shusi_kute

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Hạch toán Nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần Nhà thép Đinh Lê





MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: 2

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHÀ THÉP ĐINH LÊ. 2

1.1 . Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty: 2

1.2 .Đặc điểm tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh của Công ty: 5

1.2.1- Đặc điểm cơ sở vật chất và kỹ thuật: 5

1.2.2- Đặc điểm về Sản phẩm: 6

1.2.3- Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý : 8

1.2.4- Đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất: 11

1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán: 13

1.3.1- Tổ chức bộ máy kế toán: 13

1.3.2- Hình thức sổ kế toán được sử dụng trong Công ty: 15

1.3.3- Một số đặc điểm kinh tế tài chính khác: 18

PHẦN II: 20

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHÀ THÉP ĐINH LÊ. 20

2.1. Đặc điểm và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Nhà thép Đinh Lê: 20

2.1.1. Phân loại nguyên vật liệu: 20

2.1.2. Đánh giá nguyên vật liệu 20

2.1.3. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu: 22

2.2. Hạch toán thu mua và nhập kho nguyên vật liệu 29

2.2.1. Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu và chứng từ sử dụng. 29

2.2.2. Trình tự kế toán nhập vật liệu tại Công ty CP Nhà thép Đinh Lê: 35

2.3. Hạch toán xuất kho nguyên vật liệu 40

2.3.1. Thủ tục xuất vật tư và các chứng từ sử dụng. 40

2.3.2. Trình tự kế toán xuất NVL tại Công ty CP Nhà thép Đinh Lê 43

2.4. Hạch toán thừa thiếu sau khi kiểm kê nguyên vật liệu. 47

PHẦN III 50

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CP NHÀ THÉP ĐINH LÊ 50

3.1. Đánh giá về công tác hạch toán nguyên vật liệu ở Công ty. 50

3.2. Một số tồn tại trong công tác kế toán NVL và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán NVL tại Công ty Cổ phàn nhà thép Đinh Lê: 51

3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng NVL tại Công tyCP Nhà thép Đinh Lê. 61

KẾT LUẬN 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


g từ kế toán
Chứng từ kế toán áp dụng tại Công ty được thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật Kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ, các văn bản pháp luật khác có liên quan đến chứng từ kế toán và các quy định trong chế độ này.
Hệ thống biểu, mẫu chứng từ kế toán được áp dụng tại Công ty, gồm: 5 chỉ tiêu:
+ Chỉ tiêu lao động tiền lương
+ Chỉ tiêu hàng tồn kho
+ Chỉ tiêu bán hàng
+ Chỉ tiêu tiền tệ
+ Chỉ tiêu TSCĐ
Đặc điểm tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nội dung kinh tế. Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính bao gồm 9 loại tài khoản trong bảng cân đối kế toán và 6 TK ngoài bảng.
Đặc điểm tổ chức hệ thống báo cáo
DN lập và trình bày báo cáo tài chính tuân thủ các yêu cầu qui định tại Chuẩn mực kế toán số 21 - Trình bày báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính của Công ty được lập theo đúng chuẩn mực cả về nội dung và số lượng các báo cáo bắt buộc. Bao gồm 4 báo cáo bắt buộc và các báo cáo nhằm mục đích quản trị khác.
PHẦN II:
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHÀ THÉP ĐINH LÊ.
2.1. Đặc điểm và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Nhà thép Đinh Lê:
Công ty Cổ phần Nhà thép Đinh Lê là một doanh nghiệp xây dựng có quy mô, số lượng công trình nhiều, để tạo thành những công trình, sản phẩm, Công ty sử dụng nhhiều loại vật tư, vật liệu khác nhau, số lượng mỗi loại lớn, giá trị cao.
Xét về mặt chi phí, nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và trong giá thành công trình, đặc biệt là các chi phí nguyên vật liệu chính như thép, tôn, gạch, xi măng, cát, sỏi... Chỉ cần có một thay đổi nhỏ về giá mua nguyên vật liệu cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành công trình của Công ty.
2.1.1. Phân loại nguyên vật liệu:
+ Nguyên vật liệu chính: Là cơ sở hình thành sản phẩm của Công ty như: thép cán nóng, thép mạ kẽm, thép mạ nhôm – kẽm, …
+ Nguyên vật liệu phụ: Tham gia phục vụ cho quá trình sản xuất thi công như Bulong, ốc, vít, gạch, xi măng, dây đai an toàn,…
+ Nhiên liệu: Là bộ phận đặc biệt cuả nguyên vật liệu, có tác dụng tạo ra năng lượng phục vụ cho sản xuất
Để tiện cho công tác hạch toán và theo yêu cầu đặc điểm của công việc, các loại vật liệu chính, phụ và nhiên liệu đều hạch toán chung vào tài khoản 152.
2.1.2. Đánh giá nguyên vật liệu
Đánh giá vật liệu là sự xác định giá trị vật liệu theo những nguyên tắc nhất định, đảm bảo yêu cầu chân thực, thống nhất. Nhằm thực hiện công tác kế toán một cách thuận tiện, công ty sử dụng giá trị thực tế để hạch toán vật liệu nhập, xuất kho.
* Đánh giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho:
Công ty mua nguyên vật liệu thường là với số lượng lớn với cách nhận tại kho nên các chi phí thu mua thực tế phát sinh (vận chuyển, bốc dỡ) do bên bán chịu, mọi chi phí này đều được bên bán thể hiện thông qua giá bán ghi trên hoá đơn. Vì vậy , giá thực tế của nguyên vật liệu chính là giá ghi trên hoá đơn ( không bao gồm thuế GTGT đầu vào)
Cá biệt có những trường hợp, đối với các loại vật tư phụ có số lượng nhỏ, Công ty tổ chức thu mua trực tiếp và vận chuyển về công trình nhập kho. lúc này giá thực tế của nguyên vật liệu là giá mua ghi trên hoá đơn ( không bao gồm thuế GTGT đầu vào) cộng với các khoản chi phí thu mua thực tế phát sinh như vận chuyển, bốc dỡ..
* Đánh giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho:
Khi xuất nguyên vật liệu, kế toán tính giá thực tế xuất kho theo phương pháp nhập trước-xuất trước. Do kho nằm tại công trình nên thường là có quy mô nhỏ, không thể chứa nhiều vật liệu nên giá thực tế nguyên vật liệu được ghi thường xuyên khi hạch toán, nếu hết nguyên vật liệu thì lại nhập tiếp.
Theo phương pháp nhập trước xuất trước, giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất kho được tính như sau:
Trị giá vật liệu xuất = lượng vật liệu xuất * đơn giá thực tế vật liệu mua trước.
Ví dụ:
Đầu tháng, lượng thép tồn kho đầu kỳ: 2,5 tấn, đơn giá 16.600 triệu đồng/tấn. Ngày 05/08, nhập kho 2 tấn thép, đơn giá 16.000 trđ/tấn. Tới ngày 17/08, xuất kho 3 tấn cho sản xuất. Khi đó ta có trị giá nguyên vật liệu xuất kho:
Giá trị VL xuất = 2,5 x 16.600 + 0.5 x 16.000 = 49.500 triệu đồng.
2.1.3. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu:
Do vật liệu trong Công ty chiếm tỷ trọng lớn mà phần lớn lại là mua ngoài và một phần từ gia công. Vì vậy, việc quản lý vật tư là rất cần thiết. Mặt khác, tổ chức quản lý tốt nguyên vật liệu là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho Công ty. Trên cơ sở nhận thức rõ điều đó, công ty đã tổ chức quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu tại tất cả các khâu.
Khâu thu mua: Việc thu mua nguyên vật liệu được thực hiện trên kế hoạch sản xuất thông qua các chỉ tiêu quy định của Công ty mà lập kế hoạch thu mua vật liệu cho từng tháng, quý, năm sao cho vừa tiết kiệm được các chi phí vừa đem lại hiệu quả cao.
Vật liệu phải đảm bảo đầy đủ về số lượng, chủng loại và chất lượng, có nguồn cung cấp tương đối ổn định, có đội ngũ chuyên làm nhiệm vụ thu mua. Việc giao nhận vật liệu được theo dõi từ khi vận chuyển đến khi mua về nhập kho, có bộ phận kiểm tra chất lượng làm nhiệm vụ kiểm tra phẩm chất, quy cách của vật liệu.
Khâu bảo quản: Công ty cũng đã xây dựng hệ thống kho vật tư rộng rãi chắc chắn ngay tại nơi sản xuất để có thể cung cấp kịp thời nguyên vật liệu cho các xưởng sản xuất. Những kho này được xây dựng khá kiên cố và được sử dụng trong thời gian dài. Đồng thời công ty có một đội ngũ nhân viên thủ kho có phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn để quản lý nguyên vật liệu tồn kho và thực hiện các nghiệp vụ nhập, xuất kho.
Khâu sử dụng: Phần lớn nguyên vật liệu được xuất cho việc sản xuất và được quản lý theo định mức nguyên vật liệu mà công ty đã quy định cho. Việc xuất kho vật tư đòi hỏi phải có đầy đủ hoá đơn, chứng từ cần thiết, có sự ký duyệt của ban lãnh đạo, các phòng ban liên quan, được tiến hành theo đúng thủ tục và được ghi chép đầy đủ, chính xác, nhằm đảm bảo sự hợp lý, đầy đủ, tiết kiệm và hiệu quả trong sử dụng nguyên vật liệu.
Khâu dự trữ: Để quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và sử dụng vốn tiết kiệm, Công ty đã xây dựng mức tồn kho đối đa và tối thiểu cho từng danh điểm vật tư, đặc biệt đối với nguyên vật liệu mà thị trường khan hiếm thường được dự trữ với khối lượng lớn. Những loại vật liệu có sẵn trên thị trường và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị sản xuất thì Công ty không dự trữ, khi có nhu cầu sử dụng mới tiến hành thu mua.
Bên cạnh đó bộ phận quản lý vật tư có trách nhiệm quản lý vật tư và làm theo lệnh giám đốc tiến hành nhập - xuất - tồn vật tư trong tháng, định kỳ kiểm kê để tham mưu cho giám đốc...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B [Free] Hoàn thiện hạch toán nguyên liệu, vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tr Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Hạch toán kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH Thiết Bị Kỹ Thuật & Luận văn Kinh tế 0
A [Free] Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại chức tại công ty điện và dịch vụ phát Luận văn Kinh tế 0
D [Free] Hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tă Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Thương mại Lâ Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Hoàn thiện hạch toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần ch Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Tiện Lợi Luận văn Kinh tế 0
Z [Free] Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Thư Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hoàn thiện hạch toán kế toán bán và xác định kết quả kinh doanh của Công ty X Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top