Ellery

New Member

Download Tiểu luận Phân tích làm sáng tỏ những điểm tiến bộ trong các quy định về cách xác định thềm lục địa theo quy định của Công ước luật biển 1982 so với Công ước Giơnevơ 1958 về thềm lục địa miễn phí





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
I. NHỮNG ĐIỂM TIẾN BỘ TRONG CÁC QUY ĐỊNH VỀ CÁCH XÁC ĐỊNH THỀM LỤC ĐỊA THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN 1982 SO VỚI CÔNG ƯỚC GIƠNEVƠ 1958 VỀ THỀM LỤC ĐỊA 2
1. Ranh giới ngoài của thềm lục địa 2
2. Quy chế pháp lý 4
II. ĐÁNH GIÁ SỰ KẾ THỪA, PHÁT TRIỂN VÀ HOÀN THIỆN CỦA CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN 1982 SO VỚI CÔNG ƯỚC GIƠNEVƠ 1958 VỀ THỀM LỤC ĐỊA 6
KẾT LUẬN 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO 8
PHỤ LỤC 9
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Biển và đại dương tuy chưa phải là nơi con người có thể cư trú được nhưng biển và đại dương là nơi bắt nguồn của sự sống và cũng là nơi có nhiều điều kiện rất thuận lợi cho sự sống của con người. Biển và đại dương không chỉ là nơi giao thông thuận lợi mà còn là nơi cung cấp nguồn thực phẩm rất dồi dào. Là kho khoáng sản giàu có vô tận đủ sức thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người nếu như con người sử dụng và bảo tồn nó một cách đúng mực. Nhiều nhà kinh kế đã kết luận “ Nền kinh tế tương lai là nền kinh tế đại dương thế giới”. Chính vì vậy, việc đặt ra các quy phạm pháp lý về biển ngày càng cấp bách. Trước tình hình đó, Liên hợp quốc đã triệu tập hội nghị Luật biển lần thứ nhất tại Giơnevơ năm 1958, đã đi đến 4 Công ước về luật biển. Hội nghị Luật biển lần thứ hai cũng tại Giơnevơ (1960) nhưng không có kết quả. Và gần đây hội nghị Luật biển lần thứ 2 được tiến hành, họp tất cả 11 khóa trong 9 năm và cuối cung đã thông qua Công ước của Liên hợp quốc về luật biển ( sau đây gọi tắt là Công ước 1982).
Thềm lục địa – vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia là một trong những vấn đề quan trọng và hấp dẫn. Tại hội nghị Luật biển lần thứ nhất ở Gionevơ (1958) cùng với kết quả chung, hội nghị đã thông qua “ Công ước về thềm lục địa”. Đây là một trong những văn kiện pháp lý đầu tiên về thềm lục địa. Trong Công ước 1982 cũng quy định một số vấn đề về thềm lục địa.
Với mong muốn tìm hiểu về quy chế pháp lý cũng như cách xác định thềm lục địa trong luật biển quôc tế, em xin chọn đề Phân tích làm sáng tỏ những điểm tiến bộ trong các quy định về cách xác định thềm lục địa theo quy định của Công ước luật biển 1982 so với Công ước Giơnevơ 1958 về thềm lục địa.
Do hiểu biết còn chế, thời gian đào sâu nghiên cứu còn chưa nhiều nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong các thầy cô góp ý, chỉnh sửa để bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Khái niệm thềm lục địa chính thức được nêu ra trong Tuyên bố của Tổng thống Mỹ Truman ngày 28/9/1945, được pháp điển hóa trong Công ước Giơnevơ về thềm lục địa năm 1958. Tuy nhiên, cho đến Hội nghị Luật biển lần thứ ba với sự ra đời của Công ước Luật biển 1982, khái niệm về thềm lục địa mới thực sự hoàn chỉnh, thể hiện được mối quan hệ giữa một khái niệm pháp lý với một hiện tượng vật chất của sự kéo dài tự nhiên của đất liền ra phía biển.
I. NHỮNG ĐIỂM TIẾN BỘ TRONG CÁC QUY ĐỊNH VỀ CÁCH XÁC ĐỊNH THỀM LỤC ĐỊA THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN 1982 SO VỚI CÔNG ƯỚC GIƠNEVƠ 1958 VỀ THỀM LỤC ĐỊA
1. Ranh giới ngoài của thềm lục địa
Điều 1 Công ước Giơnevơ 1958 về thềm lục địa đã đưa ra định nghĩa Thềm lục địa. Theo đó, thềm lục địa được hiểu là: “đáy và lòng đất dưới đáy của các khu vực ngầm dưới biển tiếp giáp với bờ biển nhưng nằm ngoài lãnh hải và ra đến độ sâu 200m nước hay vượt ra ngoài giới hạn đó ra đến độ sâu cho phép khai thác được tài nguyên thiên nhiên của khu vực đó”. Theo quy định này của Công ước, ranh giới ngoài của thềm lục địa được xác định bởi hai tiêu chuẩn:
- Tiêu chuẩn độ sâu 200m, pháp điển hóa tiêu chuẩn mà tuyên bố Truman đưa ra – một tiêu chuẩn ấn định.
- Tiêu chuẩn khả năng khai thác – một tiêu chuẩn động, mâu thuẫn với tiêu chuẩn trên và chỉ phụ thuộc vào trình độ kĩ thuật khai thác thềm lục địa của quốc gia ven biển. Nó tạo ra sự bất bình đẳng của các quốc gia.
Rõ ràng các tiêu chí dùng để xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa theo công ước trên thể hiện sự không khoa học, vì: Thứ nhất, nếu căn cứ vào tiêu chuẩn độ sâu 200m để xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa nước ven biển thì giới hạn này thường tỏ ra thiếu thực tế với nước có bờ biển lồi lõm thì thềm lục địa xác định theo tiêu chuẩn này sẽ quá hẹp so với nước có bờ biển bằng phẳng, dẫn đến sự thiếu công bằng trong việc hưởng quyền lợi chính đáng từ việc khai thác, sử dụng thềm lục địa của quốc gia đó. Thứ hai, nếu kết hợp cả tiêu chuẩn để xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa sẽ dẫn đến hệ quả: Tiêu chuẩn 200m sẽ triệt tiêu tiêu chuẩn khả năng khai thác hay ngược lại. Thứ ba, các tiêu chuẩn này không xuất phát từ bản chất cấu trúc của thềm lục địa (vốn là phần kéo dài tự nhiên của lục địa đất liền), nên việc căn cứ vào khả năng khai thác để hoạch định thềm lục địa sẽ có lợi cho các quốc gia có nền kĩ thuật tiên tiến, điều này ảnh hưởng đến sự tồn tại của vùng di sản chung của loài người (vốn là vùng giáp liền với thềm lục địa phía bên ngoài).
Chính do những hạn chế này của công ước Giơnevơ 1958 mà việc áp dụng các quy định của nó trong vấn đề hoạch định thềm lục địa gặp nhiều khó khăn, bất cập và tranh chấp giữa các quốc gia trên thực tế có vùng biển chồng lấn. Khắc phục và hoàn thiện hơn nữa các quy định về thềm lục địa, Hội nghị luật biển Quốc tế lần thứ ba tại NewYork kéo dài 9 năm với 11 phiên họp thực sự là một sự kiện lịch sử quan trọng trong việc xây dựng và pháp điển hóa luật biển với thành công rực rỡ đó là Công ước luật biển 1982. Một trong những thành công của Công ước luật biển 1982 đó là đã đưa ra được định nghĩa thể hiện rõ bản chất của thềm lục địa cả về phương diện tự nhiên và phương diện pháp lý (khoản 6, 7, 8 Công ước luật biển 1982). Rõ ràng, công ước 1982 đã có sự khắc phục rất lớn so với công ước 1958 và thay đổi về chất trong việc định ra tiêu chuẩn pháp lý – kĩ thuật để xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa pháp lý, nhằm đảm bảo cho nước ven biển có một vùng thềm lục địa trung bình hay tối thiểu đối với bờ biển không thuận lợi và cũng là sự giới hạn cần thiết cho một yêu sách về vùng thềm lục địa rộng, để không quá lấn vào biển cả và vùng di sản chung của nhân loại.
Công ước 1982 quy định kết hợp hài hòa hai tiêu chí cơ bản để xác định ranh giới thềm lục địa pháp lý, đó là tiêu chuẩn địa chất và tiêu chuẩn khoảng cách thay cho hai tiêu chuẩn không hợp lý được quy định trong công ước 1958 (phụ lục hình vẽ số 1).Việc xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa được chia làm hai trường hợp:
- Trường hợp thứ nhất: Đối với các quốc gia có bờ ngoài của rìa lục địa gần hơn, hay chỉ cách đường cơ sở dùng để xác định chiều rộng lãnh hải một khoảng các là 200 hải lý thì ranh giới ngoài của thềm lục địa pháp lý nước này sẽ được bằng hay mở rộng đến khoảng cách không quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở (khoản 1 Điều 76 Công ước luật biển 1982).
- Trường hợp thứ hai: các quốc gia ven biển có ranh giới ngoài của rìa lục địa lớn hơn 200 hải lý kể từ đường cơ sở và dao động ở khoảng cách từ ngoài giới hạn 200 hải lý đến các khoảng cách 250 hải lý, 300 hải lý, 350 hải lý hay rộng hơn thế. Đối với những trường hợp này, các khoản còn lại của ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top