kama_suky

New Member

Download Đề tài Ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ lên năng suất và tính chất vật lý của đất trồng dưa hấu, dưa lê ở phường Long Tuyền, Quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ miễn phí





MỤC LỤC
 
Trang
TÓM LƯỢC 1
MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I 3
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
I.1 SƠ LƯỢC VÙNG NGHIÊN CỨU 3
I.1.1 Điều kiện tự nhiên 3
I.1.2 Các yếu tố kinh xã hội 4
I.2 TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÂY RAU, ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ KỸ THUẬT LÀM ĐẤT TRỒNG RAU 4
I.2.1 Tầm quan trọng của cây rau đối với nền kinh tế và xã hội 4
I.2.2 Đặc điểm chung của ngành sản xuất rau: 6
I.2.3 Đất trồng rau 8
I.3 ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SẢN XUẤT RAU ĐẾN MÔI TRƯỜNG 8
I.3.1 Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường 8
I.3.2 Ảnh hưởng của việc sử dụng phân hoá học 9
I.3.3 Ảnh hưởng của thâm canh rau đến tính chất vật lý và hoá học đất 9
I.4 PHÂN HỮU CƠ VÀ VAI TRÒ TÁC DỤNG CỦA PHÂN HỮU CƠ 12
I.4.1 Phân hữu cơ 12
I.4.2 Khái niệm chất hữu cơ và sự khoáng hoá chất hữu cơ 12
I.4.3 Vai trò của phân hữu cơ 14
I.4.4 Lợi ích của việc bón phân hữu cơ 19
I.4.5 Kỹ thuật sử dụng phân hữu cơ 22
I.4.6 Sử dụng phân hữu cơ trong canh tác rau màu 23
I.4.7 Bón phân hữu cơ cho rau 24
CHƯƠNG II 25
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 25
II.1 PHƯƠNG TIỆN 25
II.1.1 Địa điểm khảo sát 25
II.1.2 Mẫu đất 25
II.1.3 Phương tiện 25
II.2 Phương pháp 25
II.2.1 Các bước thực hiện 25
II.2.2 Khảo sát các chỉ tiêu vật lý và hoá học đất các điểm khảo sát 26
CHƯƠNG III 28
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28
III.1 ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU 28
III.1.1 TỔNG QUAN 28
III.1.2 Đặc tính đất tại vùng nghiên cứu: 28
III.2 ẢNH HƯỞNG PHÂN HỮU CƠ LÊN TÍNH CHẤT VẬT LÝ ĐẤT 30
III.3 ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ LÊN NĂNG SUẤT RAU 42
CHƯƠNG IV 44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44
IV.1 KẾT LUẬN 44
IV.2 ĐỀ NGHỊ 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO .46
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hân giải này chia làm hai nhóm:
+ Nhóm những hợp chất hữu cơ ngoài mùn.
+ Nhóm những hợp chất mùn.
Nhóm những hợp chất trong đất ngoài mùn chiếm tỷ lệ thấp trong toàn bộ chất hữu cơ thường không vượt quá 10-15% (trừ than bùn hay đất dưới rừng có tầng thảm mục dày). Nhóm chất hữu cơ này gồm các chất hữu cơ thông thường có trong động vật, thực vật và vi sinh vật như: Hydrat, cacbon, Protein, Linhin, Lipit, andehyt,…
Nhóm hợp chất mùn là những hợp chất cao phân tử có cấu tạo phức tạp. Chúng chiếm tỷ lệ cao trong chất hữu cơ (khoảng 85-90%).
Bảng 4 Thang đánh giá chất hữu cơ trong đất (%CHC), (theo I.V. Chiurin, 1972).
Chất hữu cơ trong đất, %
Đánh giá
<1.0%
Rất nghèo
1.1 – 3.0%
Nghèo
3.1 – 5.0%
Trung bình
5.1 – 8.0%
Khá
>8.1%
Giàu
Khoáng hoá là quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ liên tục để tạo thành các hợp chất khoáng đơn giản, sản phẩm cuối cùng là những hợp chất tan và chất khí có sự tham gia của vi sinh vật (Nguyễn Thế Đặng, 1999). Nó sẽ trả lại cho đất các chất dinh dưỡng có ít cho cây trồng dưới dạng các chất vô cơ.
Theo Nguyễn Thế Đặng (1999), thì sự khoáng hoá phụ thuộc vào : thành phần chất hữu cơ, ẩm độ của đất (thích hợp là 70-80%), nhiệt độ (thích hợp là 25-35oC), pH đất (thích hợp 6.5-7.5), và càng thoáng khí khoáng hoá càng nhanh. Quá trình khoáng hoá xảy ra nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi tạo ra nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng. Tuy nhiên khoáng hoá xảy ra trong điều kiện yếm khí thì sẽ sinh ra nhiều chất độc có hại cho cây trồng như: CH4, CO2, H2S…(Lê Huy Bá, 2000).
Xác hữu cơ
mùn hoá khoáng hoá nhanh
khoáng hóa từ từ
Các hợp chất mùn Các hợp chất khoáng
Hình 1.2 Sự chuyển hóa chất hữu cơ trong đất( Dương Minh Viễn, 2003)
Nguồn gốc chất hữu cơ
Nguồn gốc nguyên thủy của chất hữu cơ trong đất là mô thực vật: thân, rễ, lá cây sau khi chết đi sẽ bị mục nát, hoa màu sau khi thu hoạch thì phần còn lại như: Lá hay rễ cũng bị phân hủy để cung cấp chất hữu cơ cho đất. Ngoài ra động vật cũng là nguồn cung cấp chất hữu cơ cho đất. Chất hữu cơ được bổ sung vào đất từ các nguồn sau đây:
Xác sinh vật (còn gọi là tàn tích sinh vật): Đây là nguồn hữu cơ chủ yếu. Sinh vật đã lấy thức ăn từ đất để tạo nên cơ thể chúng và khi chết đi để lại những tàn tích hữu cơ cho đất. Trong xác sinh vật có đến 4/5 là từ thực vật. Tính trung bình hàng năm đất được bổ sung từ thực vật 5-18 tấn thân, rễ và lá trên ha (Nguyễn Thế Đặng, 1999). Ngoài thực vật thì xác vi sinh vật và động vật đất đã cung cấp chất hữu cơ một phần hết sức đáng kể, mặc dù khối lượng không lớn nhưng có chất lượng tốt.
Phân hữu cơ đối với đất đang canh tác thì lượng chất hữu cơ do con người bón vào đất là nguồn hữu cơ đáng kể. Những nơi thâm canh cao người ta có thể bón tới 80 tấn hữu cơ trên ha. Nguồn phân hữu cơ bao gồm: phân chuồng, phân xanh, phân rơm rác, bùn ao,… tùy thuộc vào loại phân hữu cơ khác nhau mà chất lượng khác nhau (Ngô Ngọc Hưng, 2004).
Phân hữu cơ là loại phân bón được loài người sử dụng đầu tiên, từ gần 3000 năm trước đây ở Trung Quốc (Nguyễn Đăng Nghĩa, 2002).
Phân hữu cơ
Phân hữu cơ là tên gọi chung cho các loại phân được sản xuất từ các vật liệu hữu cơ như dư thừa thực vật, phân chuồng, phân xanh, chất thải thực vật, các phế phẩm nông nghiệp vùi trực tiếp vào đất hay ủ thành phân. Sau khi phân giải có khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây. Quan trọng hơn nữa là có khả năng tái tạo lớn. Đây là nguồn phân quý, không những tăng năng suất cây trồng mà còn có khả năng làm tăng hiệu lực của phân hóa học, cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu của đất (Ngô Ngọc Hưng, 2004).
Kinh nghiệm trong quá trình sử dụng, nghiên cứu phân bón cho thấy để đảm bảo năng suất cao và ổn định, việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng chỉ dựa vào phân vô cơ là không đủ, mà phải có phân hữu cơ ít nhất 25% trong tổng số dinh dưỡng (Vũ Hữu Yêm, 2005).
Michel Vilain (1989) đề nghị phân loại theo mức độ khoáng hóa chất hữu cơ hay khả năng tạo mùn của chất hữu cơ. Chất hữu cơ có tỷ lệ C/N cao được vùi trực tiếp vào đất không qua chế biến, chức năng chủ yếu là cải tạo đất thì được gọi là chất hữu cơ cải tạo đất. Chất hữu cơ thông qua chế biến hay không thông qua chế biến có tỷ lệ C/N thấp thì gọi là phân hữu cơ (Vũ Hữu Yêm, 2005).
Vai trò của phân hữu cơ
Vai trò của phân hữu cơ đối với cây trồng
Từ lâu vấn đề này được biết đến, chất hữu cơ trong đất có ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng, nó không thể giải thích thông qua sự thêm dinh dưỡng đơn độc. Chất hữu cơ chứa các nguyên tố N, P, K, Mg, Ca, S,… và nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết cho cây. Cây có thể hút trực tiếp một lượng chất đạm hữu cơ dưới dạng Amino Acid như: Alanine, Glyeine, còn thông thường cây hút các chất dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng có được từ sự khoáng hóa chất hữu cơ. Ví dụ: Cây lúa hút 80% chất đạm từ sự khoáng hóa chất hữu cơ trong đất, ngay cả khi đất được bón phân (Đỗ Thị Thanh Ren, 1993). Bón kết hợp thích đáng giữa phân hóa học và phân hữu cơ sẽ có tác dụng tăng năng suất cây trồng.
Phân hữu cơ có chứa đầy đủ các loại chất khoáng cần thiết cho cây trồng nhưng hàm lượng không nhiều. Mặc dù phân hữu cơ không có tác dụng tức thời như phân hóa học, nhưng bón với số lượng lớn thì tác dụng của nó không thua kém phân hóa học ( Nguyễn Thanh Hùng, 1984).
Vai trò của phân hữu cơ đối với đất
Cải tạo hóa tính đất và bồi dưỡng đất
Phân hữu cơ có tác dụng cải tạo đất toàn diện, đặt biệt nó cải tạo nhiều đặc tính xấu của đất ngoài việc cải tạo đất cùng kiệt dinh dưỡng, phân hữu cơ còn làm tăng lượng chất hữu cơ và mùn trong đất mà phân hóa học không có được. Bón phân hữu cơ đất ít bị rửa trôi thành đất bị bạc màu hay trơ cát sỏi. Chất hữu cơ có tác dụng như keo giữ lại các hạt đất rất nhỏ. Đồng thời, nếu chất mùn trong đất được tăng lên thì các chất dinh dưỡng do ta bón cho cây như: N, P, K,… cũng ít bị rửa trôi hay bay hơi đi mất. Ngoài ra, đất có tính đệm nghĩa là khi bón các loại phân hóa học hay vôi vào đất thì tính chất hóa học của đất như: chua, kiềm, mặn…ít tăng đột ngột nên cây trồng ít bị thiệt hại. Bón phân hữu cơ vào các loại đất thịt nhẹ, đất xám, đất cát làm cho đất không có cấu trúc rời rạc, nhờ đó hạn chế sự bốc hơi nước của đất và giúp cây ít bị khô héo nhanh khi bị nắng hạn, nhưng khi gặp mưa dầm thì đất ít bị dính chặt, dễ hút nước hơn…Ngược lại, đất thịt nặng hay đất sét nếu được bón nhiều phân hữu cơ thì đất trở nên tơi xốp hơn do đó cây trồng sẽ phát triển mạnh để hút nhiều thức ăn cho năng suất cao (Nguyễn Thanh Hùng, 1984).
Theo Vũ Hữu Yêm (1995) và Nguyễn Ngọc Nông (1999) cho rằng: Phân hữu cơ khi bón vào đất sau khi phân giải sẽ cung cấp thêm các chất khoáng làm phong phú thêm thành phần thức ăn cho cây và sau khi mùn hóa làm tăng khả năng trao đổi của đất. Đặc biệt là các humic aicd trong phân có tác dụng khoáng hóa đạm rất tốt trong đ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J [Free] Vấn đề bằng chứng kiểm toán trong các Cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công Ty Kiểm Toán Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Một số vấn đề về nghiệp vụ uỷ thác tại Công ty Tài chính Dầu khí Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Xây dựng phần mềm với đề tài Đánh giá rủi ro khách hàng vay vốn ngân hàng Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Báo cáo thực tập đề tài : Nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH y tế Nam Việt . Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Đề án Cơn bão tài chính tiền tệ Châu Á Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Hoàn thiện phương pháp tính và kế toán khấu hao Tài sản cố định hữu hình theo chế độ hi Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Đề tài: Phép biện chứng về mối hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nề Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Đề tài: phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đã phân tích Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Đề tài: Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam lí luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top