sam8182000

New Member

Download Tiểu luận Những yêu cầu và mục tiêu cơ bản của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế ở Việt Nam miễn phí





Vấn đề tương thích giữa hệ thống pháp luật thuế của Việt Nam với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết và tham gia nảy sinh như một nhu cầu tất yếu không chỉ trong giai đoạn hiện tại mà đã là nhu câu từ cuối những năm 1990. Trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, hệ thống pháp luật thuế của hầu hết các nước đang phát triển và cả các nước phát triển đang bị chi phối bởi yêu cầu này. Điều này có nghĩa sự tương thích với các điều ước quốc tế mà một quốc gia tham gia hay ký kết đã trở thành tiêu chuẩn cơ bản của hệ thống pháp luật thuế trong giai đoạn hiện nay. Hệ thống thuế của Việt Nam cũng không nằm ngoài những yêu cầu chung đó. Vấn đề này đặt ra khi Việt Nam không chỉ ký kết điều ước song phương và đa phương với rất nhiều quốc gia và mà còn công nhận và cam kết tuân thủ với nhiều điều ước quốc tế đa phương đã được ký kết và thực hiện trước đó.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

kỳ quốc gia nào cũng mong muốn đạt tới số thu từ thuế ngày càng tăng trưởng. Kết quả nghiên cứu về lịch sử phát triển của thuế qua các thời kỳ, các quốc gia cho thấy: thuế chiếm phần lớn trong tổng số thu NSNN. Hệ thống pháp luật thuế đang tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành nguồn thu ổn định với tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu ngân sách nhà nước. Thu từ thuế đã thực hiện được nguyên tắc cân đối: các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu bắt buộc khác không những đảm bảo chi trả cho toàn bộ các khoản chi thường xuyên mà còn đáp ứng được một phần cho chi đầu tư phát triển.
Tuy nhiên, với hệ thống pháp luật thuế hiện hành cùng với những cam kết quốc tế mà Việt Nam đã, đang và sẽ phải thực hiện, nguồn thu từ thuế có thể bị giảm sút. Sự giảm sút không chỉ là hệ quả của việc sửa đổi thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu mà còn có thể là hệ quả của việc sửa đổi các khoản thu từ thuế nội địa. Hàng ngàn dòng thuế của thuế nhập khẩu đang ở mức thuế suất cao nay phải cắt giảm theo cam kết làm giảm số thu tuyệt đối từ thuế nhập khẩu. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt cũng hạ thấp hơn, cơ sở tính thuế cũng được xác định lại làm cho số thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt giảm đáng kể. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số loại thuế khác chắc chắn cũng làm giảm số thu từ thuế so với hiện tại.
Chẳng hạn như, Luật Thuế thu nhập cá nhân được ban hành sẽ làm giảm diện chịu thuế thu nhập doanh nghiệp so với pháp luật hiện hành ; số các nhà kinh doanh cá thể (cá nhân kinh doanh) không nằm trong diện phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là con số rất đáng kể so với việc các đối tượng kinh doanh thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Bên cạnh những khó khăn nhất định đặt ra cho hệ thống nguồn thu từ thuế, mục tiêu thu ngân sách trong năm 2006-2010 lại có xu hướng tăng hai lần so với giai đoạn 2001-2005; trong đó động viên từ thuế chiếm 20-21% GDP . Trước thực tế đó, yêu cầu đặt ra cho hệ thống pháp luật thuế là phải tìm ra các cách thích hợp để tăng nguồn thu từ thuế. Các nhà hoạch định chính sách phải tính tới việc ban hành thêm các Luật thuế, mở rộng phạm vi áp dụng trong một luật thuế. Thực hiện mục tiêu giữ vững nguồn thu từ thuế, chúng tui cho rằng cần tiến hành một số công việc cơ bản sau: Thứ nhất, cần xác định đúng và đủ phạm vi điều chỉnh của mỗi loại thuế. Việc xác định đúng và đủ phạm vi áp dụng của một loại thuế không chỉ đảm bảo nguyên tắc công bằng trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế mà còn là biện pháp tăng thu thực tế và tạo cơ sở pháp lý ổn định các loại nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Chẳng hạn như nếu trong thuế thu nhập cá nhân việc xác định đối tượng nộp thuế là cá nhân có thu nhập, không phân biệt thu nhập từ kinh doanh hay không rõ ràng mở rộng diện chịu thuế so với qui định hiện hành nhưng nếu xét cụ thể hơn, nguồn thu có thể lại bị giảm do qui định về mức khởi điểm tính thuế. Tuy nhiên sẽ có hàng loạt các đối tượng, các loại thu nhập chưa phải chịu thuế theo qui định hiện hành, sẽ nằm trong diện chịu thuế của loại thuế mới. Đó có thể là thu nhập từ đầu tư chứng khoán, thu nhập từ chuyển nhượng vốn, thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất… Những trường hợp và phân tích tương tự cũng được đặt ra cho các luật thuế khác. Với cách lập luận trên, chúng tui cho rằng việc tiếp tục sửa đổi bổ sung diện chịu thuế, căn cứ tính thuế trong mỗi luật thuế là hoàn toàn cần thiết. Thứ hai, tiếp tục nghiên cứu và xác định lại những hoạt động kinh tế, xã hội cần điều chỉnh bằng loại thuế mới. Thực tế cho thấy có nhiều hoạt động phát sinh trong đời sống xã hội chưa thực sự chịu sự tác động của hệ thống thuế. Yêu cầu bảo vệ môi trường và khả năng hỗ trợ trong vấn đề bảo vệ môi trường là một ví dụ. Việc ban hành Luật thuế bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu sự gia tăng của các hoạt động sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường, tăng nguồn thu cho ngân sách từ thuế không nằm ngoài những mục tiêu đó. Tương tự, việc ban hành Luật thuế đánh vào hoạt động đăng ký, chuyển nhượng các loại tài sản đủ điều kiện luật định có vai trò nâng cao khả năng quản lý tài sản xã hội, tăng nguồn thu cho ngân sách và thay thế các khoản thu mang tính chất thuế đánh vào hoạt động đăng ký, chuyển nhượng tài sản & vốn là việc làm thiết thực trong giai đoạn trước mắt.
2. Tuân thủ nguyên tắc chung của pháp luật thuế Pháp luật thuế không chỉ bao gồm các Luật thuế cụ thể mà còn chứa đựng các nguyên tắc chung để xây dựng, ban hành và thực hiện Luật thuế.
Chúng tui cho rằng việc hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế cần tôn trọng những nguyên tắc sau đây:
– Đảm bảo nguyên tắc công bằng. Nguyên tắc công bằng không chỉ là yêu cầu mà còn là mục tiêu hướng tới của hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, hệ thống pháp luật thuế nói riêng. Quá trình ban hành, sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật thuế của nước ta trong 20 năm đổi mới đã thể hiện yêu cầu đó. Điều đó đòi hỏi pháp luật thuế Việt Nam phải đáp ứng được hệ thống pháp luật thể hiện sự công bằng, bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế trong từng luật thuế cũng như trong cả hệ thống pháp luật. Giải quyết yêu cầu này, những vấn đề phát sinh trong công tác hành thu như khai man tiền thuế, trốn lậu thuế sẽ được giảm thiểu; hệ thống pháp lậut thuế dễ được người dân chấp nhận, tự giác tuân thủ, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
– Thực hiện tốt nguyên tắc minh bạch, công khai. Minh bạch của hệ thống pháp luật thuế yêu cầu các qui phạm pháp luật thuế phải rõ ràng, giảm thiểu những qui định dẫn chiếu từ văn bản pháp luật này sang văn bản pháp luật khác hay hạn chế dẫn chiếu những qui định chung. Yêu cầu về sự rõ ràng, đầy đủ được đặt ra ngay từ quá trình soạn thảo, ban hành Luật thuế cho đến khi luật thuế đó đi vào đời. Để ban hành một Luật thuế, các cơ quan có thẩm quyền hay các cá nhân có sáng kiến pháp luật (chẳng hạn như việc Đại biểu Quốc hội đệ trình một dự luật thuế) phải chứng minh được sự cần thiết của Luật thuế đó trong đời sống kinh tế xã hội trong thời gian dự tính, thời gian dự định ban hành và thực hiện luật thuế đó. Trong quá trình soạn thảo, ý kiến từ dân chúng – những người dân đóng thuế cần được quan tâm và lưu ý . Để đảm bảo sự minh bạch, các qui định trong đạo luật thuế liên quan đến phạm vi áp dụng, đối tượng nộp thuế, đối tượng tính thuế, cách xác định mức thuế phải nộp, thời hạn nộp thuế, cách thức nộp thuế, các cơ quan thu, hành vi nào bị coi là vi phạm, thẩm quyền phạt và mức phạt cần được qui định cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu để đa số dân chúng đều có thể hiểu được quyền và nghĩa vụ về thuế của mình. Đây cũng chính là phương án phòng ngừa tốt đối với những hành vi vi phạm pháp luật thuế. Trong quá trình ban hành luật thuế, ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top