kiyo1032

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


Tài sản là toàn bộ tiềm lực kinh tế của đơn vị, biểu thị cho những lợi ích mà đơn vị thu được trong tương lai hay những tiềm năng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của đơn vị. Trong số các tài sản của doanh nghiệp, tài sản cố định đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong quá trình đầu tư và sử dụng, dưới tác động của môi trường tự nhiên và điều kiện làm việc cũng như tiến bộ khoa học và kĩ thuật, tài sản cố định bị hao mòn dần cả về giá trị và giá trị sử dụng. Ðể thu hồi lại giá trị hao mòn của tài sản cố định, người ta tiến hành trích khấu hao. Việc trích khấu hao có ý nghĩa lớn về các phương diện kinh tế, tài chính, kế toán và thuế vụ. Do mức độ quan trọng của trích khấu hao, trong đề án này em muốn đề cập tới một số vấn đề về cách tính khấu hao tài sản cố định hữu hình và phương pháp kế toán khấu hao tài sản cố định hữu hình theo chế độ hiện hành trong các doanh nghiệp. Kết cấu của đề án gồm ba phần:
Phần I : Những lí luận cơ bản về Khấu hao Tài sản cố định hữu hình
Phần II : Chuẩn mực kế toán Việt Nam về Khấu hao Tài sản cố định hữu hình và việc áp dụng chuẩn mực này vào công tác hạch toán kế toán
Phần III : Một số ý kiến nhận xét và kiến nghị về Khấu hao Tài sản cố định hữu hình

Em xin Thank thầy Phan Thanh Đức đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp em hoàn thành đề án này.
Sinh viên

Nguyễn Ngọc Yến
PHẦN I
Những lí luận cơ bản về Khấu hao Tài sản cố định hữu hình

I. Khái quát chung về Khấu hao Tài sản cố định hữu hình.
1.Khái niệm, đặc điểm Tài sản cố định hữu hình.
1.1 Khái niệm Tài sản cố định hữu hình.
Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, đồng thời phải thỏa mãn tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
- Nguyên giá tài sản cố định phải được xác định một cách đáng tin cậy.
- Thời gian sử dụng ước tính trên một năm.
- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
1.2.Ðặc điểm tài sản cố định.
- Xuất phát từ tài sản cố định có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài, do vậy giá trị của tài sản cố định phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh dần dần được kết chuyển vào chi phí của hoạt động dưới hình thức khấu hao để thu hồi vốn đầu tư.
- Các tài sản cố định hữu hình khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thì hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu không thay đổi cho tới tận khi nhượng bán hay thanh lý.
2.Sự cần thiết phải trích khấu hao và các khái niệm liên quan.
2.1.Sự cần thiết phải tính khấu hao.
Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định bị hao mòn dần, hao mòn này được thể hiện dưới 2 dạng là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
- Hao mòn Tài sản cố định hữu hình là hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị cọ sát, bị ăn mòn hư hỏng từng bộ phận. Do có sự hao mòn hữu hình nên tài sản cố định mất dần giá trị và giá trị sử dụng lúc ban đầu và cuối cùng phải thay thế bằng tai sản khác.
- Hao mòn vô hình là sự giảm giá trị của tài sản cố định do tiến bộ khoa học kĩ thuật. Nhờ tiến bộ của khoa học kĩ thuật mà những tài sản cố định cùng loại được sản xuất ra ngày càng có nhiều chức năng với năng suất cao hơn và chi phí ít hơn
Ðể thu hồi lại giá trị hao mòn của tài sản cố định, doanh nghiệp phải trích khấu hao bằng cách phân bổ giá trị hao mòn của tài sản cố định vào chi phí theo một cách thức hợp lí và phù hợp. Việc phân bổ giá trị hao mòn của tài sản cố định vào chi phí là phù hợp với nguyên tắc chi phí và doanh thu.
2.2. Các khái niệm liên quan đến khấu hao TSCĐ.
- Khấu hao: là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó vào giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được sáng tạo ra.
- Giá trị phải khấu hao: là nguyên giá của tài sản cố định ghi trên báo cáo tài chính, trừ(-) giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó. Giá trị phải khấu hao của tài sản cố định được phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng.
- Thời gian sử dụng hữu ích: Là thời gian mà tài sản cố định phát huy được tác dụng cho sản xuất, kinh doanh.
+ Đối với TSCĐ còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian sử dụng TSCĐ quy định tại Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng BTC để xác định thời gian sử dụng của TSCĐ.
+ Đối với TSCĐ đã qua sử dụng, thời gian sử dụng của TSCĐ được xác định như sau:




Giá trị hợp lí của TSCĐ là giá mua hay trao đổi thực tế (trong trường hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của TSCĐ (trong trường hợp được cấp,được điều chuyển ), giá trị đánh giá của HĐ giao nhận.
2.3. Phân biệt hao mòn với khấu hao.
- Hao mòn tài sản cố định là việc giảm giá trị và giá trị sử dụng của tài sản cố định do các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân chủ quan là do sự tác động của tài sản cố định vào các yếu tố sản xuất. Nguyên nhân khách quan là do sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, do các yếu tố về tự nhiên Từ đó dẫn tới tài sản cố định hao mòn là một tất yếu khách quan. Hao mòn TSCĐ là cơ sở để tính trích khấu hao TSCĐ.
- Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TS đó vào giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được sáng tạo ra. Khấu hao là một biện pháp chủ quan của con người nhằm thu hồi số vốn đã đầu tư vào TSCĐ. Vì TSCĐ được đầu tư mua sắm để sử dụng nên được hiểu như một lượng giá trị hữu dụng được phân phối cho SXKD trong suốt thời gian sử dụng hữu ích. Do đó, việc trích khấu hao là việc phân phối giá trị TSCĐ đồng thời là biện pháp thu hồi vốn đầu tư vào TSCĐ.
Như vậy, hao mòn là một hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của tài sản cố định còn khấu hao là biện pháp chủ quan trong quản lí nhằm thu hồi giá trị đã hao mòn của tài sản cố định, tích luỹ lại, hình thành nguồn vốn để đầu tư, mua sắm tài sản cố định.
II.Ý nghĩa của việc trích khấu hao
- Về phương diện kinh tế: Khấu hao cho phép doanh nghiệp phản ánh được giá trị thực của tài sản, đồng thời làm giảm lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Qua đó doanh nghiệp cũng có thể so sánh giá trị TSCĐ của doanh nghiệp với giá trị thị trường để từ đó có những quyết định hợp lí về việc tiếp tục sử dụng, nhượng bán, trao đổi, hay góp vốn…
- Về phương diện tài chính: Khấu hao là một phương tiện tài trợ giúp cho doanh nghiệp thu được bộ phận đã mất của tài sản cố định, hình thành quỹ tái tạo tài sản cố định.
- Về phương diện thuế: Khấu hao là một khoản chi phí được trừ vào lợi nhuận chịu thuế, tức là được tính vào chi phí kinh doanh hợp lệ của doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán Việt Nam.
- Về phương diện kế toán: Khấu hao là việc ghi nhận sự giảm giá của tài sản cố định. Số liệu phản ánh giá trị TSCĐ có tính đến giá trị khấu hao là con số chính xác, phản ánh trung thực giá trị TSCĐ mà doanh nghiệp sở hữu đáp ứng được các yêu cầu và nguyên tắc kế toán theo chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Phần II: Chuẩn mực kế toán Việt Nam về khấu hao TSCĐ và việc áp dụng Chuẩn mực này vào công tác hạch toán kế toán

I. Qui định về trích khấu hao tài sản cố định hữu hình.
Doanh nghiệp phải đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định hữu hình mà doanh nghiệp vận dụng và phải lập kế hoạch khấu hao với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện trích khấu hao ( thường là đầu năm). Trường hợp việc lựa chọn của doanh nghiệp không trên cơ sở có đủ các điều kiện quy định thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày cơ quan thuế trực tiếp quản lý nhận được đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp (tính theo dấu bưu điện), cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để thay đổi cho phù hợp.
Theo chuẩn mực số 03 về tài sản cố định hữu hình và theo quyết định số 206/2003 của Bộ Tài chính, và đáp ứng theo yêu cầu của luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì:
- Mọi TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao. Mức trích khấu hao TSCĐ hữu hình được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
Doanh nghiệp không được tính và trích khấu hao đối với những TSCĐ hữu hình đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh.
Đối với những TSCĐ hữu hình chưa khấu hao hết đã hỏng, doanh nghiệp phải xác định nguyên nhân, quy trách nhiệm đền bù, đòi bồi thường thiệt hại… và tính vào chi phí khác.
- Những tài sản cố định không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không phải trích khấu hao, bao gồm :
+ TSCĐ thuộc dự trữ Nhà Nước giao cho doanh nghiệp quản lý hộ, giữ hộ.
+ TSCĐ phục vụ các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp như nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà truyền thống… được đầu tư bằng quỹ phúc lợi.
+ TSCĐ phục vụ nhu cầu chung toàn xã hội, không phục vụ cho hoạt động kinh doanh của riêng doanh nghiệp như đê đập, cầu cống, đường xá… mà Nhà Nước giao cho doanh nghiệp quản lý.
- Việc trích hay thôi trích khấu hao TSCĐ hữu hình được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng, giảm, hay ngừng tham gia hoạt động kinh doanh.
- Trường hợp TSCĐ hữu hình của công ty mới thành lập được hình thành từ việc góp vốn của các cá nhân không kinh doanh, không có hóa đơn nhưng đảm bảo các yêu cầu sau thì công ty vẫn được trích khấu hao TSCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh:
+ Công ty có biên bản giao nhận TS. Biên bản định giá TS được lập bởi các thành viên góp vốn và TS được đánh giá phù hợp với thực tế.
+ TS được theo dõi, ghi chép trên sổ kế toán, được sử dụng để phục vụ hoạt động kinh doanh.
- Trường hợp hộ cá thể trước đây nộp thuế theo hình thức trực tiếp, không hạch toán TSCĐ để trích khấu hao, nay có sự chuyển đổi hình thức từ hộ cá thể lên doanh nghiệp, để TSCĐ đó được trích khấu hao thì phải đảm bảo các yêu cầu của luật thuế TNDN.
- Tổ chức kiểm kê đánh giá lại thực trạng của những tài sản cố định đã hết khấu hao, nếu tài sản nào còn sử dụng tốt thì tăng cường chế độ quản lý hiện vật, tăng công suất sử dụng và sớm có kế hoạch thay thế.
- Mạnh dạn nhượng bán, thanh lý những tài sản đã lạc hậu hay hiệu quả sử dụng kém, vì nếu cứ cố kéo dài mãi việc sử dụng những tài sản này sẽ tốn kém nhiều chi phí sửa chữa, có nguy cơ mất an toàn lao động, sản phẩm do chúng tạo ra không đảm bảo chất lượng và có thể doanh nghiệp bị tụt hậu, kém khả năng cạnh tranh do mất cơ hội để đầu tư trang thiết bị, những loại tài sản cố định mới có công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến.
- Các doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến việc phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định ( tổ chức theo định kì 6 tháng hay cuối năm tài chính ) để nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định.
Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp :
* Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ: phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu hay doanh thu thuần. Hiệu suất càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ càng cao:



* Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế(hay lợi nhuận sau thuế thu nhập)



* Hệ số hao mòn TSCĐ: phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong doanh nghiệp so với thời điểm đầu tư ban đầu. Hệ số càng lớn chứng tỏ mức độ hao mòn TSCĐ càng cao và ngược lại.





Tổ chức quản lý tài sản cố định phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm hoạt động sẽ tạo điều kiện thuận lợi để cải tiến kĩ thuật, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định.


PHẦN KẾT LUẬN

Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, phản ánh năng lực sản xuất hiện có và trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đồng thời tài sản cố định là một trong những yếu tố quan trọng tạo khả năng tăng trưởng bền vững, tăng năng suất lao động, từ đó giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ. Ðối với doanh nghiệp, việc trích khấu hao giúp thu hồi được giá trị đã hao mòn của tài sản cố định, vì thế tạo điều kiện để doanh nghiệp thay thế đổi mới tài sản cố định, nâng cao hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Trước sự biến đổi to lớn trong hoạt động kinh tế và yêu cầu hội nhập với nền kinh tế thế giới, việc đưa ra chuẩn mực về tài sản cố định đã đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, giúp tháo gỡ những vướng mắc mà các doanh nghiệp đang gặp phải. Nghiên cứu và tìm hiểu về chuẩn mực tài sản cố định hữu hình đã giúp em hiểu thêm nhiều điều bổ ích, đồng thời tạo nên thói quen và tác phong trong nghiên cứu, tìm hiểu chuyên đề trong quản lí và hạch toán.

Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình kế toán quốc tế ( Khoa kế toán - Ðại học KTQD)
2. Giáo trình kế toán tài chính ( Khoa kế toán - Ðại học KTQD)
3. Giáo trình kế toán tài chính ( Học viện Tài chính )
4. Kế toán Mỹ ( ĐHQG TP HCM)
5. Giáo trình kiểm toán tài chính (Khoa kế toán - Ðại học KTQD)
6. Hệ thống Tài khoản kế toán theo QĐ số 15 của Bô tài chính
7. Quản lí tài chính doanh nghiệp, chế độ quản lí, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định
8. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
9. Cẩm nang hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp ( TS Phan Hiển Minh)
10. Giáo trình học kế toán của Hiệp hội Kế toán công chứng Anh (ACCA)
11. Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp
12. Giáo trình Quản trị Tài chính doanh nghiệp( Trường ĐH Tài chính Kế toán Hà Nội – 200
Mục lục
Lời nói đầu ………………………………………………………………… 1
Phần I: Những lí luận cơ bản về Khấu hao Tài sản cố định………………… 2
I. Khái quát chung về Khấu hao Tài sản cố định hữu hình…………………. 2
1.Khái niệm, đặc điểm Tài sản cố định hữu hình…………………………… 2
1.1 Khái niệm Tài sản cố định hữu hình……………………………………. 2
1.2.Ðặc điểm tài sản cố định………………………………………………... 2
2.Sự cần thiết phải trích khấu hao và các khái niệm liên quan……………... 2
2.1.Sự cần thiết phải tính khấu hao…………………………………………. 2
2.2. Các khái niệm liên quan đến khấu hao TSCĐ…………………………. 3
2.3. Phân biệt hao mòn với khấu hao……………………………………….. 4
II.Ý nghĩa của việc trích khấu hao………………………………………….. 4
Phần II: Chuẩn mực kế toán Việt Nam về khấu hao TSCĐ và việc áp dụng Chuẩn mực này vào công tác hạch toán kế toán……………………………. 6
I. Qui định về trích khấu hao tài sản cố định hữu hình……………………... 6
II. Phương pháp trích khấu hao TSCĐ hữu hình…………………………… 9
1. Phương pháp khấu hao đường thẳng……………………………………... 9
1.1. Nội dung của phương pháp…………………………………………….. 9
1.2. Ưu và nhược điểm…………………………………………………….. 10
1.3. Ví dụ…………………………………………………………………... 11
2. Phương pháp khấu hao theo khối lượng, số lượng sản phẩm…………… 12
2.1. Nội dung của phương pháp…………………………………………… 12
2.2. Ưu và nhược điểm…………………………………………………….. 13
2.3. Ví dụ…………………………………………………………………... 13
3. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh…………….. 14
3.1. Nội dung của phương pháp…………………………………………… 14
3.2. Ưu và nhược điểm…………………………………………………… 16
3.3. Ví dụ…………………………………………………………………. 17
III.Chi phí khấu hao tài sản cố định là chi phí hợp lí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp……………………………………………………. 19
IV.Phương pháp hạch toán khấu hao……………………………………… 22
1. Tài khoản sử dụng………………………………………………………. 22
2. Phương pháp hạch toán…………………………………………………. 22
Phần III: Một số ý kiến nhận xét và kiến nghị về khấu hao TSCĐ hữu hình
1. Khấu hao TSCĐ hữu hình hiện nay so với các nước…………………… 27
2. Nhận xét………………………………………………………………... 27
3. Kiến nghị………………………………………………………………... 30
Phần kết luận………………………………………………………………. 37
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………. 38
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top