hakusho2512

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Những giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Tây





MỤC LỤC

 

Lời mở đầu 1

1- Tính tất yếu của việc hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại. 1

2- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 1

3- Mục đích và phương pháp nghiên cứu. 2

4- Kết cấu củachuyên đề: 2

Chương 1: Những vấn đề chung về bảo lãnh ngân hàng 3

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng 3

1.1.1. Sự ra đời của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng là khách tất yếu khách quan 3

1.1.2. Quá trình phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng. 4

1.2. Bản chất và đặc điểm của bảo lãnh Ngân hàng. 5

1.2.1. Khái niệm bảo lãnh- bảo lãnh Ngân hàng. 5

1.2.2 . Đặc điểm của bảo lãnh Ngân hàng 6

1.2.3. Chức năng của bảo lãnh ngân hàng. 8

1.3 Vai trò của bảo lãnh ngân hàng 10

1.3.1. Vai trò của bảo lãnh ngân hàng đối với doanh nghiệp 10

1.3.2. Vai trò của bảo lãnh ngân hàng với ngân hàng. 11

1.3.3. Vai trò của bảo lãnh đối với nền kinh tế. 11

1.4. Nội dung nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. 12

1.4.1. Các loại bảo lãnh ngân hàng. 12

1.4.3. Rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng. 25

1.5.1.Hoạt động bảo lãnh Ngân hàng ở một số quốc gia trên thế giới. 27

1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 29

Chương 2: Thực trạng hoạt động bảo lãnh của 31

ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Tây 31

2.1. Vài nét về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tây 31

2.2. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây. 31

2.2.1. Giới thiệu chung về NHĐT&PTHT 31

2.2.2. Vài nét về tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHĐT&PTHT. 33

2.3.1. Tình hình thực hiện quy trình nghiệp vụ bảo lãnh tại chi nhánh NHĐT&PTHT. 39

Biểu 3: Tỷ trọng các loại bảo lãnh năm 2002 45

2.3.2. Đánh giá chung về tình hình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại NHĐT& PTHT. 48

Chương 3: giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả nghiệp vụ bảo lãnh 53

3.1 Định hướng kế hoạch kinh doanh của chi nhánh đến năm 2005. 53

3.2. Định hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của NHĐT&PTHT. 53

3.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NHĐT&PTHT. 54

3.3.1. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án: 54

3.3.2. Mở rộng thêm đối tượng khách hàng được bảo lãnh. 55

3.3.3. Đổi mới cơ chế chính sách khách hàng. 55

3.3.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Ngân hàng. 56

3.3.5. ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động bảo lãnh: 58

3.4. Một số kiến nghị. 59

3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: 59

3.4.2. Kiến nghị với NHNNVN. 61

3.3.3. Kiến nghị đối với NHĐT&PTVN. 62

Kết luận 64

Danh mục tài liệu tham khảo 65

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


eo điều tiết của Chính phủ. Do đó, khi tiến hành nghiệp vụ bảo lãnh, bên nước ngoài phải biết rõ rằng người bảo lãnh của Trung Quốc có được Chính phủ cho phép thực hiện bảo lãnh hay không? Điều này sẽ được xác nhận bởi cơ quan Quản lý ngoại hối ( Administration of Exchange Control- SAEC ). Cơ quan này không chịu trách nhiệm nếu người bảo lãnh không làm tròn nghĩa vụ đã cam kết với bên nước ngoài.
Bên cạnh đó, nghiệp vụ bảo lãnh tại Trung Quốc còn có một số quy định sau:
- Người bảo lãnh trước khi nhận bảo lãnh phải nắm rõ tính khả thi của dự án, phải có đầy đủ thông tin về tình hình công nợ hiện thời của người xin bảo lãnh, chuẩn bị mọi giấy tờ, thủ tục cần thiết.
- Người cho vay có quyền yêu cầu người bảo lãnh báo cáo thu nhập và chi tiêu ngoại hối của mình và người bảo lãnh phải ký hợp đồng riêng với cả người vay và người cho vay trước khi bảo lãnh.
- Nếu người cho vay và người vay muốn sửa hợp đồng bảo lãnh thì phải được sự đồng ý của người bảo lãnh, nếu không bảo lãnh sẽ mất giá trị và trách nhiệm của người bảo lãnh sẽ chấm dứt ngay lập tức. Hơn nữa người bảo lãnh có quyền kiện người vay trong trường hợp không trả được nợ, bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với người cho vay.
Nhìn chung, hoạt động bảo lãnh Ngân hàng tại Trung Quốc đặc biệt là bảo lãnh vay vốn rất phát triển, nó đã góp phần đáng kể trong việc thu hút vốn từ nước ngoài. Bên cạnh đó các nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng khác của Trung Quốc cũng được các Ngân hàng tiến hành dựa trên quy chế của Ngân hàng Trung ương giống như ở nước ta.
1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Qua hoạt động bảo lãnh của các nước trên thế giới chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Thứ nhất, Việt Nam đang trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cần nhiều vốn để phát triển. Trong điều kiện nền kinh tế còn nghèo, hệ thống Ngân hàng và thị trường tài chính còn chưa đủ mạnh, chưa đáp ứng hết nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp trong nước thì việc phát triển loại hình bảo lãnh vay vốn nước ngoài là một biện pháp hữu hiệu để tăng thêm nguồn vốn cho nền kinh tế. Trung Quốc là một quốc gia đã áp dụng thành công loại hình bảo lãnh này, đóng góp đáng kể cho sự phát triển đất nước.Chúng ta có thể áp dụng một số quy định của Trung Quốc về lĩnh vực này.
Thứ hai, bản chất của bảo lãnh Ngân hàng là một hình thức tín dụng gián tiếp, thay vì trực tiếp xuất vốn cho khách hàng vay, Ngân hàng sử dụng uy tín của mình để đảm bảo cho khách hàng thực hiện các quan hệ tài chính trong và ngoài nước.Vì hoạt động bảo lãnh Ngân hàng chủ yếu dựa trên uy tín của Ngân hàng nên vấn đề đảm bảo an toàn trong nghiệp vụ này là rất quan trọng. Nếu rủi ro xảy ra không những ảnh hưởng đến một Ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến toàn hệ thống. Chính vì thế trong hoạt động bảo lãnh cần đưa ra các quy định chặt chẽ về đối tượng khách hàng được bảo lãnh, những tổ chức được phép bảo lãnh…
Thứ ba, nền kinh tế của chúng ta đang trên đà phát triển, nhu cầu được bảo lãnh của các doanh nghiệp ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và loại hình bảo lãnh nhưng trên thực tế các Ngân hàng của chúng ta mới chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu đó. Chúng ta đã thấy hoạt động bảo lãnh rất phát triển ở các nước ở nhiều lĩnh vực, nhiều loại hình trong khi đó ở nước ta một số loại hình bảo lãnh vẫn chưa được áp dụng hay nếu có thì mới chỉ dừng lại ở một số Ngân hàng lớn như bảo lãnh vay vốn nước ngoài, bảo lãnh phát hành chứng khoán…
Để làm được điều này chúng ta cần hoàn thiện môi trường pháp lý về hoạt động bảo lãnh Ngân hàng nói riêng và hoạt động Ngân hàng nói chung cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Chính phủ và các cơ quan chức năng cần có các biện pháp hỗ trợ hơn nữa để thị trường chứng khoán thực sự đi vào đời sống nhân dân. Nhờ sự phát triển của thị trường chứng khoán Ngân hàng mới có điều kiện đưa ra các loại hình bảo lãnh phù hợp.
Tóm lại, hoạt động bảo lãnh ở từng quốc gia với các điều kiện kinh tế xã hội khác nhau dẫn tới sự vận dụng nghiệp vụ này cũng khác nhau. Trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố luật pháp, cơ chế nghiệp vụ của một số quốc gia có các điều kiện tương đồng, chúng ta sẽ học hỏi và đưa ra những định hướng thích hợp với hoạt động bảo lãnh Ngân hàng tại Việt Nam để hoạt động này thực sự đem lại hiệu quả và lợi ích cho Ngân hàng, góp phần tăng thêm uy tín cho Ngân hàng trên thương trường quốc tế.
chương 2: Thực trạng hoạt động bảo lãnh của
ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Tây
2.1. Vài nét về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tây
Hà Tây là một tỉnh về phía Tây Nam của thủ đô Hà Nội, có diện tích tự nhiên là 2.147 km, phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình, phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ.Với ba trong bảy cửa ngõ vào thủ đô qua các quốc lộ 1, 6, 32, Hà Tây có vị trí hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế.
Nền kinh tế của Hà Tây hiện nay có thể nói vẫn chưa bắt kịp tốc độ phát triển kinh tế của nhiều vùng đặc biệt trong điều kiện là một tỉnh có nhiều tiềm năng lớn về du lịch, giao thông vận tải, nông nghiệp và vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, Chính phủ đã xác định Hà Tây là địa bàn mở rộng của thủ đô Hà Nội, tại đó sẽ xây dựng các thành phố vệ tinh là mạng lưới gia công của các xí nghiệp công nghiệp của Hà Nội trong quá trình tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do đó, Hà Tây là một thị trường rất thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Đặc biệt trong những năm gần đây, Hà Tây có mức tăng trưởng kinh tế đáng khích lệ. Hơn nữa, con người Hà Tây có truyền thống cần cù chịu khó trong sản xuất, năng động sáng tạo trong kinh tế và khoa học kỹ thuật nên đây sẽ là điểm tựa cho Hà Tây phát triển trong tương lai. Để đạt được những mục tiêu đề ra, Hà Tây cần có rất nhiều vốn, nhiều loại hình đầu tư có hiệu quả. Đây là một điều kiện hết sức quan trọng đồng thời cũng là nhiệm vụ của hệ thống Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam nói chung cũng như Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Hà Tây nói riêng.
2.2. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây.
2.2.1. Giới thiệu chung về NHĐT&PTHT
NHĐT&PTHT là một trong những chi nhánh của NHĐT&PTVN, tiền thân của nó là phòng đầu tư và phát triển Hà Sơn Bình được thành lập ngày 1-6-1990. Các mốc phát triển của NHĐT&PTVN cũng là các mốc phát triển của NHĐT&PTHT.
Ngày 26/04/1957 Ngân Hàng Kiến Thiết Việt Nam, tiền thân của NHĐT&PTVN, được thành lập trực thuộc Bộ Tài Chính đã đánh dấu một bước đổi mới đầu tiên trong cơ chế quản lý vốn đầu tư của nhà nước.Thời kỳ quản lý vốn theo kiểu thực thanh, thực chi đã chấm dứt và chuyển sang thực hiện đầu tư có trình tự. Ngân hàng chỉ thực hiện cho vay ngắn hạn trong phạm vi nhỏ hẹp do Chính phủ phê duyệt.
Ngày 24/06/1981, Chính Phủ ra quyết định số 259-CP chuyển Ngân Hàng Kiến Thiết Việt Nam sang Ngân Hàng Nhà Nước và đ

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A [Free] Những giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển kinh doanh bất động sản ở Việt Nam trong giai đoạ Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty Dịch Luận văn Kinh tế 2
N [Free] Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong k Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện quy trình kiểm toán thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện quy trình kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán báo cáo tài Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Những giải pháp để phát triển kinh tế hàng hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Những giải pháp triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Từ Sơn -Tỉnh B Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Những giải pháp thúc đẩy thực hiện kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Phân tích tháp nhu cầu của người lao động do Abraham Maslow đưa ra và những giải pháp chủ yếu Luận văn Kinh tế 0
Z [Free] Quan hệ cung –cầu hàng hoá trên thị trường và những giải pháp khắc phục cơn sốt giá của mặt h Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top