Hrypanleah

New Member

Download Khóa luận Xem xét khả năng ứng dụng phương trình cân bằng vật chất để tính trữ lượng dầu trong móng mỏ Bạch Hổ miễn phí





Phương trình cân bằng vật chất tổng quát đề cập trong bài khóa luận này gọi là phương trình Schilthuis, công bố vào năm 1935. Từ lâu, phương trình Schilthuis đã được các nhà địa chất xem như là một công cụ cơ bản để tính trữ lượng và dự đoán trạng thái vỉa.
Phương pháp cân bằng vật chất được áp dụng khi mỏ hay vỉa đã được khai thác một thời gian, đã có đủ số liệu về áp suất và khai thác để xác định chắc chắn lượng Hidrocacbon ban đầu.
Đây là phương pháp động được dùng để tính toán trữ lượng dầu khí trong các điều kiện địa chất phức tạp và đa dạng nhất. Nó cho phép nghiên cứu hoạt động của thân khoáng dưới mọi biểu hiện đặc điểm khác nhau, hiểu một cách sâu sắc các quá trình xảy ra trong thân khoáng, xác định trữ lượng trong cân đối, thấy trước khả năng thay đổi các điều kiện khai thác tự nhiên và nhân tạo, đánh giá mức độ nhả dầu cuối cùng.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

c, cổ sinh, tài liệu carota của các giếng khoan, tài liệu về địa chất và để thuận tiện trong công tác thăm dò và khai thác dầu khí các nhà địa chất dầu khí của liên doanh dầu khí Vietsovpetro đã phân chia và gọi tên các phân vị địa tầng theo tên địa phương cho cấu tạo này.
Qua các giếng khoan cho thấy địa tầng mỏ Bạch Hổ gồm:
+ Các thành tạo đá móng trước Kainozoi.
+ Các thành tạo trầm tích Kainozoi.
( Bảng I-1: Địa tầng mỏ Bạch Hổ)
1. Đá móng trước Kainozoi
Tầng móng được thành tạo bởi đá macma kết tinh chủ yếu là các đá macma axit gồm các thể xâm nhập Granioit, đa số là Granit biotit, Granit 2 mica, Granitđiorit có tuổi tuyệt đối từ 245 ± 7 triệu năm (Trias sớm) đến 89 ± 3 triệu năm (Creta). Đá bị thay đổi ở các mức độ khác nhau bởi quá trình biến đổi thứ sinh. Các bề mặt phân hóa không đều, không liên tục. Bề dày lớp phong hóa có thể lên tới 160m. Độ rỗng và độ nứt nẻ phân bố không đều và phức tạp. Lớp đá móng bị phong hóa và đới nứt nẻ là nơi chứa dầu khí, cung cấp sản lượng dầu thô quan trọng của mỏ (hơn nửa trữ lượng).
2. Các thành tạo Kainozoi
Các thành tạo Kainozoi phủ trên đá móng không đồng nhất là trầm tích có tuổi từ Paleogen đến Đệ Tứ.
a. Trầm tích Paleogen:
+ Oligoxen dưới
Điệp Trà Cú (P31 tr.c):
Gồm sét bột và cát kết xen lớp, có các vỉa mỏng sỏi kết, than và đá núi lửa có thành phần bazơ. Có bề dày lớn nhất là 750m ở cánh cấu tạo và không có ở đỉnh vòm Trung Tâm và phần vòm Bắc. Tướng sông hồ đầm lầy. Các tầng sản phẩm đã được xác định từ trên xuống VI, VII, VIII, IX, X chứa dầu công nghiệp. Đó là các tập cát kết có dạng thấu kính phức tạp gồm cát kết màu xám, hạt độ từ trung bình đến mịn, độ chọn lựa tốt, độ rỗng biến đổi từ 10-20%, tầng phản xạ 11 trùng với nóc điệp Trà Cú.
+ Oligoxen trên
Điệp Trà Tân (P32 tt):
Phụ Điệp Trà Tân dưới: dày từ 0 đến 801m, sét kết (40-70%) bột kết và cát kết, nằm giữa tầng phản xạ 10 và 11.
Phụ Điệp Trà Tân trên: dày từ 50 đến 1000m chủ yếu là sét kết có màu đen chứa nhiều vật chất hữu cơ (1-10%), đây là tầng sinh dầu cũng như tầng chắn của mỏ, nằm giữa tầng phản xạ 7 và 10.
Ở nhiều giếng có các vỉa và đai cơ đá bazơ gốc núi lửa: tuff, bazan, andesit,… có chiều dày tới 20m có các vỉa than mỏng. Các lớp chứa dầu phân bố không đều và không liên tục, được định danh từ IA, IB, II, III, IV và V. Ở vòm Bắc và Trung Tâm có các tầng sản phẩm 23 và 24. Phía Nam có các thấu kính cát kết 25, 26 và 27.
b. Trầm tích Neogen:
+ Mioxen dưới
Điệp Bạch Hổ (N11 bh):
Phụ điệp Bạch Hổ dưới: Trầm tích của điệp là sự xen kẽ các lớp cát kết, sét kết và bột kết. Càng gần với phần trên của phụ điệp khuynh hướng cát hạt thô càng rõ. Cát kết thạch anh màu xám sáng, hạt độ từ nhỏ đến trung bình, dộ lựa chọn trung bình, được gắn kết chủ yếu bằng ximăng sét, kaolinit, lẫn với ít cacbonat. Bột kết từ xám đến nâu, xanh đến xanh tối, trong phần dưới chứa nhiều sét.
Phụ điệp Bạch Hổ trên: Phần dưới của phụ điệp này là những lớp cát hạt nhỏ với những lớp bột rất mỏng. Phần trên chủ yếu là sét kết và bột kết, đôi chỗ gặp những vết than và glauconit.
Trong trầm tích điệp Bạch Hổ rất giàu bào tử Magnastriatites howardi và phấn Shorae. Bề dày của điệp 600-700m.
+ Mioxen giữa
Điệp Côn Sơn (N12 cs):
Gồm chủ yếu các lớp các kết acco xen không đều và sét bột kết, còn có các lớp mỏng sỏi, sét vôi kẹp các lớp than nâu. Bề dày từ 850m-900m, trầm tích biển nông ven biển, không gặp dầu khí.
+ Mioxen trên
Điệp Đồng Nai (N13 đn):
Gồm cát kết thạch anh xen lớp sỏi và sét, sét bột kết các lớp mỏng vôi, thấu kính than thuộc môi trường biển nông, ven bờ. Bề dày từ 600-650m, không chứa dầu.
c. Các trầm tích Plioxen-Đệ tứ
Điệp Biển Đông (N2-Q bđ):
Phủ bất chỉnh hợp trên trầm tích Mioxen. Thành phần thạch học chủ yếu là cát thô, sỏi xen kẽ các lớp mỏng bột nhiều Foraminifera, môi trường biển nông, dày từ 650m-700m, không chứa dầu.
Bảng I-1: ĐỊA TẦNG MỎ BẠCH HỔ
II. KIẾN TẠO MỎ BẠCH HỔ
Bạch Hổ là một cấu tạo lồi gồm 3 vòm có phương theo á tuyến. Nó bị phức tạp bởi hệ thống phá hủy kiến tạo, biên độ kéo dài giảm dần về phía trên mặt cắt.
Cấu tạo Bạch Hổ là một cấu tạo bất đối xứng. Đặc biệt, ở phần vòm góc dốc của đá tăng dần theo độ sâu từ 8-280 cánh Tây, từ 6-210 cánh Đông. Trục uốn nếp ở phần kề vòm thấp dần về phía Bắc dưới một góc 4-60, đi ra xa tăng lên 4-90, mức độ nghiêng chiều của đá khoảng 70-400m/km. Trục ở phía Nam sụt xuống thoải hơn, mức độ nghiêng chiều của đá khoảng 50-200m/km.
Phá hủy kiến tạo chủ yếu của cấu tạo theo hai hướng: á kinh tuyến và đường chéo.
Đứt gãy á kinh tuyến số I và II có hình dạng phức tạp, kéo dài trong phạm vi vòm Trung Tâm và vòm phía Bắc; biên độ cực đại đạt tới 900m ở móng và theo chiều ngang ở vòm Trung Tâm. Độ nghiêng của bề mặt đứt gãy khoảng 600 (?).
+ Đứt gãy I chạy theo cánh phía Tây của uốn nếp, theo móng và tầng tầng phản xạ địa chấn SH-11. Biên độ thay đổi từ 400m ở vòm Nam đến 500m theo chiều ngang của vòm Trung Tâm và kéo dài trong phạm vi vòm Bắc. Ở vòm Bắc đứt gãy I quay theo hướng Đông Bắc.
+ Đứt gãy II chạy theo dọc sườn Đông của vòm Trung Tâm, hướng của đứt gãy ở vòm phía Bắc thay đổi về hướng Đông Bắc.
Sự dịch chuyển ngang bề mặt cũng được xác định bằng các đứt gãy cắt III, IV, V và đứt gãy số VIII. Hiện tượng lượn sóng của trục uốn nếp giữ vai trò quan trọng trong việc thành tạo cấu trúc mỏ hiện nay như các đứt gãy chéo (ở phần vòm hầu như á kinh tuyến), đã phá hủy khối nâng thành một loạt đơn vị cấu trúc kiến tạo.
· Vòm Trung Tâm: là phần cao nhất của cấu tạo. Đó là những mõm địa lũy lớn nhất của phần móng. Trên sơ đồ, nó được nâng cao hơn so với vòm Bắc và vòm Nam tương ứng của móng là 300m và 500m. Phía Bắc ngăn cách bằng đứt gãy thuận số IX, có phương kinh tuyến và hướng đổ bề mặt quay về hướng Tây Bắc. Phía Nam được giới hạn bằng đứt gãy số IV có phương vĩ tuyến với hướng đổ bề mặt về Nam. Các phá hủy chéo IIIa, IIIb, IV làm cho cánh Đông của vòm bị phá hủy thành một loạt khối dạng bậc thang lún ở phía Nam.
Biên độ của những phá hủy tăng dần về phía Đông, đạt tới 900m và tắt hẳn ở vòm.
· Vòm Bắc: là phần phức tạp nhất của khối nâng. Nếp uốn địa phương được thể hiện bởi đứt gãy thuận số I có phương kinh tuyến và các nhánh của nó. Hệ thống này chia vòm ra hai khối cấu trúc riêng biệt. Ở phía Tây nếp uốn dạng lưỡi trai tiếp nối với phần lún chìm của cấu tạo. Cánh Đông và vòm của nếp uốn bị chia cắt thành nhiều khối bởi một loạt các đứt gãy thuận VI, VII, VIII có phương chéo đổ về hướng Đông Nam tạo thành dạng địa hào, dạng bậc thang. Trong đó, mỗi khối phía Nam lún thấp hơn khối phía Bắc kề cận.
Theo mặt móng, bẫy cấu tạo của vòm Bắc được khép kín bởi đường đồng mức 4300m. Lớp Oligoxen-Đệ tứ của phần này cấu tạo đặc trưng bởi bề dày trầm tích.
· Vòm Nam: là phần lún chìm sâu nhất của cấ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D [Free] Khóa luận Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ tiền lương tại Công ty cổ phần g Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Khóa luận Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng con đường trọng tài tron Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Khóa luận Pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ và thực trạng tại Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 4
X [Free] Khóa luận Các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại Tài liệu chưa phân loại 3
M [Free] Khóa luận Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Khóa luận Công ty TNHH do một cá nhân làm chủ theo luật doanh nghiệp (2005) Tài liệu chưa phân loại 0
R [Free] Khóa luận Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo pháp luật dân sự Việt Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Khóa luận Quy chế pháp lý của người Việt Nam ở nước ngoài – liên hệ với quy chế pháp lý của n Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Khóa luận Tìm hiểu pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Khóa luận Tìm hiểu pháp luật về quyền sở hũư công nghiệp Tài liệu chưa phân loại 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top