socnau_hoxam

New Member

Download miễn phí Đề tài Giải pháp về vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay





Trong cơ chế thị trường, đi đôi với việc mở rộng và khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân, Chính phủ đang xúc tiến các biện pháp đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với khu vực kinh tế quốc doanh. Thường đổi mới chủ yếu là thu hẹp phạm vi và quy mô của khu vực này bằng cách tư nhân hoá, cổ phần hoá phần lớn các xí nghiệp quốc doanh. Vì thế, nguồn cấp phát của ngân sách nhà nước cho các doanh nghiệp quốc doanh sẽ có xu hướng giảm đáng kể về tỷ trọng và số lượng. Các doanh nghiệp quốc doanh phải chủ động bổ sung phần thiếu hụt bằng các nguồn vốn tài trợ khác.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ì sát nhập doanh nghiệp yếu kém vào những doanh nghiệp cùng loại.
Chia tách doanh nghiệp nhà nước áp dụng đối với các doanh nghiệp và tổng công ty nhà nước mà sự hình thành không phải xuất phát từ nhu cầu khách quan mà chỉ là sự liên kết một cách rời rạc do mệnh lệnh hành chính bắt buộc dẫn đến hoạt động của toàn tổng công ty cũng như các đơn vị thành viên đều kém hiệu quả. Có thể tách một số hay toàn bộ các đơn vị thànhviên ra khỏi Tổng công ty để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đó hoạt động có hiệu quả hơn.
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, nhằm huy động vốn của xã hội vào việc đầu tư đổi mới công nghệ, thay đổi cách quản lý, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần tăng trưởng kinh tế. Giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước là những biện pháp thiết thực sắp xếp lại và đổi mới những doanh nghiệp nhà nước quy nhỏ, kinh doanh thua lỗ kéo dài hay không cần duy trì sở hữu nhà nước nhằm tạo điều kiện cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước, đảm bảo lợi ích của nhà nước cũng như của người lao động.
I.3. Quản lý nhà nước và thực hiện quyền sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước.
Cũng như mọi doanh nghiệp khác, doanh nghiệp nhà nước chịu sự quản lý nhà nước đối với sự thành lập, tổ chức hoạt động và các vấn đề khác. Mặt khác doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp của nhà nước, thuộc sở hữu nhà nước, do đó, với tư cách là chủ sở hữu, nhà nước thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp.
Việc quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước do Chính Phủ thống nhất thực hiện với những nội dung sau đây:Ban hành chính sách, cơ chế quản lý đối với từng doanh nghiệp; quyết định các biện pháp bảo hộ và hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước quan trong nền kinh tế quốc dân; tổ chức xây dựng quy hoạch và đào tạo cán bộ quản lý và cán bộ điều hành PNNN; tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật, chủ trương, chính sách, chế độ nhà nước tại các doanh nghiệp.
Quyền chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước do Chính phủ - Người thay mặt chủ sở hữu nhà nước thống nhất thực hiện với những nội dung chủ yếu sau đây.
Quyết định thành lập, sát nhập, chia tách, … đối với doanh nghiệp nhà nước.
Quyết định mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược phát triển và định hướng kế hoạch phát triển kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước.
Ban hành điều lệ mẫu của doanh nghiệp nhà nước, phê chuẩn điều lệ tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp nhà nước quan trọng.
Quyết định cấp vốn đầu tư ban đầu và đầu tư bổ sung, giao vốn cho doanh nghiệp, kiểm tra, giám sát việc khấu hao, chế độ sử dụng lợi nhuận. Phê chuẩn phương án chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố những thiết bị nhà xưởng quan trọng. Phê chuẩn phương án huy động vốn, phương án góp vốn vào các doanh nghiệp khác. Tổ chức thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với phần vốn đầu tư của nhà nước vào các doanh nghiệp.
Quy định các tiêu chuẩn, định mức… quyết định tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp của các thành viên trong hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hay giám đốc doanh nghiệp.
I.4. Giải thể và phá sản doanh nghiệp nhà nước
Giải thể doanh nghiệp nhà nước là thủ tục pháp lý nhằm chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp và xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.
Doanh nghiệp nhà nước bị xem xét để giải thể trong những trường hợp sau đây:
Thứ nhất, hết thời hạn hoạt động ghi trong quyết định thành lập mà doanh nghiệp không xin ra hạn.
Thứ 2, doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ kéo dài nhưng chưa lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.
Thứ 3, doanh nghiệp không thể thực hiện được các nhiệm vụ do nhà nước quy định sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết.
Thứ tư, việc tiếp tục duy trì doanh nghiệp là không cần thiết.
Việc giải thể doanh nghiệp nhà nước do người đã ra quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước. Đó là Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng quản lý ngành, Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hay Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền đối với các Tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp nhà nước độc lập có quy mô lớn; Bộ trưởng quản lý ngành hay Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đối với các doanh nghiệp nhà nước khác. Người quyết định giải thể doanh nghiệp nhà nước phải lập hội đồng giải thể. Hội đồng giải thể là cơ quan tham mưu cho người quyết định giải thể doanh nghiệp nhà nước và tổ chức thực hiện quyết định giải thể.
Phá sản doanh nghiệp là thủ tục pháp lý áp dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Theo thủ tục này thì doanh nghiệp nhà nước lâm vào tính trạng phá sản có thể tồn tại hay không tồn tại phụ thuộc vào đại hội chủ nợ và phụ thuộc nỗ lực chính của doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ những vấn đề cơ bản nhất quy định đối với doanh nghiệp nhà nước, thông qua việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản này không ngoài mục đích để tìm ra những vấn đề còn vướng mắc có liên quan đến huy động, sử dụng và bảo tồn vôn kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước sao cho có hiệu quả hơn bằng cách dò tìm từ yếu kém của hoạt động sử dụng vốn kinh doanh, quay lại tìm những nguyên nhân của sự yếu kém đó nó bắt nguồn từ bộ phận nào và chỉ có như vậy mới có thể giải quyết một cách có hiệu quả về vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp nhà nước đang còn hoạt động kém hiệu quả hiện nay.
ii. vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước
Trong nội dung hoạt động của tài chính doanh nghiệp, quản lý sử dụng vốn là khâu trọng tâm nhất, có tính chất quyết định tới mức độ tăng trưởng hay suy thoái của một doanh nghiệp. Quản lý sử dụng vốn kinh doanh bao gồm nhiều khâu như: xác định nhu cầu vốn kinh doanh, khai thác tạo lập vốn kinh doanh, đầu tư, sử dụng và bảo toàn vốn kinh doanh. Trước đi vào những nội dung cụ thể, cần thiết phải trở lại một vấn đề có tính nguyên lý: vốn kinh doanh là gì, những đặc trưng của nó trong quá trình hoạt động. Nhận thức rõ vấn đề này không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa trong việc định ra những luận cứ các phương pháp quản lý ấy.
II.1. Vốn kinh doanh và những đặc trưng của nó
Để tiến hành bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào cũng cần có vốn. Trong nền kinh tế thị trường, vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quy định tới các bước tiếp theo của quá trình sản xuất kinh doanh.
Vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp là một loại quỹ tiền đặc biệt. Mục tiêu của quỹ là để phục vụ cho sản xuất kinh doanh – tức là mục đích tích luỹ, không phải mục đích tiêu dùng như một vài quỹ tiền tệ khác trong doanh nghiệp. Vốn kinh doanh phải có trước khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, người ta đã nói vốn là số tiền phải được ứng trước cho kinh doanh. Song khác với một số quỹ tiền tệ khác trong doanh nghiệp, vốn kinh doanh sau khi ứng ra, được sử dụng vào kinh doanh, và sau mộ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T [Free] Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Đống Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại sở giao dịch I ngân h Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngoại thương Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng nông nghiệp Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát tri Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triể Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh ngân Luận văn Kinh tế 0
P [Free] Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Luận văn Kinh tế 0
P [Free] Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng đầu tư phát triển nông thôn Hà Tây Luận văn Kinh tế 0
A [Free] Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung- Dài hạn tại Chi nhánh ngân hàng đầu tư p Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top