kuzak.yeuem

New Member

Download Tiểu luận Khái niệm và đặc điểm của An sinh xã hội miễn phí





Nội dung của An sinh xã hội chính là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình.
Sự bảo vệ này được thực hiện thông qua các biện pháp công cộng với sự tham gia của nhiều chủ thể như Nhà nước, gia đình, tổ chức, cá nhân từ đó thiết lập hệ thống các chế độ bảo vệ An sinh xã hội. Xem xét lịch sử phát triển An sinh xã hội ở các quốc gia cho thấy không một quốc gia nào ngay từ đầu đã thiết lập được mạng lưới bảo vệ đáp ứng được các yêu cầu ứng phó với mọi rủi ro và cũng chưa một quốc gia nào cho rằng hệ thống An sinh xã hội của mình là hoàn thiện. Đây là một quá trình phát triển, tùy thuộc vào sự xuất hiện nhu cầu bảo vệ và khả năng đáp ứng nhu cầu đó mà các quốc gia bổ sung dần từng chế độ, thậm chí trong một chế độ cũng có sự hoàn thiện dần.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Trong cuộc sống, không phải lúc nào con người cũng gặp những thuận lợi, may mắn để tồn tại và phát triển. Trái lại, những rủi ro từ nguyên nhân khách quan, chủ quan, từ thiên nhiên, từ quá trình lao động, từ những bất hạnh của hoàn cảnh… thường đe dọa cuộc sống của mỗi cá nhân khiến họ phải tìm cách bảo vệ mình.
Sáng kiến thiết lập quỹ tài chính từ sự đóng góp bắt buộc của các bên trong quan hệ lao động, đặt dưới sự hỗ trợ, đảm bảo của Nhà nước và mang tính xã hội sâu sắc, không vì mục đích kinh doanh trên phạm vi rộng được hình thành. Đây chính là hình thức BHXH được đề xuất đầu tiên ở Đức nhằm bảo vệ NLĐ trong trường hợp mất thu nhập vì ốm đau, bệnh tật sau đó mở rộng dần việc bảo hiểm với các trường hợp rủi ro khác như tai nạn nghề nghiệp, tuổi già và tàn tật…
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi thành viên xã hội đều tiếp cận được với cơ chế BHXH tiến bộ này. Một bộ phận dân chúng, đặc biệt là những người cùng kiệt khổ, không có thu nhập, không tham gia quan hệ lao động, không đủ khả năng tham gia vào cơ chế cùng đóng góp, cùng chia sẻ rủi ro. Lúc này, cơ chế chia sẻ rủi ro mang tính xã hội với đảm bảo chắc chắn từ Nhà nước trở thành cần thiết hơn bao giờ hết. Tất cả các cách thức, biện pháp chống lại các rủi ro bảo vệ cuộc sống của con người trong xã hội do Nhà nước tổ chức và bảo đảm thực hiện…đã dần dần hình thành nên mạng lưới bảo vệ an toàn cho cuộc sống của các thành viên trong xã hội và được gọi là An sinh xã hội (ASXH). Để hiểu thêm về vấn đề này sau đây tui xin trình bày khái niệm cũng như đặc điểm của An sinh xã hội
Khái niệm An sinh xã hội:
Chúng ta có thể hiểu:
An sinh xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình, trước hết và chủ yếu nhằm đảm bảo thu nhập, sức khỏe và các điều kiện sinh sống thiết yếu khác thông qua các biện pháp như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ giúp xã hội hay ưu đãi xã hội
Đặc điểm của pháp luật về An sinh xã hội:
Theo khái niệm trên thì, An sinh xã hội có một số đặc điểm sau đây:
Thứ nhất: Về chủ thể của quan hệ pháp luật An sinh xã hội:
Trong quan hệ pháp luật An sinh xã hội, thông thường có một bên tham gia là Nhà nước.
Nhà nước tham gia quan hệ này thông qua các cơ quan do Nhà nước thành lập hay các tổ chức được Nhà nước thừa nhận và trao trách nhiệm. Các chủ thể thay mặt cho Nhà nước thường tham gia quan hệ pháp luật An sinh xã hội với tư cách là người thực hiện các chế độ An sinh xã hội bằng nguồn lực của mình, ngân sách Nhà nước hay với tư cách là người tổ chức và huy động các nguồn lực xã hội để Nhà nước bổ sung cho các chế độ an sinh cố định trong những trường hợp cần thiết.
Đối tượng bảo vệ của An sinh xã hội là rất rộng lớn, bao gồm mọi thành viên xã hội mà không có sự phân biệt theo thành phần kinh tế, giới tính, tôn giáo, chủng tộc, đẳng phái…
Xét cho cùng, bất kể cá nhân nào trong xã hội dù có những lợi thế về kinh tế, vị trí chính trị xã hội… cũng không thể trù liệu nổi cho những biến cố sẽ hay sắp xảy ra với mình, do đó họ cần hợp sức bảo vệ lẫn nhau, hướng tới một xã hội thân ái và an toàn cho mọi thành viên. Vì vậy, các giới hạn phân biệt được xóa bỏ đảm bảo bản chất xã hội và khả năng thực hiện An sinh xã hội. Mặt khác, An sinh xã hội là một nội dung thuộc phạm trù quyền con người - quyền được sống hòa bình, trật tự, bình đẳng, được thương yêu, đùm bọc, che chắn và bảo vệ trước những biến cố rủi ro, bất lợi xảy ra. Đây là vấn đề nhân quyền do đó không đặt ra bất kỳ một tiêu chí phân biệt nào cho mỗi cá nhân với tư cách là thành viên xã hội. Vấn đề là ở chỗ mỗi quốc gia thể chế hóa quyền này như thế nào trong pháp luật của mình.
Đặc trưng này thể hiện rất rõ trong đối tượng bảo vệ ở các nội dung An sinh xã hội. Bằng việc thiết lập hệ thống các “lưới bảo vệ”, An sinh xã hội đem đến sự bảo vệ cho tất cả cộng đồng dân chúng. Chẳng hạn, nếu BHXH có đối tượng bảo vệ là những NLĐ và thậm chí cả thành viên gia đình họ trong một số trường hợp thì hệ thống TGXH hay chăm sóc y tế, dịch vụ công cộng… đối tượng lại là toàn bộ dân chúng. Nhiều quốc gia còn xác định quyền hưởng An sinh xã hội không chỉ bó hẹp với những công dân của nước họ mà còn mở rộng đối với những người mang quốc tịch nước khác, người không quốc tịch… Phạm vi đối tượng hưởng không phân biệt, loại trừ nhau ở mỗi bộ phận mà trái lại, còn bổ sung, hỗ trợ nhau nhằm mục đích đem lại sự bảo vệ toàn diện cho các thành viên. Đặc trưng này vừa thể hiện bản chất của An sinh xã hội vừa là nguyên tắc thực hiện, mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia. ILO cũng đã từng khuyến cáo mỗi quốc gia phải chú trọng đến độ bao phủ của An sinh xã hội:
“Điều lý tưởng nhất là tất cả các thành viên cộng đồng đều được bảo vệ bởi An sinh xã hội, bất kỳ cá nhân đó đang ở giai đoạn nào của cuộc đời và điều lý tưởng hơn nữa là phạm vi sự bảo vệ đó trở nên thực sự phổ quát và đồng nhất”, trên cơ sở đó mới thiết lập hệ thống chế độ bảo vệ theo tiêu chí phân loại nhóm đối tượng. Xu thế chung của An sinh xã hội hiện đại là mỗi quốc gia đều cố gắng hết sức để mở rộng phạm vi đối tượng hưởng trong mỗi chế độ nhằm cung cấp khả năng bảo vệ cao nhất cuộc sống của mỗi thành viên.
Chủ thể hưởng An sinh xã hội có quyền tham gia quan hệ pháp luật này ngay từ khi được sinh ra.
Đặc điểm này cũng xuất phát từ vấn đề về nhân quyên của con người như đã trình bày ở trên. Nó là vấn đề đạo đức và nhân văn của xã hội loài người, không phụ thuộc vào sự cho phép của pháp luật, hay việc thực hiện nghĩa vụ của các cá nhân thành viên trong xã hội.
Thứ hai: Về nội dung của quan hệ pháp luật An sinh xã hội:
Nội dung của An sinh xã hội chính là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình.
Sự bảo vệ này được thực hiện thông qua các biện pháp công cộng với sự tham gia của nhiều chủ thể như Nhà nước, gia đình, tổ chức, cá nhân… từ đó thiết lập hệ thống các chế độ bảo vệ An sinh xã hội. Xem xét lịch sử phát triển An sinh xã hội ở các quốc gia cho thấy không một quốc gia nào ngay từ đầu đã thiết lập được mạng lưới bảo vệ đáp ứng được các yêu cầu ứng phó với mọi rủi ro và cũng chưa một quốc gia nào cho rằng hệ thống An sinh xã hội của mình là hoàn thiện. Đây là một quá trình phát triển, tùy thuộc vào sự xuất hiện nhu cầu bảo vệ và khả năng đáp ứng nhu cầu đó mà các quốc gia bổ sung dần từng chế độ, thậm chí trong một chế độ cũng có sự hoàn thiện dần.
Hiện nay, có nhiều quan hệ được thiết lập để chia sẻ rủi ro trong đời sống con người. Trong đó, có những quan hệ hình thành trên cơ sở tình cảm, đạo đức hay sự tự nguyện và lòng hảo tâm của cộng đồng xã hội; có những quan hệ kinh doanh, dịch vụ trên cơ sở đáp ứng nhu cầu chia sẻ rủi ro của các cá nhân trong xã hội. Riêng các qu...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top