luxubu88

New Member
Download Đồ án Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm và một số biện pháp giảm giá thành tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch năm 2005

Download Đồ án Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm và một số biện pháp giảm giá thành tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch năm 2005 miễn phí





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 3
I. Khái niệm về giá thành 3
II. phân loại giá thành
1. Giá thành kế hoạch 4
2. Giá thành định mức 4
3. Giá thành thực tế 4
III. Các phương pháp phân loại chi phí sản xuất kinh doanh 5
1. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố chi phí 5
1.1. Yếu tố chi phí nguyên vật liệu 6
1.2. Yếu tố chi phí nhân công 6
1.3. Yếu tố chi phí khấu hao 6
1.4.Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài 6
1.5. Yếu tố chi phí bằng tiền 6
2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo khoản mục giá thành sản phẩm 7
2.1. Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 7
2.2. Khoản mục chi phí tiền lương trực tiếp 7
2.3. Khoản mục chi phí sản xuất chung 7
2.4. Khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp 8
2.5. Khoản mục chi phí bán hàng 8
3. Phân loại chi phí theo phương pháp phân bổ chi phí vào giá thành 8
3.1. Chi phí trực tiếp 8
3.2. Chi phí gián tiếp 9
4. Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí và tình hình tăng giảm sản lượng hàng hoá 9
4.1. Chi phí biến đổi 9
4.2. Chi phí cố định 9
IV.Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm 9
1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính gái thành sản phẩm 9
2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 11
V. Phương pháp hạ giá thành sản phẩm 15
1. ý nghĩa của việc hạ giá thành sản phẩm 15
2. Các phương hướng hạ giá thành sản phẩm 16
3. Nhiệm vụ và nội dung phân tích giá thành sản phẩm 19
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm 21
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH 22
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 22
1. Thời điểm thành lập các mốc quan trọng trong quá trình phát triển, quy mô hiện tại của công ty 22
2. Chức năng, nhiệm vụ mặt hàng sản xuất kinh doanh của công ty 23
II. Công nghệ sản xuất xi măng 24
III. Kết cấu sản xuất của công ty 26
1. Bộ phận sản xuất chính 26
2. Bộ phận phụ trợ 26
IV. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 27
1. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của từng bộ phận quản lý 29
2. Khối phòng ban nghiệp vụ 29
V. Tình hình thực hiện kế hoạch và giá thành toàn bộ sản lượng sản phẩm năm 2005 30
VI. Phân tích chung về tình hình thực hiện tổng giá thành sản phẩm 30
1. Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành toàn bộ sản lượng sản phẩm năm 2005 (%) 30
2. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành toàn bộ sản phẩm 31
2.1. Phân tích nhiệm vụ hạ giá thành kế hoạch 32
2.2. Phân tích tình hình hạ giá thành thực tế 32
2.3. Phân tích tình hình giá thành thực tế so với kế hoạch 33
VII. Phân tích chung về thực hiện kế hoạch giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm 35
VIII. Phân tích tình hình biến động của một số khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm 36
1. Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 38
1.1. Đánh giá chung ảnh hưởng của chi phí nguyên vật liệu trong giá thành đơn vị 40
1.2. Phân tích ảnh hưởng của nguyên vật liệu đến giá thành đơn vị sản phẩm 43
2. Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp 46
3. Phân tích chi phí sản xuất chung 47
4. Phân tích khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp 48
5. Phân tích khoản mục chi phí bán hàng 49
CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 53
I. Danh mục các biện pháp 53
II. Biện pháp thứ nhất 53
1. Tên biện pháp 53
2. Nội dung biện pháp 54
3. Người chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp 55
4. Kết quả mong đợi khi áp dụng biện pháp 55
III. Biện pháp thứ hai 56
1. Tên biện pháp 56
2. Nội dung biện pháp 57
3. Tổng chi phí cho thực hiện biện pháp 57
4. Người chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp 59
5. Kết quả mong đợi khi thực hiện biện pháp 59
III. Biện pháp thứ ba 60
ĐÁNH GIÁ KẾT LUẬN 69
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

, hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, chịu sự quản lý của Tổng Công ty xi măng Việt Nam thuộc Bộ Xây dựng.
Hoạt động của Công ty là sản xuất kinh doanh xi măng, theo giấy phép của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương số: 11158 ngày 30/07/1997
Công ty xi măng Hoàng Thạch tiền thân là Nhà máy xi măng Hoàng Thạch, được thành lập theo Quyết định số 333/BXD/TCLĐ, ngày 4/3/1980 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Ngày 1/9/1993 Nhà máy xi măng Hoàng Thạch sát nhập vào Công ty Kinh doanh xi măng Hoàng Thạch thành Công ty xi măng Hoàng Thạch theo Quyết định số 388/BXD/TCLĐ ngày 12/08/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Công ty xi măng Hoàng Thạch có mặt bằng rộng 150ha, nằm trên hai tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh, phần sản xuất của Công ty nằm gọn trên thôn Hoàng Thạch, xã Minh Tân, huyện Kinh Môn, Tỉnh Hải Dương, rộng 100ha, phần tiêu thụ của Công ty nằm trên thôn Vĩnh Tuy 2, Thị trấn Mạo Khê, Huyện Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh. Công ty xi măng Hoàng Thạch nằm tiếp giáp giữa 3 tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, được hưởng một vùng tài nguyên rộng lớn: các mỏ đá vôi, đá sét với trữ lượng rất lớn đảm bảo đủ nguyên liệu cho nhà máy sản xuất hàng trăm năm, mặt khác nhà máy có lợi thế về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, rất thuận lợi cho thu mua nguyên nhiên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm (Xi măng, Clinker) góp phần quan trọng cho sản xuất kinh doanh.
Công ty xi măng Hoàng Thạch là một doanh nghiệp lớn, có 2 dây chuyền công nghệ, sản xuất xi măng bằng phương pháp khô hiện đại, tiên tiến ở trong nước và trên thế giới hiện nay. Hoạt động của dây chuyền sản xuất xi măng 90% tự động hóa, do hãng FLS Smidth (Đan Mạch) cung cấp thiết bị và công nghệ có công suất 2,3 triệu tấn/năm.
Dây chuyền 1:
Dây chuyền này có công suất 1,1 triệu tấn/năm, vốn đầu tư là 73.683.060 USD được khởi công xây dựng từ ngày 19/5/1977 đến ngày 25/11/1983 lò nung của nhà máy cho ra mẻ clinker đầu tiên, đây là nguồn động viên lớn nhất đối với người công nhân xây dựng và cán bộ công nhân viên Nhà máy xi măng Hoàng Thạch. Với đà đó, ngày 10/11/1984, bao xi măng đầu tiên được mang nhãn hiệu Con Sư tử được xuất xưởng đi đến các công trình xây dựng trong cả nước.
Dây chuyền II:
Năm1993, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ cho phép mở rộng dây chuyền II Công ty xi măng Hoàng Thạch.
Ngày 28/12/1993, bắt dầu khởi công xây dựng dây chuyền II và đến ngày 12/05/1996, dây chuyền II đã được khai thác và đưa vào sản xuất.
2. Chức năng, nhiệm vụ, mặt hàng sản xuất kinh doanh của Công ty .
* Chức năng :
Sản xuất và kinh doanh sản phẩm Clinker và xi măng bao PCB30 TCVN 6260-1997, PCB40 TCVN 6262-1997 đang lưu thông trên thị trường.
* Nhiệm vụ :
Sản xuất Clinker và xi măng theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước thông qua Tổng Công ty Xi măng Việt Nam. Cung ứng xi măng đến tận tay người tiêu dùng và nhập khẩu Clinker để điều tiết thị trường cung cầu khách hàng trên địa bàn các tỉnh phía bắc, trung nam.
* Mặt hàng sản xuất :
Mặt hàng sản xuất của chính Công ty Xi măng Hoàng Thạch là sản xuất CLinker và xi măng đen thành phẩm PCB 6260-1997, PCB 40 TCVN 6262-1997 . Sản phẩm của Công ty được nhà nước cấp dấu chất lượng cấp I và được tặng thưởng nhiều huy chương vàng tại các hội chợ triển lãm kinh tế kỹ thuật toàn quốc và hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 – 2000; 14001 – 2004.
Sau đây là là một số sản lượng trong năm ( 2004-2005) :
Bảng I. 2 Sản lượng Công ty thực hiện trong năm 2004 – 2005:
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm
Tỷ lệ
2004
2005
Clinker
Tấn
450.000
615.000
136,6
Xi măng
Tấn
1.850.000
1.955.000
105,6
Cộng
2.300.000
2.570.000
Qua bảng I.2 cho ta thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ổn định có xu hướng phát triển, các chỉ tiêu năm sau cao hơn năm trước .
* Các lĩnh vực kinh doanh :
Công ty Xi măng Hoàng Thạch đã đăng ký sản xuất và kinh doanh các mặt hàng sau :
- Khai thác đá vôi, đá sét .
- Sản xuất Clin Ker, sản xuất xi măng đóng bao thành phẩm
- Mở các Chi nhánh đại lý bán sản phẩm .
- Nhập trực tiếp máy móc thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của Công ty .
II. Công nghệ sản xuất xi măng .
Quy trình công nghệ sản xuất xi măng của Công ty xi măng Hoàng Thạch theo phương pháp khô bằng lô quay, quá trình sản xuất diễn ra các phản ứng hoá học, các công đoạn sản xuất có mối quan hệ khăng khít, hữu cơ và linh động với nhau.
Sơ đồ I.1 : Dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng
Đá sét
Đập búa
Đập trục
Đập búa
Kho đồng nhất sơ bộ
Đá vôi
Kho: than, xỉ, bôxit, phụ gia, thạch cao
Sấy nghiền nguyên liệu
Xỉ, bôxit
Than cám
Máy nghiền
Cảng nhập
Đồng nhất bột liệu
Than mịn
Xà lan dầu
Cấp liệu lò nung
Hàm sấy dầu
Bể dầu
Lò nung
Silô Clinhker
Phụ gia
Thạch cao
Clinker
Đóng bao
Silô xi măng
Nghiền xi măng
Đóng bao
Silô xi măng
Nghiền xi măng
Dây chuyền sản xuất xi măng do phòng điều hành trung tâm điều khiển bằng hệ thống vi tính, 90% dây chuyền này là tự động.
Từ mỏ đá vôi, đá sét : do các thiết bị máy móc hiện đại khai thác đá vôi, đá sét bằng phương pháp nổ mìn vi sai, cắt tầm. Chuyển đá vôi đến trạm đập búa đá vôi để đập đá cho nhỏ, có kích thước 25mm x 25mm.
Chuyển đá sét đến đập búa, đập trục đá sét để đập cho đá sét nhỏ có kích thước 25mm x 25mm.
III. Kết cấu sản xuất của công ty .
Kết cấu sản xuất của Công ty gồm 4 phân xưởng sản xuất chính và 7 phân xưởng phụ trợ.
1. Bộ phận sản xuất chính
Phân xưởng nguyên liệu
Đảm nhiệm từ khâu đập đá vôi, đá sét được chuyển tới si lô đồng nhất bộ liệu.
Đá sét được khai thác từ núi đất, dùng phương tiện máy xúc, ô tô vận chuyển về trạm đập và đưa về kho đồng nhất sơ bộ đá sét.
Phân xưởng lò nung
Đảm nhận từ khâu cấp bột vào tới silô chứa clinker. Sau khi bột đựơc đồng nhất qua bộ phận tiếp liệu vào lò nung qua hệ thống xyclon trao đổi nhiệt, tại đây dòng khí nóng từ lò nung ra truyền nhiệt cho liệu. Khi lò quay than mịn được thổi vào và cháy ở nhiệt độ 14500C, khu vực nung bột liệu được nung và liên tiếp xảy ra phản ứng hoá học tạo ra clinker và đưa tới silô chứa clinker qua hệ thống làm lạnh.
Phân xưởng xi măng
Clinker sau khi ủ ngày được đưa vào máy nghiền bi cùng với lượng thạch cao từ 0.5% đến 3.5%, tùy theo mức độ yêu cầu của xi măng, ngoài ra còn pha thêm một lương phụ gia cần thiết để đảm bảo theo yêu cầu của khách hàng, tùy theo chất lượng của công trình.
Phân xưởng đóng bao
Xi măng bột được đóng bao qua hệ thống máy tự động đảm bảo trọng lượng bao xi măng 50kg và được xuất theo 3 đường (đường bộ, đường sắt, đường thủy) tùy theo nhu cầu của khách hàng.
2. Bộ phận phụ trợ
Phân xưởng cơ khí
Có nhiệm vụ gia công sửa chữa, thay thế và bảo dưỡng thiết bị, duy trì cho dây chuyền hoạt động liên tục và ổn định.
Phân xưởng địện, điện tử
Quản lý các thiết bị điện, sửa chữa lắp đặt các thiết bị điện để đảm bảo khâu tự động hóa hệ thống dây chuyền hoạt động liên tục và ổn định dài ngày.
Phân xưởng xây dựng cơ bản
Có nhi...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top