tapu_kute123

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Phát triển hoạt động cho vay đối với các doanh ngiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triền Hà Nội





MỤC LỤC

 LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2

1.1 Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ 2

1.1.1 Khái niệm DN VVN 2

1.1.2 Đặc điểm của các DN VVN tại Việt Nam 3

1.1.3 Vai trò của DN VVN trong nền kinh tế 7

1.1.4 Những ưu thế và hạn chế của DN VVN 12

1.4.1.1 Ưu thế 12

1.1.4.2 Hạn chế 13

1.2 Tổng quan về hoạt động của ngân hàng thương mại 14

1.2.1 Khái niệm NHTM 14

1.2.2 Chức năng của một NHTM 15

1.2.2.1 Trung gian tài chính 15

1.2.3 Các hoạt động cơ bản của một NHTM 17

1.3 Hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại đối với các DN VVN 20

1.3.1 Khái niệm,nguyên tắc cho vay và quản lý tiền vay của các NHTM 20

1.3.1.1 Khái niệm cho vay 20

1.3.1.2 Nguyên tắc cho vay 21

1.3.1.3 Nguyên tắc quản lý tiền vay 21

1.3.2 Hình thức cho vay đối với DN VVN 23

1.3.2.1 Cho vay ngắn hạn. 23

1.3.2.2 Cho vay trung-dài hạn. 27

1.3.3 Đặc điểm hoạt động cho vay đối với DN VVN 28

1.4 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động cho vay đối với DN VVN 30

1.4.1 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay 30

1.4.2 Các chỉ tiêu phản ánh quy mô cho vay 32

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động cho vay đối với DN VVN 33

1.5.1 Các nhân tố khách quan 33

 

1.1.5 Các nhân tố chủ quan 35

CHƯƠNG 2: THỰC TRANG CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DN VVN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 42

2.1 Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hà Nội 42

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV Hà Nội 42

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của BIDV Hà Nội 42

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của BIDV Hà Nội 43

2.1.4 Đánh giá chung về kết quả kinh doanh của BIDV Hà Nội trong 3 năm gần đây 45

2.1.4.1 Hoạt động huy động vốn 46

2.4.1.2 Hoạt động sử dụng vốn 48

2.2 Thực trạng hoạt động cho vay đối với DN VVN tại Chi nhánh NH ĐT&PT Thành phố Hà Nội 50

2.2.1 Thực trạng DN VVN – Khách hàng của BIDV Hà Nội 50

2.2.2 Hoạt động cho vay đối với DN VVN tại BIDV Hà Nội 52

2.2.2.1 Một số chính sách tín dụng cơ bản của BIDV Hà Nội 52

2.2.2.2 Quy trình cho vay đối với DN VVN tại BIDV Hà Nội 53

2.2.3 . Phân tích chất lượng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại BIDV HN 56

2.2.3.1 Doanh số cho vay đối với DN VVN tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội. 56

2.2.3.2 Dư nợ cho vay đối với DN VVN 61

2.3 Đánh giá hoạt động cho vay DN VVN tại BIDV Hà Nội 65

2.3.1. Những kết quả đạt được. 65

2.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân. 67

2.3.2.1. Hạn chế 67

2.3.2.2 Nguyên nhân 67

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DN VVN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 71

3.1 Định hướng phát triển của Chi nhánh trong năm 2008 71

3.2 Những giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay đối với DN VVN tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển thành phố Hà Nội 71

 

3.2.1 Thiết lập chính sách cho vay hợp lý 71

3.2.2 Đa dạng hoá các loại TSBĐ tiền vay. 72

3.2.4 Thực hiện tốt công tác phân tích khách hàng 73

3.2.4.1 Tư cách của khách hàng vay vốn 73

3.2.4.2 Năng lực của khách hàng vay vốn. 74

3.2.4.3 Tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng. 74

3.2.4.4 Tình hình tài chính của khách hàng. 75

3.2.5 Tái xét tín dụng và phán hạn tín dụng. 75

3.2.6 Nâng cao chất lượng CBTD và thuê chuyên gia thẩm định nếu thấy cần thiết. 75

3.2.7 Thực hiện tốt công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ. 76

3.2.8 Nâng cao chất lượng công tác thông tin 78

3.2.9 Tổ chức sắp xếp lại mô hình hoạt động cho vay của Ngân hàng. 79

3.3 Những kiến nghị với các bộ, ngành có liên quan nhằm phát triển hoạt động cho vay đối với DN VVN tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam. 80

3.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước 80

3.3.2 Đối với BIDV HN 82

3.3.3 Đối với nhà nước 82

KẾT LUẬN 84

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ều này lại làm thiếu vốn trầm trọng trên thị trường, làm lãi suất tăng lên chóng mặt, Ngân hàng không có vốn cho vay, doanh nghiệp không có vốn để kinh doanh. Doanh nghiệp không có vốn kinh doanh, không có vốn để đầu tư thì không thể tăng trưởng được kinh tế và điều này cũng khiến các doanh nghiệp khốn đốn trong việc thanh toán nợ cho Ngân hàng.
* Môi trường chính trị - xã hội
Tình hình chính trị - xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế, trong đó có hoạt động Ngân hàng. Tình hình chính trị- xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế ổn định. Khi đó, nền kinh tế sẽ có điều kiện phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển các loại hình dịch vụ, quá đó, tác dộng đến các hoạt động cho vay của Ngân hàng nhằm tạo nguồn vốn tài trợ hoạt động sản xuất-kinh doanh. Tình hình chính trị ổn định cũng sẽ tạo điều kiện trong việc tạo lòng tin đối với các nhà đầu tư. Xuất hiện nhu cầu đầu tư, cũng chính là xuất hiện nhu cầu về vốn, điều này tạo cơ sở rất tốt cho hoạt động cho vay của NHTM.
1.1.5 Các nhân tố chủ quan
* Các nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng.
Đây là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả cho vay của các NHTM. Các nhân tố này bao gồm:
- Chiến lược kinh doanh của ngân hàng:
Chiến lược kinh doanh là nhân tố ảnh hưởng đầu tiên tới hiệu quả cho vay của ngân hàng. Chỉ trên cơ sở đưa ra được những chiến lược kinh doanh đúng đắn trong ngắn hạn và cả trong dài hạn, NHTM mới có thể có những kế hoạch bộ phận đúng đắn cho từng thời kỳ để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đề ra đặc biệt những kế hoạch có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cho vay như kế hoạch tăng trưởng tín dụng, kế hoạch huy động vốn, kế hoạch Marketing ngân hàng.v.v..
- Chính sách tín dụng.
Chính sách tín dụng của một NHTM là hệ thống các biện pháp liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng để đạt được mục tiêu đã hoạch định của ngân hàng đó.
Chính sách tín dụng phản ánh hoạt động tài trợ của ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hóa trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời. Chính sách tín dụng bao gồm chính sách khách hàng, chính sách quy mô và giới hạn tín dụng, chính sách về lãi suất và phí suất tín dụng, chính sách về thời hạn và kì hạn nợ, chính sách về tài sản đảm bảo… Các chính sách này đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng hướng, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay của ngân hàng nói riêng. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng vay vốn, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng cho ngân hàng trên cơ sở phân tán được rủi ro, tuân thủ pháp luật, đường lối chính sách của Nhà nước. Như vậy để đảm bảo hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng của NHTM thực sự mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng thì các ngân hàng đều phải xây dựng được một chính sách tín dụng hợp lý, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi vay vốn cũng như đảm bảo an toàn trong cho vay của các NHTM nhưng đồng thời vẫn đảm bảo mức sinh lời cho ngân hàng.
- Phân tích tín dụng
Tín dụng là hoạt động sinh lời cao nhất song cũng là hoạt động rủi ro nhất của NHTM. Rủi ro này có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tổn thất làm giảm thu nhập của ngân hàng. Do vậy các ngân hàng phải cân nhắc kỹ lưỡng, ước lượng khả năng rủi ro và sinh lời khi đưa ra quyết định cho vay. Đó chính là quá trình phân tích tín dụng. Phân tích tín dụng phải được thực hiện trước, trong và sau khi cho vay, đây là một công việc hết sức quan trọng, quyết định đến chất lượng của hoạt độngcho vay. Nếu việc phân tích tín dụng không được thực hiện đầy đủ thì ngân hàng không nắm được những thông tin về khách hàng, không xác định được những rủi ro có thể xảy ra do vậy mà hiệu quả hoạt động cho vay của NHTM có thể sẽ bị đe dọa.
- Quy trình cho vay
Quy trình cho vay là một thứ tự các bước (các công việc) mà cán bộ tín dụng và những người có liên quan, có thẩm quyền cần thực hiện trong quá trình cho vay. Nó được bắt đầu từ khi tiếp xúc khách hàng để chuẩn bị lập hồ sơ vay vốn cho đến khi thu hồi được hết nợ và lưu lại các thông tin vế khách hàng.
Hiệu quả cho vay có được đảm bảo hay không phụ thuộc nhiều vào quy trình tín dụng của ngân hàng. Việc thực hiện tốt các nội dung, quy định trong từng bước cùng với việc phân tích tín dụng hiệu quả sẽ giúp ngân hàng tránh được rủi ro cũng như nâng cao được hiệu quả cho vay.
Trong quy trình cho vay, ngân hàng cần đặc biệt chú ý đến một số bước quan trọng như bước tiếp xúc tìm hiểu khách hàng, bước thẩm định, phân tích hồ sơ vay vốn, bước kiểm tra sử dụng vốn vay và bước thu nợ gốc và lãi.
Tiếp xúc tìm hiểu khách hàng là một khâu quan trọng trong quá trình cho vay. Trong giai đoạn này, chuyên viên khách hàng cần thu thập được đầy đủ thông tin, có được những thông tin chính xác, trung thực để có được những đánh giá đầy đủ và tổng thể về khách hàng để làm cơ sở cho viểc quyết định cho vay và đề xuất hạn mức cho vay đối với khách hàng.
Bước thẩm định và phân tích hồ sơ vay vốn phải đảm bảo phân tích chính xác tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, của các dự án đầu tư của doanh nghiệp như khả năng sinh lời của dự án, hiệu quả kinh tế mà dự án mang lại…cũng như phải đánh giá đúng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Phải xác minh tính hợp pháp và đánh giá đúng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố. Đây là khâu đặc biệt quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cho vay của NHTM. Vì đây là một bước khó và rất quan trọng nên đòi hỏi cán bộ thẩm định phải là người có năng lực, khách quan để đảm bảo việc thẩm định diễn ra trung thực, nhanh chóng, chính xác, có như vậy mới tránh được rủi ro sau này cho ngân hàng.
Kiểm tra sử dụng vốn vay là bước giúp ngân hàng nắm được diễn biến của khoản vốn đã cung cấp cho khách hàng để ngân hàng có những điều chỉnh, can thiệp kịp thời, sớm ngăn ngừa được rủi ro có thể xảy ra. Việc lựa chọn và áp dụng có hiệu quả các hình thức kiểm tra sử dụng vốn giúp ngân hàng thiết lập được hệ thống phòng ngừa hữu hiệu, tránh được tổn thất cho ngân hàng
Thu hồi nợ gốc và lãi là khâu rất quan trọng, cho biết hoạt động cho vay của ngân hàng có thực sự mang lại lợi nhuận cho ngân hàng hay không? Sự nhạy bén của ngân hàng trong việc phát hiện kịp thời những biểu hiện bất lợi có thể xảy ra do doanh nghiệp mang lại và đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời sẽ làm giảm tối thiểu những khoản nợ quá hạn, hạn chế đến mức thấp nhất tổn thất cho ngân hàng.
- Hệ thống thông tin tín dụng.
Hệ thống thông tin hữu hiệu, nắm bắt kịp thời, chính xác luồng thông tin về khách hàng là điều kiện để xem xét và ra quyết địn...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
P [Free] Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển Cao Bằng - Luận văn Kinh tế 0
P [Free] Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng đầu tư phát triển nông thôn Hà Tây Luận văn Kinh tế 0
D [Free] Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VP Bank Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Luận văn Kinh tế 0
A [Free] Những giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển kinh doanh bất động sản ở Việt Nam trong giai đoạ Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Qui hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 Luận văn Kinh tế 0
D [Free] Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển Luận văn Kinh tế 0
G [Free] Giải pháp phát triển bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
J [Free] Một số ý kiến nhằm Xây dựng và phát triển VHDN tại Công ty Đầu Tư - Xây Dựng Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương khu vực Ba Đình Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top