shady_1994

New Member
[Free] Luận văn Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam

Download Luận văn Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam miễn phí





Kết thúc việc thẩm định hình thức và nội dung của đơn, việc cấp giấy
chứng nhận đăng kýđối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được thực hiện, cơ quản
lý nhà nước về quyền SHCN quyết định cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào
Sổ đăng ký quốc gia về SHCN. Theo quy định tại Điều4 Luật SHTT 2005,
Giấy chứng nhận đăng ký đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý là văn bản do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền
sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý. Giấy chứng nhận đăng
ký nhãn hiệu ghi nhận chủ sở hữu nhãn hiệu, nhãn hiệu, phạm vi và thời hạn
bảo hộ nhãn hiệu đó. Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý ghi nhận tổ
chức quản lý chỉ dẫn địa lý, các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng chỉ dẫn địa
lý, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn
địa lý. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Về thời hạn bảo hộ, đối với Giấy chứng nhận đăng kýnhãn hiệu có hiệu lực từ
ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên
tiếp, mỗi lần 10 năm. Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô
thời hạn kể từ ngày cấp.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ơng mại ở Việt Nam nh− sau:
- Việc lựa chọn tên th−ơng mại là quyền tự do của các cá nhân, tổ chức
mà d−ới nó họ sẽ tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Tuy vậy vẫn phải
đảm bảo các điều kiện nhất định nh−: tên th−ơng mại không đ−ợc vi phạm
truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc; tên
th−ơng mại của doanh nghiệp Việt nam phải đ−ợc viết bằng tiếng Việt và có
thể bổ sung thêm bằng một hay một số tiếng n−ớc ngoài với khổ chữ nhỏ
hơn; bắt buộc phải đ−a vào thành phần tên th−ơng mại những chỉ dẫn về tính
chất, phạm vi trách nhiệm của chủ thể kinh doanh (Ví dụ: "trách nhiệm hữu
hạn", "cổ phần’, "hợp danh", "t− nhân").
- Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên th−ơng mại tự động đ−ợc xác lập
trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên th−ơng mại đó t−ơng ứng với khu vực
(lãnh thổ) và lĩnh vực kinh doanh mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký
(khoản 4, Điều 6 Nghị định 103 NĐ/CP ngày 22/9/2006). Nh− vậy, quyền đối
với tên th−ơng mại không phụ thuộc vào việc tên th−ơng mại đó có đ−ợc đăng ký
hay không mà phát sinh ngay từ việc sử dụng tên th−ơng mại đó nh−ng cần phân
biệt việc đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp và đăng ký kinh doanh là
khác nhau. Việc đăng ký kinh doanh là thủ tục bắt buộc đối với mọi chủ thể có
nhu cầu kinh doanh. Việc đăng ký kinh doanh đ−ợc thực hiện tại cơ quan quản lý
nhà n−ớc có thẩm quyền theo qui định của pháp luật. Trong đó, tên th−ơng mại là
một trong những nội dung đăng ký kinh doanh. Còn đăng ký xác lập quyền sở
hữu công nghiệp đối với một đối t−ợng nào đó là thủ tục bắt buộc (ví dụ: đối với
sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn
hiệu dịch vụ, tên gọi xuất xứ hàng hóa) hay không bắt buộc (ví dụ: đối với chỉ
dẫn xuất xứ, bí mật kinh doanh, tên th−ơng mại) và chỉ liên quan đến việc bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp đối với đối t−ợng đó mà thôi [23].
- Tên th−ơng mại phải thể hiện đúng loại hình tổ chức kinh doanh,
phạm vi trách nhiệm pháp lý của các chủ thể sử dụng tên th−ơng mại đó.
42
- Tên th−ơng mại đ−ợc bảo hộ phải liên quan đến hoạt động kinh doanh.
b) Điều kiện bảo hộ tên th−ơng mại
Điều 76 Luật SHTT 2005 quy định: "Tên th−ơng mại đ−ợc bảo hộ nếu
có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên th−ơng mại đó với chủ thể
kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh".
Nh− vậy để đ−ợc bảo hộ nhất thiết tên th−ơng mại phải bảo đảm tiêu
chuẩn là phải đ−ợc sử dụng nhằm mục đích kinh doanh và có khả năng phân
biệt. Vậy, thế nào là phải đ−ợc sử dụng nhằm mục đích kinh doanh? Và khi
nào nó có khả năng phân biệt?
Tên th−ơng mại phải đ−ợc sử dụng nhằm mục đích kinh doanh có
nghĩa là ng−ời kinh doanh phải thực sự hoạt động kinh doanh hợp pháp d−ới
tên th−ơng mại đó và đ−ợc thể hiện cho bạn hàng và khách hàng biết chứ
không phải chỉ là ý t−ởng mà không bộc lộ ra bên ngoài. Chủ sở hữu của tên
th−ơng mại đ−ợc bảo hộ phải sử dụng tên th−ơng mại một cách th−ờng xuyên
và liên tục không bị gián đoạn.
Còn tên th−ơng mại để có khả năng phân biệt ngoài việc đ−ợc đ−a ra
th−ơng tr−ờng còn phải đảm bảo các điều kiện nh−:
Thứ nhất, chứa thành phần tên riêng, trừ tr−ờng hợp đã đ−ợc biết đến
rộng rãi do sử dụng. Tên gọi có khả năng phân biệt không đ−ợc mang tính
chất chung chung hay th−ờng đ−ợc dùng trong trong hoạt động th−ơng mại
nh− "máy vi tính"…Máy vi tính là tên loại hàng hóa, bất kỳ một chủ thể nào
kinh doanh cũng đều có đ−ợc quyền sử dụng từ đó trong tên th−ơng mại của
doanh nghiệp mình. Nh−ng tên th−ơng mại đó sẽ không đ−ợc bảo hộ nếu nó
không có tên riêng đi kèm bởi trong tr−ờng hợp này khách hàng sẽ không thể
phân biệt các chủ thể kinh doanh khác nhau trong cùng một lĩnh vực. Vì vậy
tên gọi có tính chất chung hay th−ờng đ−ợc sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh
không đ−ợc bảo hộ với danh nghĩa tên th−ơng mại.
43
Thứ hai, không trùng hay t−ơng tự đến mức gây nhầm lẫn với tên
th−ơng mại mà ng−ời khác sử dụng tr−ớc trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh
doanh. Tên th−ơng mại gây nhầm lẫn với tên th−ơng mại của ng−ời khác đã
đ−ợc sử dụng từ tr−ớc trên cùng một địa bàn và trong cùng lĩnh vực kinh
doanh là tên th−ơng mại đ−ợc chủ thể sử dụng trùng với tên th−ơng mại hay
t−ơng tự gây nhầm lẫn với tên th−ơng mại đã đ−ợc bảo hộ SHCN. Tên th−ơng
mại gây nhầm lẫn nh− tên th−ơng mại đồng âm với tên th−ơng mại đã đ−ợc sử
dụng tr−ớc đó…. Việc sử dụng những tên nh− vậy sẽ là cho ng−ời tiêu dùng
nhầm lẫn hai chủ thể đó là một hay hai chủ thể đó có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau nh−ng thực chất là hoàn toàn khác nhau. Cho nên, những chủ thể sử
dụng sau không những không đ−ợc bảo hộ quyền SHCN đối với tên th−ơng
mại đó mà còn bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Thứ ba, không trùng hay t−ơng tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu
của ng−ời khác hay với chỉ dẫn địa lý đã đ−ợc bảo hộ tr−ớc ngày tên th−ơng
mại đó đ−ợc sử dụng. Đôi khi, tên th−ơng mại làm ng−ời ta liên t−ởng đến nguồn
gốc địa lý của doanh nghiệp hay đến một đặc tính cụ thể trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp đó, của quy trình công nghệ mà doanh nghiệp đó sử
dụng, của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đó thực hiện. Nếu tên gọi đó
không đúng với thực tế về loại hình tổ chức, hình thức hoạt động, xuất xứ địa lý
hay lĩnh vực kinh doanh làm cho ng−ời tiêu dùng lầm t−ởng thì sẽ không đ−ợc
bảo hộ. Vì vậy, tên gọi chỉ đ−ợc bảo hộ khi không làm sai lệch về chủ thể.
2.2 Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với các dấu hiệu
dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ
2.2.1 Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với Nhãn hiệu, Chỉ dẫn
địa lý
a) Nguyên tắc xác lập quyền SHCN đối với Nhãn hiệu, Chỉ dẫn địa lý
Việc xác lập quyền đối với nhãn hiệu đ−ợc thực hiện theo nguyên tắc
đăng ký với cơ quan nhà n−ớc có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục do pháp
44
luật quy định cụ thể. Theo Điều 6 Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định chi
tiết h−ớng dẫn thi hành một số điều luật SHTT về SHCN thì quyền sở hữu đối với
nhãn hiệu "đ−ợc xác định trên cơ sở quyết định của cơ quan quản lý nhà n−ớc về
SHCN cấp văn bằng bảo hộ cho ng−ời nộp đơn đăng ký", và quyền sở hữu đối
với nhãn hiệu đăng ký quốc tế theo Thỏa −ớc Madrid và Nghị định th− Madrid
đ−ợc xác lập trên cơ sở công nhận của cơ quan quản lý nhà n−ớc đối với đăng ký
quốc tế đó. Còn đối với nhãn hiệu nổi tiếng thì "đ−ợc xác lập trên cơ sở thực
tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó theo quy định tại Điều 75 Luật SHTT mà
không cần thủ tục đăng ký". Theo quy định của phá...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M [Free] Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Tạp phẩm và Bảo hộ l Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Thực trạng của việc thực hiện pháp luật của CĐCS về bảo hộ lao động tại các DN trực thuộc Tổn Luận văn Kinh tế 0
J [Free] Điều tra thực trạng bảo quản thóc ở các nông hộ tại huyện Gia Lâm và đề xuất các biện pháp cả Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Ché độ bảo hộ về sở hữu nhãn hiệu hàng hoá trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Tiểu luận Bảo hộ và tự do hóa trong đầu tư - Xu hướng thế giới và thực tiễn tại Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
L [Free] Khóa luận Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một Tài liệu chưa phân loại 1
M [Free] Tiểu luận Vấn đề trả tiền tác quyền khi sử dụng tác phẩm văn hóa dân gian và cơ chế bảo hộ vă Tài liệu chưa phân loại 0
P [Free] Nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa công ước Paris và hiệp định TRIPs về bảo hộ quyền sở hữu Tài liệu chưa phân loại 0
G [Free] Nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top