thattinhco8000

New Member

Download Tiểu luận Những điểm mới của các quy định về thừa kế trong Bộ luật dân sự 2005 miễn phí





Nhằm bảo đảm sự nhất quán trong việc hưởng thừa kế thế vị của cháu trực hệ, chắt trực hệ trong trường hợp người thừa kế là con hay cháu nội, cháu ngoại chết cùng thời điểm với người để lại di sản so với trường hợp chết trước người để lại di sản, Điều 677 BLDS 2005 đã bổ sung như sau: “Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hay chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha, mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hay chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha, mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Qui định này thể hiện tư tưởng tiến bộ, phù hợp với xu thế chung của pháp luật dân sự trên thế giới, tôn trọng và đề cao nguyên tắc tự do, tự nguyện trong các quan hệ dân sự. 1.3. Sửa đổi qui định về việc thừa kế của những người chết cùng một thời điểm Điều 644 BLDS 1995 qui định: những người thừa kế của nhau mà chết cùng một thời điểm thì không được thừa kế của nhau. Theo Ban soạn thảo BLDS 1995, thì qui định như là để bảo đảm sự công bằng giữa những người thừa kế của nhau. Hơn nữa, nếu thừa nhận họ có quyền thừa kế của nhau, thì di sản của mỗi người có thể phải chia mãi cho nhau mà không bao giờ chấm dứt. Thực tế cho thấy, qui định này không phù hợp với nguyên tắc xác định hàng thừa kế và tập tục chia thừa kế của các cộng đồng người Việt Nam. Tập quán “nước mắt chảy xuôi” thể hiện ở chỗ, khi ông bà, cha mẹ qua đời thì di sản của họ được truyền lại cho con cháu. Nếu con cháu của người thừa kế chết trước được thừa kế thế vị, mà con cháu của người thừa kế chết cùng thời điểm với người để lại di sản lại không được thừa kế thế vị, thì thật là vô lý và bất công. Do đó, Điều 641 BLDS 2005 đã sửa đổi theo hướng vẫn không thừa nhận quyền thừa kế của những người thừa kế của nhau mà chết cùng một thời điểm, nhưng ghi nhận trường hợp ngoại lệ là nếu con, cháu được thừa kế của cha mẹ hay của ông bà mà chết cùng thời điểm với người để lại di sản, thì cháu hay trực hệ sẽ được thừa kế thế vị theo qui định chung. Qui định này chấm dứt sự tranh cãi bấy lâu nay về việc thừa kế thế vị của cháu hay chắt khi người thừa kế là con chết cùng thời điểm với người để lại di sản; đồng thời cũng bảo đảm sự rõ ràng, nhất quán trong việc áp dụng pháp luật. 1.4. Bổ sung qui định về quyền từ chối nhận di sản thừa kế Khoản 3 Điều 642 BLDS 2005 bổ sung qui định: “Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế”. Bổ sung này không làm thay đổi tinh thần Điều luật, nhưng làm rõ hơn tính chất “mặc nhiên” và “tự động” của quyền thừa kế; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để xác định những vấn đề có liên quan trong việc giải quyết nợ của người chết, xác định kỷ phần thừa kế bắt buộc, tiến hành các thủ tục phân chia di sản, xác định tư cách tố tụng trong việc kiện chia di sản… Nhưng theo chúng tôi, qui định này vẫn không làm “vô hiệu hóa” quyền từ chối nhận di sản. Trên thực tế, người thừa kế vẫn có quyền không nhận di sản cho đến khi di sản được phân chia mà không ai có thể buộc họ phải nhận, kể cả tòa án. Bởi vì khi di sản được chia theo thủ tục thỏa thuận hay thủ tục tư pháp, thì người thừa kế vẫn có quyền từ chối nhận di sản. Như vậy, nếu vận dụng các thủ tục này, thì việc ràng buộc người thừa kế “không được quyền từ chối thừa kế sau 6 tháng, kể từ ngày mở thừa kế” như tinh thần của Điều luật chỉ còn có ý nghĩa hạn chế. 1.5. Bổ sung qui định về di sản không có người thừa kế thì thuộc về Nhà nước Điều 647 BLDS 1995 qui định Nhà nước hưởng di sản không có người thừa kế nhưng Nhà nước không phải là người thừa kế sau cùng. Tuy nhiên, Điều luật đã không qui định rõ là Nhà nước phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, nên đã dẫn đến nhiều cách hiểu và vận dụng không nhất quán. Nhiều trường hợp, cơ quan chức năng không quan tâm đến nghĩa vụ của người chết đối với người khác, nên đã làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người liên quan. Khắc phục điểm yếu này, Điều 644 BLDS 2005 bổ sung như sau: “Trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hay có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc Nhà nước.” Qui định này vẫn không làm thay đổi nguyên tắc Nhà nước được hưởng di sản không người thừa kế, nhưng xác định rõ ràng trách nhiệm của cơ quan nhà nước khi nhận di sản không người thừa kế: phải thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại, qua đó thể hiện sự tích cực hơn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể có quyền và lợi ích liên quan đến di sản. 1.8. Bổ sung qui định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại Điều 648 BLDS 1995 không qui định về thời hiệu khởi kiện đòi nợ do người chết để lại. Thông tư liên ngành số 03/1996 của Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao dựa vào Nghị quyết ngày 28/10/1995 của Quốc hội để hướng dẫn thời hiệu khởi kiện đòi nợ do người chết để lại là “không hạn chế thời gian”. Qui định này đã gây ra một hậu quả tiêu cực về mặt tố tụng: bất cứ lúc nào, chủ nợ cũng có thể khởi kiện đòi nợ do người chết để lại. Thực tế đó không chỉ gây khó khăn cho tòa án trong việc điều tra, xác minh tìm chứng cứ và gây ra sự bất ổn trong các quan hệ dân sự, mà còn đe dọa xâm phạm tới quyền và lợi ích chính đáng của người thừa kế, những người đã thực hiện nghĩa vụ từ rất lâu, nhưng không lưu giữ được chứng từ… Khắc phục nhược điểm này, BLDS 2005 đã bổ sung qui định về thời hiệu khởi kiện đòi thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại là 3 năm, tính từ ngày mở thừa kế. Có nghĩa, sau 3 năm kể từ ngày mở thừa kế, các chủ nợ không mẫn cán đòi nợ người thừa kế thì quyền đòi nợ chấm dứt2. Thế nhưng qui định này vẫn còn những bất cập, như: Trên thực tế, có những món nợ đã đến ngày hết thời hiệu khởi kiện theo qui định chung, nhưng khi người có nghĩa vụ chết thì được cộng thêm 3 năm nữa, làm cho thời hiệu khởi kiện thực tế kéo dài thêm rất lâu so với qui định chung; mặt khác, có những nghĩa vụ chưa tới hạn mà người có nghĩa vụ chết, thì thời hiệu khởi kiện được tính từ thời điểm nào: bắt đầu từ ngày đáo hạn hay bắt đầu khi người có nghĩa vụ chết, là điều còn nhiều tranh cãi. Hơn nữa, qui định thời hiệu chung cho các loại nghĩa vụ của người sống chỉ có hai năm3, nhưng đòi nợ của người đã chết thì đến những 3 năm, chưa kể khoảng thời gian trước khi con nợ chết chưa được luật cho trừ ra, là điều khó lý giải. Thiết nghĩ qui định này cần có sự giải thích và hướng dẫn của các cơ quan liên ngành để việc áp dụng pháp luật được thống nhất. 2. THỪA KẾ THEO DI CHÚC Chương XXIII gồm 28 điều luật, trong đó có 7 điều luật được sửa đổi, bổ sung. Ngoài những sửa đổi mang tính kỹ thuật tại khoản 3 Điều 650 và Điều 657, thì 5 điểm mới còn lại đều có những thay đổi cơ bản về mặt nội dung. 2.1. Sửa đổi qui định về quyền của người lập di chúc Khoản 4 Điều 648 BLDS 2005 qui định về quyền của người lập di chúc cơ bản vẫn giữ nội dung gần giống như Luật cũ, nhưng bỏ đi cụm từ “trong phạm vi di sản”. Qui định này sẽ có tác động tiêu cực đến việc người lập di chúc định đoạt di sản có kèm theo ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top