motvongtraibong

New Member

Download miễn phí Luận văn Hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước tỉnh Bắc Ninh





Tính đến nay, tỉnh Bắc Ninh có 23 DNNN, trong đó có 19 DNNN hoạt động kinh doanh và 4 DNNN hoạt động công ích. Căn cứ theo ngành kinh tế kỹ thuật trực tiếp quản lý có thể phân loại DNNN tỉnh Bắc Ninh thành các loại tho đơn vị chủ quản. Trong số các doanh nghiệp nhà nước tỉnh Bắc Ninh thì số đông tập trung hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp mà cụ thể Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh quản lý 6 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhà nước hoạt đông trong lĩnh vực xây dựng xếp ngay sau các doanh nghiệp nông nghiệp về số lượng cụ thể là Sở Xây dựng quản lý ít hơn 01 doanh nghiệp so với Sở Nông nghiệp và PTNT. Sở Thương mại và du lịch quản lý 03 doanh nghiệp và các Sở Công nghiệp - TTCN và Giao thông vận tải quản lý 02 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp còn lại được chia đều cho các Sở Văn hoá thông tin, Tài chính vật giá, Giáo dục và đào tạo, Y tế và UBND thị xã Bắc Ninh mỗi đơn vị chịu trách nhiệm quản lý 01 doanh nghiệp.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


trường xã hội 2.076 tỷ đồng tăng 17,3% so với cùng kỳ. Giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 39,4 triệu USD, trong đó địa phương 15,2 triệu USD tăng 1,7% so với 2001, giái trị nhập khẩu ước đạt 55 triệu USD tăng 12,1%, trong đó địa phương 36,6 triệu USD tăng 10,7% so với cùng kỳ.
Hoạt động du lịch phục vụ 60 nghìn lượt khách du lịch tăng 62%, doanh thu đạt 28 tỷ đồng tăng 9,8% so với năm 2001.
Dịch vụ bưu điện tăng trưởng mạnh, doanh thu ước đạt 91 tỷ đồng tăng 36 %, lắp đặt thêm 19 nghìn máy điện thoại tăng 54% so với năm 2001, bình quân đạt 5,4 máy/ 100 người.
Dịch vụ vận tải ổn định, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân: Khối lượng vận chuyển hàng hoá đạt 4,14 triệu tấn, tăng 12,9% vận chuyển hành khách đạt 2,85 triệu lượt người, tăng 8% so với cùng kỳ.
+ Đầu tư:
Ước thực hiện vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 1916,3 tỷ đồng, tăng 18% so voí năm 2001, tỷ lệ đầu tư so với tổng sản phẩm trong tỉnh 41,1% ( năm 2001 là 40,8%); về cơ cấu đầu tư: XDCB chiếm 70,3%, bổ xung vốn lưu động 20,1%, chi đầu tư phát triển khác 9,6%
3.1.6- Cơ sở hạ tầng
* Mạng lưới giao thông:
+ Giao thông đường bộ: Hệ thống giao thông đường bộ cuả tỉnh (quốc lộ, đường tỉnh và đường liên huyện) tương đối hoàn chỉnh và phát triển tương đối tốt. Như đường quốc lộ 1A, 1B, quốc lộ 18, 38,đường cao tốc.
- Các đường tỉnh nối liền trung tâm tỉnh tới các huyện, xã, nối Bắc Ninh với các tỉnh lân cận như đường tỉnh 280, 282, 286, 295, 281, 284, 285, 271, 291, 272, 283, 284... với chất lượng đường khá tốt đáp ứng được nhu cầu về giao thông và đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế của Bắc Ninh.
Ngoài ra, còn có hệ thống đường huyện, thị xã, đường xã và đường thôn xóm khá phát triển và từng ngày được nâng cấp, xây mới. Cùng với sự phát hệ thống giao thông đường thuỷ, đường sắt như: Đường sông có khả năng khai thác cho các phương tiện vận tải thuỷ có trọng tải từ 200- 400 tấn thông qua. Đường sắt xuyên Việt đi Trung Quốc, đoạn chạy qua địa phận Bắc Ninh dài 20 km qua 4 ga do Tổng cục Đường sắt quản lý.
3.2- Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chung là quan sát số lớn có cơ sở biện chứng và cụ thể ở từng thời gian và địa điểm (phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử). Trên cơ sở phương pháp chung này các phương pháp nghiên cứu cụ thể cũng được sử dụng như sau:
3.2.1- Phương pháp thống kê kinh tế.
Là phương pháp nghiên cứu mặt lượng của các hiện tượng kinh tế- xã hội số lớn trong mối liên hệ chặt chẽ với các mặt chất ở điều kiện địa điểm và thời gian cụ thể. Phương pháp này được vận dụng để:
a) Thu thập số liệu: Bao gồm số liệu thứ cấp như tình hình cơ bản của địa phương, tình hình phát triển kinh tế, xã hội, kết quả sản xuất kinh doanh của địa phương. Các số liệu này được thu thập qua Phòng Tổng hợp- Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở ,ban, ngành của địa phương thông qua các báo cáo định kỳ và các cuộc điều tra chuyên môn.
b) Điều tra điển hình: Tiến hành điều tra chuyên môn ở một số Công ty, doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh và thông qua quá trình thâm nhập thực hiện công tác xây dựng và đánh giá các phương án, thực thi chính sách đối với các đối tượng lao động.
c) Phân tích số liệu: Thực hiện phân tổ thống kê khi nghiên cứu mối liên hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các tiêu thức của hiện tượng. Tính toán các chỉ tiêu giải thích, phân tích, so sánh và cân đối để đánh giá mức độ quy luật biến động và các yếu tố ảnh hưởng của các vấn đề nghiên cứu.
3.2.2- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo.
Nhằm thu thập có chọn lọc ý kiến đánh giá của các chuyên gia trong từng lĩnh vực chuyên sâu: Các nhà lãnh đạo, các chủ doanh nghiệp, giám đốc công ty, người lao động, người lao động dôi dư… qua đó tham khảo những nhận xét đánh giá và đề xuất về tình hình, nguyên nhân và những phương án giải quyết.
3.2.3 Phương pháp so sánh
Là phương pháp só sánh các chỉ tiêu kinh tế, số liệu đã xử lý qua các mốc thời gian. ậ đây chúng tui sử dụng 3 kỳ ngiên cứu là năm 2000 và năm 2002. Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu đề tài với mục đích nhằm đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh tế .
3.2.4.- Phương pháp mô hình hoá.
Là phương pháp mô phỏng các hiện tượng kinh tế- xã hội phức tạp, ít có khả năng biểu diễn bằng số liệu, được thể hiện thông qua các mô hình biểu đồ, đồ thị để lượng hoá và diễn đạt các hiện tượng kinh tế- xã hội đó. Đề tài sử dụng phương pháp này để nghiên cứu và lý giải các vấn đề phức tạp như cung- cầu lao động, những yếu tố ảnh hưởng và hệ thống hoá các giải pháp.
3.2.5- Phương pháp dự tính dự báo.
Thông qua các dữ kiện, dữ liệu đã có và những kiến thức tích luỹ trong quá trình học tập đưa ra những khuynh hướng, kết quả có thể có của tình hình thực tế. Và nhờ vậy có thể đưa ra được những đấnh giá, nhận xét mang tính chính xác, khách quan hơn phù hợp với hoàn cảnh địa phương.
Phần 4
kết quả nghiên cứu
4.1- Phương án sắp xếp lại DNNN của tỉnh giai đoạn 2002-2005
4.1.1- Tình hình doanh nghiệp của tỉnh
a- Thực trạng của các DNNN thuộc tỉnh
* Thực trạng DNNN trước khi thực hiện Chỉ thị số 20/1998/CT-TTg
Năm 1997 khi được tái lập lại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 9 doanh nghiệp Nhà nước cùng với số doanh nghiệp Nhà nước phải chia tách từ tỉnh Hà Bắc (cũ) và được thành lập mới ở tỉnh Bắc Ninh là 16 doanh nghiệp, do vậy cuối năm 1997 tổng số doanh nghiệp trực thuộc là 25 doanh nghiệp. Trong số 25 doanh nghiệp trực thuộc có 2 doanh nghiệp của ngành công nghiệp, 9 doanh nghiệp của ngành nông nghiệp, 6 doanh nghiệp của ngành giao thông vận tải và xây dựng, 4 doanh nghiệp của ngành thương mại dịch vụ, 1 doanh nghiệp của ngành tài chính và 3 doanh nghiệp của ngành y tế, giáo dục, văn hoá. Đến cuối năm 1999, tỉnh thành lập mới thêm 3 doanh nghiệp Nhà nước đồng thời chỉ đạo thực hiện làm điểm cổ phần hoá 01 donh nghiệp nhà nước và chuyển 2 đơn vị sự nghiệp có thu thành doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích do vậy cuối năm 1999 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có tổng số 29 doanh nghiệp.
* Thực trạng DNNN sau khi thực hiện Chỉ thị số 20/1998/CT-TTg đến nay
Từ khi có chỉ thị số 20/1998/CT-TTg bằng việc thành lập Ban Đổi mới và phát triển doanh nghiệp UBND tỉnh Bắc Ninh đã theo dõi sát sao và chỉ đạo công tác đổi mới doanh nghiệp của tỉnh một cách khá hiệu quả. Sau khi có chỉ thị số 20/1998/CT-TTg công tác đổi mới và phát triển doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh đã có những kết quả khả quan thông qua một số tiêu chí cụ thể.
Tính đến nay sau gần 5 năm thực hiện chỉ thị 20/1998/CT-TTg tỉnh đã chỉ đạo thực hiện cổ phần hoá cho 09 doanh nghiệp, trong đó thực hiện cổ phần cho 06 doanh nghiệp độc lập, cổ phần thường của Nhà nước 2.862 triệu đồng. Ta có tình hình các doanh nghiệp trên địa bàn như sau:
Biểu 5: Tình hình các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
TT
Danh mục doanh nghiệp
Vốn
(Tr.đồng)
Lao động
(người)
Ghi chú
1
C.ty Khai thác công trình thuỷ lợi Bắc Đuống
105....

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý và hoạt động tác nghiệp tại hiệu sách Nguyễn Văn C Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Xây dựng một phân hệ hỗ trợ việc thu thập và bước đầu xử lý ý kiến - thông tin của các chuyên Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Xây dựng một phân hệ hỗ trợ một số quy trình phân loại và sắp xếp các phương án cần lựa chọn Luận văn Kinh tế 0
G [Free] Dự án hỗ trợ cho giải pháp vấn đề nguồn nhân lực ở trung tâm y tế huyện Thọ Xuân Thanh Hoá Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Thiết kế và xây dựng phần mềm sắp xếp tiếng việt theo trường họ tên hỗ trợ cho việc tuyển sin Luận văn Kinh tế 0
P [Free] Hệ thống các chính sách và biện pháp hỗ trợ để thực hiện định hướng phát triển xuất nhập khẩu Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Hỗ trợ xuất khẩu trong khuôn khổ thanh toán tín dụng chứng từ ở Sở giao dịch I - Ngân hàng đầ Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Nghiên cứu việc sử dụng phương pháp dạy học chương trình hoá với sự hỗ trợ của phần mềm Power Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Những giải pháp nhằm hỗ trợ cho chính sách tỷ giá hiện nay Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Đề án Giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top