách phân loại của danh mục, chúng ta chưa áp dụng toàn phần hệ thống.
Ngoài ra còn có một số vấn đề như phần dịch thuật chưa chuẩn, một số mặt hàng có thể áp dụng nhiều mã số thuế gây tranh chấp giữa các đối tượng nộp thuế và cơ quan thu thuế, sẽ là kẽ hở cho gian lận, trốn thuế.
Với những bất cập như trên, việc thực thi pháp luật về thuế nhập khẩu trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Chính bản thân pháp luật vẫn chưa phù hợp với thực tế nên đã ảnh hưởng đến việc thực thi trên thực tế, chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Do vậy những bất cập trên cần nhanh chóng được khắc phục.
2) Thủ tục hải quan còn rườm rà, phức tạp, gây khó khăn cho công tác quản lý thuế cũng như gây khó khăn cho các đơn vị nhập khẩu
Những quy định về khung pháp lý liên quan đến quy trình, thủ tục hải quan do các Bộ, ngành và Tổng cục Hải quan ban hành còn chồng chéo, mâu thuẫn, gây khó khăn cho việc thực thu quy trình thủ tục tại cửa khẩu. Theo thống kê, tỷ lệ các văn bản do Tổng cục Hải quan ban hành chỉ chiếm 20% tổng số các văn bản pháp quy mà cơ quan hải quan tại cửa khẩu phải thực hiện. Bên cạnh đó, bộ hồ sơ hải quan hiện nay còn nặng nề, nhiều nội dung trùng lặp gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và cán bộ Hải quan.
Bộ hồ sơ theo quy định hiện nay của hải quan Việt Nam nhiều hơn 4 giấy tờ so với Công ước Kyôtô, gồm: chứng thư giám thị, bản kê khai chi tiết hàng hóa, hợp đồng mua bán hàng hóa, tờ khai trị giá. Hay như quy trình tại khoản 1 điều 15 Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung năm 200...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top