dark369_963

New Member

Download Khóa luận Chia tài sản chung của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn miễn phí





Mục lục Trang
Lời mở đầu. .1
Chương 1 : Khái niệm chung về chế độ tài
sản của vợ chồng và chia tài sản chung
của vợ chồng theo hệ thống pháp luật
hôn nhân và gia đình việt nam. 4
1.1.Khái niệm chung về chế độ tài sản của vợ chồng. 4
1.1.1.Khái niệm chế độ tài sản của vợ chồng. 4
1.1.2.Nội dung chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn
nhân và gia đình Việt Nam năm 2000. 5
1.2.Khái lược vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong
pháp luật Việt Nam. 11
1.2.1.Khái niệm về chia tài sản chung của vợ chồng. 11
1.2.2.Sơ lược các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng
trong hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. 12
Chương 2 : Các trường hợp chia tài sản
chung của vợ chồng theo luật hôn nhân
và gia đình năm 2000. 16
2.1.Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. 16
2.1.1.Mục đích quy định chia tài sản chung của vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân 16
2.1.2. Điều kiện chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân. 17
2.1.3.Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân. 21
2.1.4.Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân. 22
2.2.Chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước
hay bị Toà án tuyên bố là đã chết. 25
2.2.1.Điều kiện chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên
chết trước hay bị Toà án tuyên bố là đã chết. 25
2.2.2.Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên
chết trước hay bị Toà án tuyên bố là đã chết. 29
2.2.3.Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng
khi một bên chết truớc hay bị Toà án tuyên bố là đã chết. 30
2.3.Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 32
2.3.1.Căn cứ chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 32
2.3.2.Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 33
2.3.3.Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng
khi ly hôn. 42
Chương 3 : Thực tiễn áp dụng pháp luật về
chia tài sản chung của vợ chồng và một
số kiến nghị. 47
3.1.Thực tiễn áp dụng pháp luật về chia tài sản chung của vợ
chồng. 47
3.1.1.Nhận xét chung. 47
3.1.2.Một số trường hợp cụ thể về chia tài sản chung của vợ chồng. 49
3.2.Một số kiến nghị. 51
Kết luận. 55
 
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

quy định này. Hơn nữa với quy định này sẽ tao ra “lỗ hổng pháp luật” cho việc “trốn tránh” trách nhiệm đóng góp của vợ chồng vào đời sống chung của gia đình.Vì vậy theo em, cần có quy định cụ thể về trách nhiệm của vợ chồng đối với đời sống chung của gia đình khi chia tài sản chung.
Qua phân tích trên cho thấy, quy đinh về hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là chưa đầy đủ, chưa hợp lý và chính xác. Luật HN&GĐ cần quy định rõ hơn trách nhiệm của các bên đối việc duy trì sự ổn định và phát triển của gia đình sau khi chia tài sản chung. Và quy định rõ những tài sản mà vợ chồng có được sau khi chia tài sản chung do được thừa kế chung, tặng cho chung là tài sản chung của vợ
chồng, trừ trường hợp người để lại di sản thừa kế, người tặng cho tài sản đã
có sự phân định rõ quyền của mỗi bên vợ, chồng trong khối tài sản đó.
Sau khi chia tài sản, vợ chồng có thể khôi phục lại chế độ tài sản chung, trên cơ sở có văn bản thỏa thuận giữa vợ chồng về việc khôi phục tài sản chung và có người làm chứng hay chứng thực theo yêu cầu của vợ, chồng hay theo quy định của pháp luật.( Điều 9 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ).
Với điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, việc quy định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là rất cần thiết, đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội và nhu cầu của thực tiễn. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả điều chỉnh của pháp luật, giải quyết tốt các tranh chấp có thể xảy ra thì pháp luật cần quy định về vấn đề này một cách chặt chẽ, logic và hợp lý hơn.
2.2.chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước hay bị tòa án tuyên bố là đã chết.
2.2.1.Điều kiện chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước hay bị Tòa án tuyên bố là đã chết.
Nếu kết hôn là sự kiện làm gắn kết những “cá nhân” độc lập để trở thành một “thực thể” mới – gia đình, nhằm mục đích chung sống với nhau suốt đời, xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững, thì chết lại là sự kiện làm chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng. Việc một bên chết trước hay bị Tòa án tuyên bố là đã chết sẽ làm chấm dứt hoàn toàn quan hệ nhân thân cũng như quan hệ tài sản giữa các bên. Do vậy để đảm bảo quyền lợi cho bên còn sống và quyền lợi của những người thừa kế tài sản khác, pháp luật HN&GĐ có đặt ra vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước và việc thừa kế tài sản giữa vợ chồng.
Khoản 1 Điều 31 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định : “Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế ”Hay nói cách khác vợ, chồng có thể thừa kế tài sản của nhau theo di chúc hay theo pháp luật.
2.2.1.1.Thừa kế theo pháp luật.
Thừa kế theo pháp luật được đặt ra khi một bên vợ hay chồng có di sản thừa kế chết đi, nhưng không lập di chúc hay có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp.
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định, tại điểm a khoản 1 Điều 676 BLDS 2005 quy định: vợ, chồng thuộc hàng thừa kế thứ nhất cùng với cha mẹ đẻ (nuôi) và con đẻ (nuôi) của người chết.
Điều kiện để vợ, chồng được hưởng di sản thừa kế của nhau theo luật là giữa họ phải tồn tại một quan hệ hôn nhân hợp pháp, tức đó là quan hệ hôn nhân có đăng ký kết hôn, không vi phạm các trường hợp cấm kết hôn và tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn. Ngoài ra, quan hệ “hôn nhân thực tế” cũng được coi là có giá trị pháp lý khi thỏa mãn các quy định của pháp luật.
Theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội khóa X về việc thi hành luật hôn nhân và gia đình năm 2000 tại mục 3 điểm a, b có hướng dẫn về “ hôn nhân thực tế ”như sau:
a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực, mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000;
b) Nam và nữ sống chung với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghiã vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ này Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.
Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng;”
Như vậy trên đây là các trường hợp đã được pháp luật cộng nhận là quan hệ “hôn nhân thực tế ”, do đó đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ vẫn chưa đăng ký kết hôn nhưng có một bên vợ hay chồng chết thì bên còn sống vẫn có quyền thừa kế tài sản của bên đã chết.
Trường hợp cán bộ và bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc hồi năm 1954, đã có vợ, có chồng ở miền Nam mà lấy vợ hay lấy chồng ở miền Bắc thì theo hưóng dẫn của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 tại mục 2 điểm d3, thì vẫn xử lý theo Thông tư số 60 TATC ngày 22/2/1978 của TANDTC. Theo tinh thần của thông tư, thì đây là trường hợp ngoại lệ, là hậu quả của chiến tranh, vì vậy cuộc hôn nhân sau của cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc vẫn là cuộc hôn nhân hợp pháp. Trừ khi có căn cứ cho rằng người vợ hay người chồng tập kết đã có vợ hay chồng ở miền Nam nhưng lại nói dối là chưa có nay người vợ hay chồng sau cho rằng mình bị lừa dối nên xin hủy việc kết hôn của họ, thì Tòa án xử hủy việc kết hôn. Bởi vậy nếu một bên vợ hay chồng chết thì người vợ hay chồng sau vẫn có quyền thừa kế tài sản của người đã chết.
Ngoài ra, Điều 680 BLDS năm 2005 còn quy định việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn hay đã kết hôn với người khác như sau:
“1.Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn
tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản”. Mặc dù có chia tài sản chung nhưng về bản chất mối quan hệ hôn nhân vẫn còn tồn tại cho nên quyền thừa kế của các bên là đương nhiên.
“2. Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hay đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hay quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.” Quan hệ hôn nhân chỉ thực sự chấm dứt khi bản án hay quyết định ly hôn của Tòa có hiệu lực pháp luật. Hay nói cách khác quan hệ hôn nhân vẫn còn tồn tại nên một bên vợ hay chồng vẫn có quyền hưởng di sản thừa kế khi một bên chết trước.
“3. Người đang là vợ hay chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.” Đây là trường hợp mà tạ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D [Free] Khóa luận Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ tiền lương tại Công ty cổ phần g Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Khóa luận Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng con đường trọng tài tron Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Khóa luận Pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ và thực trạng tại Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 4
X [Free] Khóa luận Các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại Tài liệu chưa phân loại 3
M [Free] Khóa luận Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Khóa luận Công ty TNHH do một cá nhân làm chủ theo luật doanh nghiệp (2005) Tài liệu chưa phân loại 0
R [Free] Khóa luận Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo pháp luật dân sự Việt Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Khóa luận Quy chế pháp lý của người Việt Nam ở nước ngoài – liên hệ với quy chế pháp lý của n Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Khóa luận Tìm hiểu pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Khóa luận Tìm hiểu pháp luật về quyền sở hũư công nghiệp Tài liệu chưa phân loại 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top