daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................... 1 MỤC LỤC .............................................................................................................. 2 MỞ ĐẦU...............................................................................................................4 CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ VÙNG VĂN HÓA VÀ DI SẢN VĂN HÓA....... 11
1.1. Lý thuyết về vùng văn hóa..........................................................................11 1.2. Lý thuyết về DSVH....................................................................................23 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................42
CHƯƠNG 2: DI SẢN VĂN HÓA Ở VÙNG HÀM RỒNG ................................... 44 2.1. Nhận diện vùng Hàm Rồng ........................................................................44 2.2. Di sản văn hóa vật thể vùng Hàm Rồng ...................................................... 46 2.3. DSVH phi vật thể vùng Hàm Rồng.............................................................77 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................99
CHƯƠNG 3: BÀN LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 101 3.1. Hàm Rồng - một vùng văn hóa ................................................................. 101 3.2. Kiến nghị.................................................................................................. 123 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................... 135
KẾT LUẬN.........................................................................................................136 MỘT SỐ CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI............... 141 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 142
Trang

BSVHDT: BTCVHL: CNH - HĐH: DSVH :
GS:
KHKT: KHXH: KHXH & NV: Nxb:
NCKH TS: TSKH: TƯ: UBND: VHDT VHNT VHTT:
Bản sắc văn hóa dân tộc
Bảo tàng cổ vật Hoằng Long Công nghiệp hóa - hiện đại hóa Di sản văn hóa
Giáo sư
Khoa học kỹ thuật
Khoa học xã hội
Khoa học xã hội và nhân văn Nhà xuất bản
Nghiên cứu khoa học
Tiến sĩ
Tiến sĩ khoa học
Trung ương
Uỷ ban nhân dân
Văn hóa dân tộc
Văn hóa Nghệ thuật
Văn hóa - Thông tin
3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN

1. Lý do lựa chọn đề tài
4
MỞ ĐẦU
Trong tâm thức của người đương đại, Hàm Rồng là một địa danh đặc biệt ở xứ Thanh, được ghi nhớ với những chiến công vang dội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ngược dòng lịch sử, ít người biết rằng nơi đây từng là một trong những cái nôi của loài người, sự hiện diện của các dấu vết khảo cổ học từ trước công nguyên: di chỉ khảo cổ học Núi Đọ (cách chúng ta khoảng 20 vạn năm); di tích khảo cổ học Đông Sơn nổi tiếng thời kỳ đồng thau và sắt sớm... Những cứ liệu khảo cổ học ít nhiều cho phép nhận diện bức tranh về một vùng Hàm Rồng rộng lớn mà người Việt cổ di chuyển xuống chiếm lĩnh đồng bằng sông Mã. Đó là sự di chuyển từ hang Con Moong (Thạch Thành), Mái Đá Điều (Bá Thước) tiến xuống vùng núi Đọ ngày nay. Sự di chuyển cho thấy ba vùng tiếp biến văn hóa: Mái đá Điều - hang Con Mong - núi Đọ, trong đó, núi Đọ là địa điểm người Việt cổ định cư lâu nhất. Tiến xuống ven biển là di chỉ khảo cổ học Đa Bút, điểm nhấn minh chứng con người không chỉ dừng lại ở vùng đồng bằng mà đã tiến dần xuống các vùng ven biển rồi tụ cư ven các cửa sông, cửa biển, các con rạch. Trong quá trình di chuyển, sông Mã đã trở thành con đường thiên lý quan trọng, khi ở giai đoạn đương thời chưa có thêm những con đường khác hữu dụng hơn. Sau công nguyên, Hàm Rồng trở thành tâm điểm của nhiều cuộc tranh giành giữa các thế lực trong nước, chiến tranh liên miên, loạn lạc kéo dài cho đến thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ. Lịch sử đi qua, lặng đọng lại trong vùng nhiều giá trị văn hóa tiêu biểu, mang tính liên tục, có thể nhận biết qua hệ thống DSVH đang hiện tồn. Lớp áo thời gian đã làm cho DSVH có sức mạnh bền vững. Những phần nhiều, người đương thời chỉ nhớ và đề cao các chiến công, giá trị lịch sử - văn hóa của giai đoạn cận - hiện đại. Giá trị văn hóa thuộc về những lát cắt đồng đại ở giai đoạn cổ - trung đại chưa được xem xét đúng tầm.
Hàm Rồng có cảnh quan sinh thái hội tụ đầy đủ các yếu tố núi, đồng bằng, ven biển, mang tính thay mặt cho cảnh quan sinh thái xứ Thanh. Sự hấp dẫn của cảnh quan sinh thái nơi đây đã được ghi nhận qua nhiều bài viết đăng trên các tạp

5
chí, kỷ yếu hội thảo khoa học, nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào đặt cảnh quan sinh thái trong mối quan hệ với DSVH trong vùng. Việc đặt ra vấn đề nghiên cứu tổng thể DSVH vùng Hàm Rồng có một ý nghĩa lý luận, thực tiễn quan trọng, khẳng định những giá trị văn hóa được tiếp nối liên tục tại một vùng đặc biệt ở xứ Thanh. Từ cảnh quan sinh thái, giá trị lịch sử, giá trị DSVH có thể có cùng một mẫu số của nền văn minh Đông Sơn vùng hạ lưu sông Mã đã tích tụ lại ở đây.
Tốc độ đô thị hóa, việc mở rộng không gian thành phố Thanh Hóa cộng với quá trình hội nhập sâu rộng trên nhiều bình diện phần nào đang phá vỡ cảnh quan sinh thái tự nhiên, làm mai một, xuống cấp hệ thống DSVH trong vùng. Với những gì đang diễn ra hiện nay rất dễ làm DSVH bị tổn thương và biến mất theo thời gian. Một Hàm Rồng “danh giá” đang đứng trước những nỗi lo về hậu quả xấu sẽ diễn ra trong tương lai khi các cấp quản lý chưa có phương án hợp lý trong quy hoạch, bảo vệ DSVH của vùng; khi người dân chưa nhận thức đầy đủ vai trò của DSVH trong đời sống cộng đồng; khi chưa lựa chọn được những nhà đầu tư xứng tầm, có tâm với DSVH. Vài năm trước đây, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt quy hoạch vùng Hàm Rồng và chấp nhận cho một số doanh nghiệp đầu tư, khai thác du lịch, kinh tế tại vùng Hàm Rồng. Động thái này đã vô tình phá vỡ tính liên kết của vùng, sự phân cấp chưa cụ thể cũng đã làm cho DSVH không được coi trọng đúng với giá trị vốn có của nó. Đồng thời, ở đây cũng chưa thấy được mối quan hệ, chia sẻ hài hòa lợi ích giữa bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch. Việc cần làm hiện nay là đánh giá tổng thể giá trị DSVH, chỉ ra những đặc trưng chung của DSVH vùng Hàm Rồng, để thấy Hàm Rồng cần được xem xét, quy hoạch và bảo vệ như một vùng văn hóa đặc biệt ở tỉnh Thanh Hóa.
Năm 2011, tỉnh Thanh Hóa xây dựng bản điều chỉnh quy hoạch vùng Hàm Rồng ở các khía cạnh: quy hoạch tổng thể, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Hàm Rồng. Tuy nhiên, bản quy hoạch có sự hạn chế về không gian, có nghĩa chỉ lựa chọn từ điểm tiếp giáp làng cổ Dương Xá kéo dài đến núi Nít đã làm cho không gian Hàm Rồng trở nên nhỏ bé. Vấn đề bảo tồn DSVH chủ yếu dựa trên cơ sở khảo sát, mô tả thực trạng từng di tích, chưa quan tâm nghiên cứu

6
mối quan hệ, sự lan tỏa, tiếp biến các giá trị văn hóa trong và ngoài vùng. Bài học của nhiều quốc gia trên thế giới và ngay cả một số địa phương ở Việt Nam cho thấy, khi quy hoạch một vùng đều cần đến sự liên kết chặt chẽ giữa vùng quy hoạch và các vùng/ tiểu vùng phụ cận. Từ đó đề xuất những giải pháp quy hoạch, bảo tồn, phát huy giá trị DSVH toàn vùng.
Từ cách đặt vấn đề trên, tui nhận thấy rằng cần có một công trình nghiên cứu về Hàm Rồng với phương pháp tiếp cận nghiên cứu tổng thể giá trị DSVH trong một vùng văn hóa. Đặc biệt cần nghiên cứu Hàm Rồng gắn với bảo tồn văn hóa và ứng dụng phát huy DSVH trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới. Công trình nghiên cứu không chỉ mang tính lý luận làm sáng tỏ Hàm Rồng có ý nghĩa về lịch sử, độc đáo về sinh thái, văn hóa. Tìm ra những giá trị đặc trưng của DSVH, tạo tiền đề khoa học cho việc xây dựng vùng văn hóa - du lịch Hàm Rồng trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh nói riêng và cả nước nói chung. Với tất cả các vấn đề trên, tui đã lựa chọn đề tài: Di sản văn hóa vùng Hàm Rồng ở tỉnh Thanh Hóa làm Luận án Tiến sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu tổng thể hệ thống DSVH ở vùng Hàm Rồng. Lựa chọn các DSVH điển hình để khảo cứu, từ đó chỉ ra những đặc điểm chung của DSVH vùng Hàm Rồng.
2.2. Trên cơ sở lý thuyết vùng văn hóa và phân vùng văn hóa, kết quả nghiên cứu DSVH vùng Hàm Rồng, bước đầu chứng minh Hàm Rồng là một vùng văn hóa - lịch sử ở Thanh Hóa đáp ứng đầy đủ các tiêu chí. Trong đó, giá trị đặc trưng của DSVH đóng vai trò là một tiêu chí quan trọng.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống DSVH ở vùng Hàm Rồng biểu hiện qua các loại hình DSVH vật thể và DSVH phi vật thể. Trên cơ sở khảo cứu các DSVH điển hình được đề cập theo từng loại hình cụ thể.
- Luận án cũng đề cập đến một số DSVH ở vùng đệm có cùng mẫu số với DSVH vùng Hàm Rồng hình thành do quá trình lan tỏa và tích tụ.

7
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian nghiên cứu của luận án là vùng văn hóa Hàm Rồng. Theo hướng Tây - Đông, tính từ xã Thiệu Khánh với dãy núi Đông Sơn chạy men theo sông Mã đến xã Hoằng Quang, phường Nam Ngạn. Theo hướng Bắc - Nam từ bến Ngự đến núi Nhồi, phường An Hoạch.
- Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu DSVH vật thể (Di tích lịch sử văn hóa; danh lam thắng cảnh; di vật, cổ vật, bảo vật); DSVH phi vật thể (Lễ hội, tín ngưỡng; diễn xướng dân gian; nghề thủ công truyền thống) điển hình còn hiện tồn đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết để tiếp cận hệ thống lý thuyết về DSVH, phương pháp phân loại DSVH từ các văn bản luật và dưới luật; lý thuyết vùng văn hóa và phân vùng văn hóa từ kết quả nghiên cứu thành công của các học giả trong nước và nước ngoài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu nguồn tư liệu viết về DSVH tỉnh Thanh Hóa, DSVH ở vùng Hàm Rồng. Tổng hợp số liệu, phân tích, phân loại tư liệu nghiên cứu theo mục đích và nội dung luận án.
4.3. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: sử học, văn hóa học, nghệ thuật học, dân tộc học... giúp cho việc tiếp cận, phân tích các loại hình DSVH. Trong đó chú trọng đến một số mặt của lý thuyết địa - văn hóa đối với hệ thống DSVH vùng Hàm Rồng trên các phương diện: đặc điểm lịch sử, cảnh quan sinh thái, dân cư... trong việc góp phần vào quá trình hình thành giá trị của DSVH.
4.4. Phương pháp điền dã, kết hợp với phương pháp tổng hợp, thống kê, phân loại, đối chiếu, so sánh, phân tích các DSVH điển hình trong vùng. Đây là phương pháp quan trọng, được triển khai theo các bước cụ thể:
Bước thứ nhất: Điều tra, khảo sát tổng thể hệ thống DSVH vùng Hàm Rồng. Bước thứ hai: Lựa chọn các DSVH (vật thể, phi vật thể) điển hình để khảo cứu. Song song với tiến trình đánh giá giá trị DSVH, luận án sẽ quan tâm đến các

8
vấn đề: cộng đồng dân cư; môi trường sinh thái...Bước này là cơ sở để chỉ ra những giá trị và những đặc điểm chung của hệ thống DSVH vùng Hàm Rồng.
Bước thứ ba: Sau khi có đầy đủ các thông tin từ hai bước trên, cần tiếp tục khảo sát lại để có đối chứng, so sánh, tránh bỏ sót những DSVH có giá trị.
- Phương pháp thống kê, phân loại, phân tích, so sánh: Một vùng văn hóa thường có sự tích hợp đầy đủ các giá trị về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, trong sự tích hợp ấy lại có nhiều các tổ hợp văn hóa với những biểu hiện đa dạng, khác nhau. Cần sử dụng phương pháp này để làm nổi bật lên diện mạo của một vùng văn hóa - lịch sử đặc trưng ở tỉnh Thanh Hóa.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Thứ nhất, về khoa học
- Luận án sau khi hoàn thành sẽ góp phần hệ thống hóa lý thuyết vùng văn
hóa và phân vùng văn hóa; chỉ ra hệ tiêu chí xác định vùng văn hóa. Khái quát lý thuyết về DSVH và vấn đề phân loại DSVH.
- Luận án chỉ ra những giá trị đặc trưng của DSVH vùng Hàm Rồng.
- Chứng minh Hàm Rồng là một vùng văn hóa - lịch sử, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, trong đó có sự đóng góp không nhỏ về giá trị của DSVH trong vùng.
- Đưa ra một số kiến nghị trong việc bảo tồn, khai thác, phát huy vai trò của vùng, giá trị DSVH trong vùng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ hai, về thực tiễn
- Bổ sung và góp phần làm phong phú hơn kho tàng DSVH tỉnh Thanh Hóa,
DSVH Việt Nam từ những giá trị độc đáo của DSVH vùng Hàm Rồng.
- Những kiến nghị trình bày trong luận án, tác giả mong muốn sẽ là những gợi ý hữu ích cho các cấp quản lý địa phương vận dụng trong công tác quy hoạch,
bảo tồn, khai thác phát huy DSVH và vùng văn hóa Hàm Rồng.
- Luận án có thể trở thành tài liệu tham khảo cho sinh viên các ngành Văn hóa -
Du lịch, Quản lý Văn hóa ở các trường Đại học, Cao đẳng KHXH & NV. - Luận án có thể xuất bản thành sách tham khảo.
Thứ ba, kết quả nghiên cứu và những luận bàn

9
- Hàm Rồng từ lâu đã trở thành đề tài hấp dẫn cho các học giả trong nước và nước ngoài lựa chọn nghiên cứu, nhưng chủ yếu là những công trình đơn lẻ theo một vấn đề cụ thể. Ý tưởng của luận án đặt ra nghiên cứu tổng thể cảnh quan sinh thái, DSVH vùng Hàm Rồng là cần thiết.
- Vùng Hàm Rồng với những giá trị DSVH tiêu biểu - sợi dây nối liền bản sắc văn hóa Việt cổ, mà đỉnh cao là nền văn hóa Đông Sơn với con người đương đại. Nơi đây được ví như một kho tàng văn hóa dân gian, kho sử liệu của lịch sử - văn hóa Việt Nam. Việc nghiên cứu DSVH vùng Hàm Rồng ở tỉnh Thanh Hóa không chỉ mang tính lý luận thuần túy mà còn làm sáng tỏ DSVH vùng Hàm Rồng có nhiều giá trị đặc trưng riêng biệt.
- Từ thế kỷ XVI - XIX trên thế giới đã xuất hiện nhiều trường phái nghiên cứu về vùng và phân vùng văn hóa, mang lại những thành công nhất định ở cả phương diện lý thuyết và thực hành. Những kết quả nghiên cứu trên đã tác động mạnh mẽ đến các nhà khoa học Việt Nam. Sự tác động mạnh mẽ nhất vào thập niên 80, 90 của thế kỷ XX. Thời điểm này các quan điểm lý thuyết vùng và phân vùng văn hóa của các học giả nước ngoài đã được nhiều học giả Việt Nam vận dụng vào việc nghiên cứu vùng văn hóa ở Việt Nam theo nhiều quan điểm khác nhau. Điểm chung của các công trình nghiên cứu là việc các tác giả đều thống nhất, khi xác định vùng văn hóa cần xây dựng bộ công cụ/ hệ tiêu chí trong xác định vùng văn hóa. Quá trình nghiên cứu, tác giả luận án cho rằng, có thể xác định những tiêu chí chung ở nhiều tác giả. Nhưng lấy giá trị đặc trưng của DSVH như một tiêu chí vận dụng để xác định vùng văn hóa thì chưa có tác giả nào đề cập một cách đầy đủ.
- Trong những năm gần đây, việc đánh giá giá trị DSVH theo loại hình đi liền với công tác bảo tồn DSVH luôn trở thành vấn đề nóng trên các diễn đàn. Theo quy luật phát triển, các vấn đề xã hội thường có xu hướng tỷ lệ thuận với nhau. Tuy nhiên giữa phát triển kinh tế và bảo tồn DSVH đang gặp phải những khó khăn, những tranh luận gay gắt. DSVH vùng Hàm Rồng cũng đứng trước thực trạng xuống cấp và mai một dần. Việc khảo cứu giá trị của DSVH vùng Hàm Rồng là cơ

10
hội để bảo tồn, phát huy giá trị một vùng văn hóa - lịch sử đặc biệt ở tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ hội nhập.
6. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu (07 trang), kết luận (04 trang), danh mục tài liệu tham khảo (7 trang), phụ lục (58 trang), luận án bao gồm ba chương:
Chương 1: Lý thuyết về vùng văn hóa và di sản văn hóa (33 trang) Chương 2: Di sản văn hóa ở vùng Hàm Rồng (57 trang)
Chương 3: Bàn luận và kiến nghị (35 trang)

11
NỘI DUNG
Chương 1
LÝ THUYẾT VỀ VÙNG VĂN HÓA VÀ DI SẢN VĂN HÓA
1.1. Lý thuyết về vùng văn hóa
Vùng văn hóa được coi là dạng thức của không gian văn hóa. Việc nhận thức vùng văn hóa hay không gian văn hóa chính ở sự tương đồng và khác biệt. Về phương diện lý thuyết, vùng và phân vùng văn hóa đã được nhiều học giả trong nước và trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Luận án kế thừa các kết quả nghiên cứu đi trước, tập hợp thành một hệ thống lý thuyết bao gồm các khái niệm công cụ: Vùng văn hóa, vùng thể loại văn hóa, tiểu vùng văn hóa, trung tâm văn hóa, tổ hợp văn hóa, các khuynh hướng nghiên cứu trên thế giới và trong nước để làm cơ sở lý thuyết cho việc giải quyết các nội dung nghiên cứu trong Luận án.
1.1.1. Một số khái niệm
- Vùng văn hóa
Khái niệm vùng văn hóa được đề cập lần đầu tiên trong công trình nghiên cứu của nhà địa lý học người Đức Friedrich Ratzel (1844-1904), nhưng không cụ thể mà nằm trong mối quan hệ với thuyết “vòng văn hóa”. Sau này được phổ biến rộng rãi nhờ sự phát triển của các nhà nhân học Mỹ. Khái niệm này chủ yếu dùng trong việc nghiên cứu sự phân bố không gian của các hiện tượng văn hóa và xác định mối quan hệ qua lại giữa chúng.
Theo tác giả Alfred Kroeber (1876-1960), thì vùng văn hóa có liên hệ mật thiết với vùng tự nhiên; ông cũng cho rằng, vùng văn hóa là một khu vực địa lý xác định, có đặc trưng bởi sự tương đồng về phần lớn các đặc điểm văn hóa. Nhìn chung, vùng văn hóa được định nghĩa như một khu vực địa lý, trong đó cộng đồng dân cư khác nhau, hay các nền văn hóa khác nhau nhưng có đặc trưng văn hóa giống nhau, có cùng một kiểu cách hoạt động hay có cùng một định hướng văn hóa chủ đạo.
Có thể thấy, một số định nghĩa của các học giả phương Tây khá chung chung, khiến cho việc phân vùng văn hóa sẽ thiếu cơ sở khoa học. Các học giả Việt

lịch và lợi ích kinh tế - xã hội từ hoạt động này mang cho các địa phương.Nhìn chung, DSVH là linh hồn của nhiều tour du lịch nhân văn, là chất men để thu hút và giữ chân các du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài.
Tại vùng Hàm Rồng có thể thiết kế nhiều tour du lịch trong vùng và ngoài vùng bằng việc liên kết giữa các danh thắng và DSVH. Chẳng hạn, thiết kế một tour du lịch trong vùng sẽ là sự kết hợp giữa thưởng ngoạn thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú của núi Rồng, động Tiên, động Long Quang với các di tích cách mạng như cầu Hàm Rồng, Trận địa C4, và di tích khảo cổ như làng cổ Đông Sơn, và du lịch tâm linh với các ngôi đền và chùa cổ kính. Điểm nhấn đặc biệt chính là việc thể thiết kế tour du lịch ngược dòng sông Mã. Với điểm xuất phát tại Cửa Hới, Sầm Sơn, ngược 10km điểm dừng chân đầu tiên của du khách chính là bến đỗ Hàm Rồng, tham quan hang động, vãn cảnh chùa, tham quan các ngôi đền cổ kính và tri ân những người anh hùng đã hy sinh vì sự nghiệp dân tộc, thưởng thức hương vị ẩm thực độc đáo của sự pha trộn dấu ấn biển - đồng bằng - núi rừng ngay tại Hàm Rồng. Đêm đến thưởng thức các làn điệu dân ca hay lênh đênh trên thuyền lắng nghe các điệu hò sông Mã hào hùng nhưng cũng không thiếu phần da diết. Xa hơn, sau khi quy hoạch và xây dựng Hàm Rồng trở thành trọng điểm du lịch văn hóa sinh thái quốc gia, Hàm Rồng có thể dễ dàng kết hợp với các điểm du lịch khác trong và ngoài tỉnh bởi Hàm Rồng nằm ở vị trí thuận lợi bên đường quốc lộ 1A sẽ giúp cho Hàm Rồng không chỉ là một điểm đến với nhiều nét văn hóa đặc sắc mà còn là một địa điểm lưu trú thuận tiện: gần đường quốc lộ, gần trung tâm Thành phố, có phong cảnh thiên nhiên đẹp, không khí trong lành...
Hiện nay, thành phố Thanh Hóa đang xây dựng một dự án “Khu du lịch văn hóa Hàm Rồng”, chúng tui cho rằng đây là một dự án có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tuy nhiên, như kiến nghị phần quy hoạch 3.1.1, cần mở rộng hơn quy hoạch không gian Hàm Rồng cho xứng tầm là một không gian du lịch tầm quốc gia và có thể kết nối quốc tế. Việc quy hoạch theo hướng tổng hợp và đa dạng về sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch phục cho việc lưu trú và thăm quan. Bao gồm ba khu chính:

133
Khu trung tâm của khu du lịch tương lai sẽ ở sát quốc lộ 1A với các khách sạn cao cấp, ngân hàng, bưu điện, nhà hàng đặc sản, siêu thị...được thiết kế theo mô hình một di sản tiêu biểu của Hàm Rồng - trống đồng Đông Sơn để tạo ra bản sắc riêng. Trong khu này còn có cung văn hóa với đầy đủ các phòng họp, hội nghị cao cấp, sân khấu biểu diễn, phòng chiếu phim; một khu trưng bày sản phẩm thủ công mỹ nghệ, chủ yếu là đồ tạo tác từ đá;
Bên cạnh đó còn có khu du lịch khảo cổ học, bao gồm nhà bảo tàng cổ vật, các biệt thự hướng ra sông Mã, các nhà hàng ăn uống, bán đồ lưu niệm, khu vui chơi giải trí, một khu đất dành cho các trò chơi dân gian, khu thể thao dưới nước, một bến thuyền, khu cắm trại;
Khu du lịch làng văn hóa các dân tộc Thanh Hóa: xây dựng theo kiến trúc đặc trưng của từng dân tộc có mặt trên địa bàn Thanh Hóa với việc giới thiệu các nét sinh hoạt truyền thống, các loại hình nghệ thuật, trang phục và văn hóa ẩm thực của từng đân tộc.
Khi đưa vào quỹ đạo du lịch các giá trị của DSVH sẽ làm cho các giá trị này sống lại, thực hiện vai trò tài sản của Hàm Rồng, góp phần làm gia tăng thu nhập kinh tế cho đại phương và đây chính là một biện pháp vừa phát huy các giá trị DSVH vừa bảo tồn nó một cách hữu hiệu.
+ Sử dụng các chất liệu truyền thống trong các tác phẩm văn hóa nghệ thuật hiện đại: Đây là một biện pháp quan trọng không chỉ khai thác những giá trị của DSVH mà còn làm tái sinh những giá trị này trong những giá trị văn hóa mới. Hàm Rồng đặc trưng bởi hò sông Mã, dân ca, dân vũ Đông Anh, nhiều trò diễn đặc sắc. Làm sống lại những chất liệu, những tinh thần tinh túy nhất của các DSVH này trong các tác phẩm hiện đại sẽ tạo nên một sự liền mạch giữa truyền thống và hiện đại, tạo ra sự biến hóa đa dạng, phong phú của các giá trị của DSVH truyền thống, góp phần tạo ra bản sắc riêng biệt của địa phương.
Những làn điệu dân ca đã đi vào những tác phẩm hiện đại một cách thật nhuần nhuyễn và độc đáo. Âm hưởng dân ca không chỉ là mạch nguồn tạo cảm xúc

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top