baby_pooh_htth

New Member

Download miễn phí Ebook Trắc nghiệm hoá học





Lời nói đầu 3
Phần 1- hoá học đại cương 4
Chương 1 – Cấu tạo nguyên tử - định luật tuần hoàn 4
và liên kết hoá học 4
A. tóm tắt lí thuyết 4
B. đề bài 8
C. hướng dẫn trả lời, đáp số 18
Chương 2 – Phản ứng hoá học- Phản ứng oxi hoá khử, điện phân - tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học 22
A.Tóm tắt lí thuyết 22
II. tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học 23
B. đề bài 24
C. hướng dẫn trả lời, đáp số 39
Chương 3 Sự Điện li - phản ứng giữa các ion 46
trong dung dịch – pH 46
A. tóm tắt lí thuyết 46
B. đề bài 48
D. Hướng dẫn trả lời, đáp số 57
Phần 2 - trắc nghiệm hoá học phi kim 58
Chương 4 – nhóm halogen 58
A. tóm tắt lí thuyết 58
B. đề bài 61
C. hướng dẫn trả lời, đáp số 70
Chương 5. Nhóm oxi - lưu huỳnh 71
A. tóm tắt lý thuyết 71
B. đề bài 73
C. hướng dẫn trả lời và đáp số 82
Chương 6. Nhóm nitơ - photpho 83
A. tóm tắt lí thuyết 83
B. đề bài 86
c. hướng dẫn trả lời và đáp số 93
Chương 7. Nhóm cacbon - silic 95
A. tóm tắt lí thuyết 95
B. đề bài 100
C. hướng dẫn trả lời và đáp số 105
Phần 3 - Hoá học hữu cơ 107
Chương 8. Đại cương về hoá học hữu cơ 107
A. tóm tắt lí thuyết 107
B. đề bài 111
C. hướng dẫn trả lời và đáp số 117
Chương 9. hiđrocacbon 118
A. tóm tắt lí thuyết 118
B. đề bài 122
C. hướng dẫn trả lời và đáp số 129
Chương 10. các dẫn xuất của hiđrocacbon 132
A tóm tắt lí thuyết 132
B. đề bài 137
hướng dẫn trả lời và đáp số 146
Phần 4 - hoá học kim loại 153
Chương 11. Đại cương về kim loại 153
A. tóm tắt lí thuyết 153
B. đề bài 155
hướng dẫn trả lời và đáp số 158
Chương 12. Các kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm 160
A. tóm tắt lí thuyết 160
B. đề bài 164
C. hướng dẫn trả lời và đáp số 170
Chương 13. crom - sắt - đồng 176
A. tóm tắt lí thuyết 176
B. đề bài 180
C. hướng dẫn trả lời và đáp số 187
Chương 14. Một số phương pháp giảI nhanh bài tập hóa học 192
1. Phương pháp bảo toàn 192
2. Phương pháp đại số 196
3. Phương pháp trung bình 199
4. Phương pháp ghép ẩn số 201
5. Phương pháp tăng giảm khối lượng 203
6. Phương pháp đường chéo 206
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Đ S
320. Nước cường toan là hỗn hợp một thể tích axit HNO3 đặc với ba thể tích axit HCl đặc, có tính chất oxi hoá rất mạnh. Nó có thể hoà tan đựoc mọi kim loại, kể cả vàng và bạch kim. Nguyên nhân tạo nên tính chất oxi hoá mạnh của nước cường toan là:
A. do tính chất oxi hoá mạnh của ion NO3-.
B. do tính chất axit mạnh của HNO3 và HCl.
C. do tạo ra clo nguyên tử có tính chất oxi hoá mạnh.
D. do một nguyên nhân khác.
321. Cho 11,0g hỗn hợp hai kim loại Al và Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 6,72lit khí NO (đktc) duy nhất. Khối lượng (g) của Al và Fe trong hỗn hợp đầu là:
A. 5,4 và 5,6. B. 5,6 và 5,4.
C. 4,4 và 6,6. D. 4,6 và 6,4.
322. Trong công nghiệp sản xuất axit nitric, nguyên liệu là hỗn hợp không khí dư trộn amoniac. Trước phản ứng, hỗn hợp cần được làm khô, làm sạch bụi và các tạp chất để:
A. tăng hiệu suất của phản ứng. B. tránh ngộ độc xúc tác (Pt - Rh).
C. tăng nồng độ chất phản ứng. D. vì một lí do khác.
323. Phản ứng hoá học nào sau đây xảy ra trong tháp tiếp xúc của nhà máy sản xuất axit nitric?
A. 4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O
B. 4NH3 + 3O2 2N2 + 6H2O
C. 2NO + O2 ® 2NO2
D. 4NO2 + O2 + 2H2O ® 4HNO3
324. Photpho đỏ được lựa chọn để sản xuất diêm an toàn thay cho photpho trắng vì lí do nào sau đây?
A. Photpho đỏ không độc hại đối với con người.
B. Photpho đỏ không dễ gây hoả hoạn như photpho trắng.
C. Photpho trắng là hoá chất độc, hại.
D. A, B, C đều đúng.
325. Phản ứng hoá học nào sau đây không đúng?
A. 2KNO3 2KNO2 + O2
B. 2Cu(NO3)22CuO + 4NO2 + O2
C. 4AgNO3 2Ag2O + 4NO2 + O2
D. 4Fe(NO3)32Fe2O3 + 12NO2 + 3O2
326. Công thức hoá học của amophot, một loại phân bón phức hợp là:
A. Ca(H2PO4)2. B. NH4H2PO4 và Ca(H2PO4)2.
C. NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4. D. (NH4)2HPO4 và Ca(H2PO4)2.
327. Nhận định nào sau đây về axit HNO3 là sai?
A. Trong tất cả các phản ứng axit - bazơ, HNO3 đều là axit mạnh.
B. Axit HNO3 có thể tác dụng với hầu hết kim loại trừ Au và Pt.
C. Axit HNO3 có thể tác dụng với một số phi kim như C, S.
D. Axit HNO3 có thể tác dụng với nhiều hợp chất hữu cơ.
328. Khi axit HNO3 đặc tác dụng với kim loại giải phóng khí NO2. Nhưng khi axit HNO3 loãng tác dụng với kim loại giải phóng khí NO. Điều kết luận nào sau đây là không đúng?
A. Axit HNO3 đặc có tính chất oxi hoá mạnh hơn axit HNO3 loãng.
B. Yếu tố tốc độ phản ứng hoá học tạo nên sự khác biệt giữa hai trường hợp.
C. Axit HNO3 đặc có tính chất oxi hoá yếu hơn axit HNO3 loãng.
D. Axit HNO3 đặc tác dụng với kim loại, sản phẩm NO2 thoát ra nhanh nhất.
329. Hoà tan m gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng thì thu được 0,448 lit khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của m là:
A. 1,12 gam.
B. 11,2 gam.
C. 0,56 gam.
D. 5,6 gam.
330. Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng thì thu được hỗn hợp gồm 0,015mol khí N2O và 0,01mol khí NO. Giá trị của m là:
A. 13,5 gam.
B. 1,35 gam.
C. 8,10 gam.
D. 10,80 gam.
331. Điện phân dung dịch hỗn hợp 0,1 mol Cu(NO3)2 và 0,06 mol HCl với dòng điện một chiều có cường độ 1,34 A trong 2 giờ, các điện cực trơ. Khối lượng kim loại thoát ra ở katot (gam) và thể tích khí ở đktc thoát ra ở anot (lit) bỏ qua sự hoà tan của clo trong nước và coi hiệu suất điện phân là 100% nhận những giá trị nào sau đây:
A. 3,2 gam và 0,896 lit.
B. 0,32 gam và 0,896 lit.
C. 6,4 gam và 8,96 lit.
D. 6,4 gam và 0,896 lit.
c. hướng dẫn trả lời và đáp số
291. A
292. D
293. A
294. C
295. D
296. B
297. D
298. C
299. A
300. B
301.A
302. B
303. B
304. D
305. D
306. C
307. B
308. C
309. A
310. B
311. B
312. A
313. B
314. C
315. B
316. C
317. C
318. D
319.
320. C
321. A
322. B
323. A
324. D
325. C
326. C
327. A
328. C
329. A
330. B
331. A
319. Hướng dẫn:
A. Amoniac chỉ đóng vai trò là chất khử. S
B. Muối nitrat trong nước có tính oxi hoá mạnh. S
C. Tất cả các muối nitrat đều tan trong nước Đ
D. Muối nitrat trong môi trường axit có tính oxi hoá mạnh. Đ
E. Muối nitrat trong môi trường kiềm có thể oxi hoá Al, Zn và giải phóng khí amoniac khi bị đun nóng. Đ
321. Hướng dẫn:
Al + 4HNO3 loãng ® Al(NO3)3 + NO + 2H2O
Fe + 4HNO3 loãng ® Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
n = = 0,3 (mol). áp dụng phương pháp bảo toàn electron, ta có:
Số mol electron nhận: 0,3 x 3 = 0,9 (mol) = số mol electron nhường.
Þ số mol Al và Fe = = 0,3;
Đặt x và y lần lượt là số mol Al và Fe trong hỗn hợp, theo đề bài ta có:
x + y = 0,3 (I)
27x + 56y = 11 (II) giải hệ ta được x = 0,2 và y = 0,1
Khối lượng Al = 0,2 x 27 = 5,4 (g). Khối lượng Fe = 0,1 x 56 = 5,6 (g).
Đáp số: A
330. Hướng dẫn: 0,015mol mol N2O và 0,01 mol NO
8Al + 30HNO3 rất loãng ® 8Al(NO3)3 + 3N2O + H2O
Al + 4HNO3 rất loãng ® Al(NO3)3 + NO + 2H2O
áp dụng phương pháp bảo toàn electron, ta có:
Số mol electron nhận: (0,015 x 8) + (0,01 x 3) = 0,15 (mol) = số mol electron nhường.
Þ số mol Al = = 0,05;
Khối lượng Al = 0,05 x 27 = 1,35 (g). Đáp số: B
331. Hướng dẫn: áp dụng phương pháp bảo toàn electron ta có:
ne = = = 0,1 (mol)
Quá trình katot Quá trình anot
Cu2+ + 2e ® Cu 2Cl- - 2e ® Cl2
0,05 0,1 0,05 0.06 0,06 0,03 (mol)
Khối lượng đồng thoát ra là H2O - 2e ® O2 + 2H+
0,05 x 64 = 3,2 (gam). 0,1 - 0,06 = 0,04 0,01
Thể tích khí thoát ra ở anot = (0,03 + 0,01) x 22,4 = 0,896 (lit). Đáp số: A.
Chương 7. Nhóm cacbon - silic
A. tóm tắt lí thuyết
Cacbon - silic thuộc nhóm IVA của bảng hệ thống tuần hoàn. Trong nhóm có các nguyên tố cacbon C, silic Si, gemani Ge, thiếc Sn và chì PB. Nguyên tử của các nguyên tố này có 4 electron lớp ngoài cùng. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính chất của các nguyên tố biến đổi như sau: cacbon C và silic Si là các phi kim rõ rệt, thiếc Sn và chì Pb là các kim loại, gemani Ge là nguyên tố trung gian.
Ta chỉ tìm hiểu hai nguyên tố có nhiều ứng dụng nhất là cacbon C, silic Si.
I. Cacbon và hợp chất của cacbon
I.1. Trạng thái tự nhiên:
Trong tự nhiên C chiếm khoảng 0,023% khối lượng vỏ Trái đất. Hợp chất vô cơ là các muối cacbonat có khối lượng khoảng 1016tấn. Ngoài ra C còn có trong các mỏ than đá, than nâu, than bùn, dầu mỏ, khí tự nhiên. Trong cơ thể sống, trung bình có 18% cacbon.
I.2. Các dạng thù hình và tính chất vật lí
Cacbon có một số dạng thù hình, có cấu tạo tinh thể khác nhau, do đó có những tính chất vật lí khác nhau.
Kim cương: Trong tinh thể kim cương, cacbon có liên kết cộng hoá trị với 4 nguyên tử cacbon xung quanh, tạo thành tứ diện đều. Khoảng cách giữa các nguyên tử C là bằng nhau, bằng 0,154 nm. Sự đồng nhất và bền vững của liên kết này khiên cho kim cương rất cứng, là vật liệu cứng nhất trong tự nhiên. Kim cương có màu sắc rất đẹp, cho nên từ ngàn xưa là đồ trang sức rất quý giá. Trong công nghiệp, kim cương được sử dụng để chế tạo mũi khoan, dao cắt kính, thiết bị lase. Ngày nay, loài người đã sản xuất được kim cương nhân tạo, tuy nhiên chúng không đẹp như kim cương tự nhiên. Khối lượng của kim cương được đo bằng cara, một cara bằng 0,2 gam.
Than chì: Tinh thể than chì (graphit) có cấu trúc nhiều lớp. Trong mỗi lớp, một nguyên tử C liên kết với 3 nguyên tử C khác bằng các liên kết cộng hoá trị, có khoảng cách bằng nhau (0,1415 nm). Các liên kết giữa các nguyên tử C trong cùng lớp rất bền vững. Lực liên kết giữa các lớp là rất yếu, khoảng cách lớn (0,335 nm). các lớp dễ trượt lên nhau, do đó than chì rất mềm, có thể làm ruột bút chì. Than chì dẫn điện tôt, nên được sử dụng rộng rãi làm điện cực trơ trong điện phân, sản xuấ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top