xu_kid_94

New Member

Download Chuyên đề Phát triển hệ thống thông tin quản lý lao động tiền lương tại công ty Xây dựng số 2 miễn phí





MỤC LỤC
Lời nói đầu
Chương I: Tổng quan chung
1. Tổng quan chung về Công ty Xây dựng số 2 – Tổng công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (vinaconex)
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty .
1.2.1. Văn phòng công ty .
1.2.3. Phòng đấu thầu và quản lý dự án xây dựng .
1.2.4. Phòng tổ chức lao động tiền lương .
1.2.5. Phòng kế toán tài chính .
4. Tổng quan chung về công tác lao động tiền lương
4.1. Tổng quan chung về phòng tổ chức lao động tiền lương
4.2. Tổng quan chung về công tác lao động tiền lương
2.2.1. Khái niệm :
2.2.2. Chức năng :
2.2.3. Nhiệm vụ :
5. Hệ thống thông tin quản lý lao động tiền lương :
3.1. áp dụng hệ thống thông tin quản lý nói chung tại Công ty xây dựng
3.2. Hệ thống thông tin quản lý lao động tiền lương :
3.2.1. Tính tất yếu của hệ thống thông tin quản lý lao động tiền lương đối với Công ty xây dựng số 2
3.2.2. Lựa chọn các phương án tối ưu
3.3. Lên kế hoạch phát triển hệ thống
Chương II
cơ sở Phương pháp luận cơ bản cho quá trình phát triển hệ thống
I . Xuất phát từ thực tiễn khách quan Từ Hệ thống thông tin phục vụ quản lý .
2. Khái niệm hệ thống thông tin .
1.1. Khai niệm
1.2. Phân loại một hệ thống thông tin trong một tổ chức .
1.2.1. Theo tính chất phục vụ của thông tin đầu ra.
1.2.2. Theo bộ phận chức năng nghiệp vụ .
1.3. Các mô hình biểu diễn hệ thống thông tin .
1.3.1. Mô hình logic
1.3.2. Mô hình vật lý ngoài .
1.3.3. Mô hình vật lý trong
2. Các phương pháp xây dựng hệ thống thông tin quản lý .
2.1. Phương pháp Top Down Design
2.2. Phương pháp Bootom Up Design
2.3. Phương pháp tổng hợp .
3. Các bước xây dựng hệ thống thông tin quản lý.
4.Các bước phân tích thiết kế hệ thống .
4.1.Khảo sát thực tế
4.1.1. Khoả sát sơ bộ .
4.1.2. Khảo sát chi tiết .
4.1.3. Một số phương pháp thường dùng để khảo sát hiện trạng:
4.2. Phân tích nghiệp vụ .
4.2.1. Phân tích sơ đồ chức năng nghiệp vụ BFD (Business Function Diagram):
4.2.2. Phân tích sơ đồ dòng dữ liệu DFD (Data Flow Diagram ).
4.2.3. Phân tích mô hình dữ liệu .
4.2.4 Mô hình quan hệ .
5. Thiết kế hệ thống .
5.1. Xác định hệ thống máy tính .
5.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu .
5.3. Thiết kế giao diện người - máy .
II. Xuất phát từ yêu cầu nội tại
Chương III
Phân tích hệ thống thông tin quản lý Lao động tiền lương
VII. Mục đích của phân tích hệ thống
2.2. Các thông tin về chức vụ bao gồm
2.3. Các thông tin về học hàm bao gồm
2.4. Các thông tin về Trình độ bao gồm
1.5. Các thông tin về đơn vị bao gồm
2.6. Các thông tin về dân tộc bao gồm
2.7. Các thông tin về ngày công bao gồm
3. Các thông tin đầu ra của hệ thống
3. Bảng tổng quan về đầu vào và đầu ra của hệ thống
VIII. Mô hình hoá dữ liệu ( ERD )
IX. Sơ đồ cấu trúc dữ liệu ( DSD )
4. Tiến hành xác định các kiểu thực thể và các thuộc tính của thực thể
5. Sơ đồ cấu trúc dữ liệu ( DSD ) :
3. Xác định các quan hệ thực thể trong hệ thống :
Chương IV
Thiết kế hệ thống thông tin quản lý lao động tiền lương
I . Khái niệm về phương pháp thiết kế top down design
4. Thiết kế màn hình
5. Thiết kế bàn phím
6. Thiết kế thực đơn
II. Thiết kế cơ sở dữ liệu :
3. Hệ cơ sở dữ liệu
4. Xây dựng cấu trúc các tệp cơ sở dữ liệu
VII. Thiết kế chương trình
3. Thiết kế các modul chức năng
VIII. Thiết kế các Query
9. Bảng chấm công
10. Hồ sơ đầy đủ
11. Huỷ hồ sơ
12. In một phần hồ sơ
13. In phụ cấp
14. In tạm ứng
15. In toàn bộ hồ sơ
16. Lương chi tiết
9. Nhập ngày công
10 . Nhập tạm ứng
11 . Sửa hồ sơ
12. Tính lương
13. Tính phụ cấp
14. Tra cứu lương
15. Xem hồ sơ
16. Xem lương
IX. Thiết kế các Form
8. Thiết kế Form Logo
9. Thiết kế Form Mainu
10. Một số Form trong thực đơn “ Quản lý hồ sơ “
11. Một số Form trong thực đơn “ Quản lý lương “
12. Một số Form trong thực đơn “ Tra cứu thông tin “
13. Một số Form trong thực đơn “ In ấn “
14. Một số Form trong thực đơn “ hệ thống “
Chương VI: Quá trình triển khai , bảo trì và nâng cấp
Phần kết luận
 
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ng : Là một chức năng hay một tiến trình bên trong hệ thống được mô tả ở dạng khác của mô hình.
Các phương pháp tạo ra sơ đồ dòng dữ liệu .
Dùng sơ đồ chức năng nghiệp vụ BFD : Việc phân rã chức năng trong sơ đồ BFD được dùng để chỉ ra mức độ mà từng tiến trình xử lý hay tiến trình con phải xuất hiện trong sơ đồ DFD .
Dùng sơ đồ ngữ cảnh : Trong một số phương pháp không dùng sơ đồ chức năng nghiệp vụ, người ta đã tạo ra một dạng sơ đồ dùng cho việc khởi đầu quá trình xây dựng một DFD . Nó có tên là sơ đồ ngữ cảnh , thường được bố trí trên một trang bao gồm một vòng tròn các quá trình trung tâm ( Biểu thị cho toàn bộ hệ thống đang nghiên cứu ) , được bao quanh bởi các tác nhân ngoài của hệ thống . Các liên kết chỉ ra thông tin được truyền vào và ra khỏi hệ thống . Sơ đồ ngữ cảnh thường được xây dựng ở giai đoạn đầu của quá trình phân tích và được dùng để vạch danh giới hệ thống , buộc người phân tích phải xem xét mọi ràng buộc bên ngoài của hệ thống. Có thể dùng sơ đồ này như DFD ở mức cao nhất , trong đó có thể đạt tới mưc 0 bằng cách phân rã chức năng của quá trình trung tâm trong sơ đồ ngữ cảnh .
4.2.3. Phân tích mô hình dữ liệu .
Mục đích của việc xây dựng mô hình dữ liệu :
Kiểm tra chặt chẽ các yêu cầu của người dùng .
Cung cấp cái nhìn logíc về thông tin cần cho hệ thống .
Các thành phần của một mô hình dữ liệu :
Thực thể : Là một nhóm người , đồ vật , sự kiện , hiện tượng hay khái niệm bất kỳ với các đặc điểm và tính chất cần ghi chép lại . Một số thực thể có vẽ vật chất chẳng hạn như : Sinh viên , máy móc, vật tư, hoá đơn ... Còn một số thực thể khác lại là khái niệm hay quan niệm như : Tài khoản , dự án , nhiệm vụ công tác ...
Kiểu thực thể : Là một nhóm tự nhiên các thực thể cùng loại . Nghĩa là mô tả cho một loại thông tin chứ không phải bản thân thông tin . Để ghi chép dữ liệu về một nhóm thực thể nào đấy người ta sử dụng các bảng .
Lần xuất của thực thể : Chính là biểu hiện cụ thể của một thực thể .
Thuộc tính : Mỗi thực thể đều có những đặc điểm riêng của nó mà ta sẽ gọi là thuộc tính. Mỗi thuộc tính là một yếu tố dữ liệu hay một phần tử thông tin tách biệt và không chia nhỏ được nữa . Các thuộc tính góp phần mô tả về thực thể và là những dữ liệu mà chúng ta cần lưu trữ . Thông thường , thuộc tính được thể hiện ra là các trường hay các cột của bảng .
Có ba kiểu thuộc tính khác nhau mà bất ký một thực thể nào cũng đều có thể có thuộc tính trong ba kiểu này . Các kiểu đó là:
Thuộc tính định danh : Là một hay nhiều thuộc tính trong kiểu thực thể cho phép xác định một cách duy nhất về một cá thể trong một thực thể .
Thuộc tính mô tả : Hầu hết các thuộc tính trong một kiểu thực thể đều có thể là mô tả . Đây là thông tin mô tả cho thực thể được tham trỏ tới . Thông tin này làm tăng hiểu biết của ta về thực thể .Đối với thuộc tính mô tả cần lưu ý là mỗi thuộc tính như vậy chỉ xuất hiện trong một và chỉ một bảng mà thôi .
Thuộc tính kết nối : Là những thuộc tính được dùng để chỉ ra mối quan hệ giữa một thực thể đã có với một thực thể khác trong bảng khác. Thuộc tính kết nối rất giống với thuộc tính mô tả , thông thường trong bản thân thực thể chứa nó như ng ở một thực thể khác thì nó lại là khoá .
Các quan hệ : Mối quan hệ tự nhiên xuất hiện giữa các thực thể thuộc các kiểu khác nhau . Bản chất của mối quan hệ là tổ chức và tạo nên cách sử dụng trong việc điều khiển hoạt động nghiệp vụ . Có ba kiểu quan hệ sau đây.
+ Quan hệ một – một : Với mỗi dòng trong bảng thực thể A thì tương ứng ( Có liên quan ) với một dòng của bảng thực thể B và ngược lại .
+ Quan hệ một - Nhiều : Với mỗi dòng trong bảng thực thể A thì tương ứng với nhiều dòng trong bảng thực thể B nhưng ngựơc lại mỗi dòng trong bảng thực thể B chỉ tương ứng với một dòng duy nhất trong nhất trong bảng A.
+ Quan hệ nhiều-nhiều: Với mỗi dòng trong bảng thực thể A tương ứng với nhiều dòng trong bảng thực thể B và ngược lại với mỗi dòng trong bảng thực thể B sẽ tương ứng với nhiều dòng trong bảng thực thể A.
Các giai đoạn trong quá trình xây dựng mô hình dữ liệu:
Xác định các kiểu thực thể .
Đưa ra các bảng thực thể chính giữ thông tin về hệ thống trong nlĩnh vực nghiên cứu để xem xét và mở rộng về sau .
Xác định các mối quan hệ chính giữa các kiểu thực thể . Nghĩa là phải tìm ra các liên kết tự nhiên giữa chúng và phải ghi lại các liên kết này dưới dạng quan hệ một – nhiều.
Các căn cứ để xác định các quan hệ
Một quan hệ tồn tại giữa hai thực thể nếu cần giữ thông tin trong thực thể này về thực thể kia. Lý do cho việc giữ thông tin kết nối này là bản chất của quan hệ.
Trong mối quan hệ một – nhiều, thực thể giữ thông tin kết nối theo định nghĩa nằm ở phía nhiều.
Các quan hệ gián tiếp thì nên bỏ qua.
4.2.4 Mô hình quan hệ .
Mô hình quan hệ là một danh sách tất cả các thuộc tính thích hợp cho từng bảng thực thể của mỗi mô hình dữ liệu.
Mục đích xây dựng mô hình quan hệ : Nhằm kiểm tra , cải tiến ,mở rộng và làm tối ưu mô hình đã xây dựng .
Các bước để xây dựng một mô hình quan hệ :
Xác định tất cả các thuộc tính cần dùng tới trong hệ thống xây dựng
Xác định kiểu thực thể để đặt từng thuộc tính nhằm giảm thiểu việc sao chép và tránh dư thừa (Quá trình chuẩn hoá ) .
Xác định quan hệ vốn tiềm ẩn bên trong các danh sách thuộc tính đã được thiết lập cho từng kiểu thực thể . Điều này được thực hiện bằng cách ghi ra những thuộc tính nào trong từng bảng là thuộc tính kết nối.
Tóm lại , với các thuộc tính và kiểu thực thể cũng như quan hệ đã biết có thể xây dựng nên một sơ đồ cùng kiểu như mô hình dữ liệu trực giác . Khi đó ta có thể đánh giá , so sánh các mô hình và chích ra được từ việc so sánh đó một mô hình duy nhất có chứa các đặc trưng tốt nhất của cả hai . Tuy nhiên việc ước lượng về khối lượng thực thể cho từng bảng cũng cần được ghi lại trong mô hình.
5. Thiết kế hệ thống .
5.1. Xác định hệ thống máy tính .
Mục đích của việc xác định hệ thống máy tính : Nhằm xác định xem bộ phận nào của hệ thống cần có sẽ được xử lý bằng máy tính, phần nào do người dùng xử lý.
Công cụ được sử dụng để xác định hệ thống máy tính : Dùng sơ đồ DFD , người ta chia các tiến trình logíc của DFD thành các tiến trình vật lý . Một số trong chúng có thể được đảm nhiệm bằng máy tính và một số khác do người dùng đảm nhiệm.
5.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu .
Trong khi triển khai một ứng dụng , việc thiết kế ngay từ đầu một cơ sở dữ liệu tốt là hết sức quan trọng, làm thể nào để hệ thống không bị cứng nhắc mà có thể thay đổi một cách dễ dàng uyển chuyển . Đồng thời ta phải làm thế nào để việc duy trì bảo dưỡng chương trình đỡ gây tốn kém cho người sử dụng. Phần sau đây sẽ trình bầy khái quát các bước thiết kế cơ sở dữ liệu :
Bước 1 : Phân tích toàn bộ những yêu...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C [Free] Chuyên đề Thực tiễn áp dụng án treo đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện gi Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Chuyên đề Thực trạng, nguyên nhân, các giải pháp phòng chống tội cố ý gây thương tích ở Hòa B Tài liệu chưa phân loại 0
G [Free] Chuyên đề Thực trạng công tác đặc xá Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Chuyên đề Sở hũu chung hợp nhất trong quan hệ hôn nhân theo quy định của luật hôn nhân gia đì Tài liệu chưa phân loại 0
A [Free] Chuyên đề Hồ sơ vụ án hình sự tại địa phương nơi thực tập (Toà hình sự Toà án nhân dân Thành Tài liệu chưa phân loại 1
N [Free] Chuyên đề Thực trạng ly hôn và những giải pháp hạn chế ly hôn ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Y Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Chuyên đề Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật ở Cao Bằng Tài liệu chưa phân loại 0
S [Free] Chuyên đề Biện pháp giáo dục tại địa phương đối với những tệ nạn xã hội hiện nay (Quận Hai Bà Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Chuyên đề Thực trạng áp dụng pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 trong những năm gần đây Tài liệu chưa phân loại 0
L [Free] Chuyên đề Thực tiễn về việc thành lập công ty cổ phần trên địa bàn thành phố Hà NộI Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top