daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập, các dân tộc đều đứng trƣớc đòi hỏi tất yếu khách quan, đó là vừa phải hòa mình vào bối cảnh chung, vừa phải khẳng định các tính chất riêng có của quốc gia, dân tộc mình. Với tƣ cách là cái bản chất định vị vai trò, chỗ đứng của các dân tộc, giá trị văn hóa truyền thống luôn là hệ chuẩn nhận diện sức sống và tƣơng lai phát triển của chính dân tộc ấy. Do đó, việc nghiên cứu lý luận nhằm tiếp tục làm rõ vai trò của các giá trị truyền thống với tƣ cách hình thành nên bản sắc văn hóa là điều cần thiết và có ý nghĩa đối với đất nƣớc ta hiện nay.
Trong không khí ấy, các giá trị văn hóa tinh thần Đông phƣơng, trong đó có Nho giáo đang nhận đƣợc sự quan tâm ngày càng nhiều sự đóng góp của nó vào sự hình thành các giá trị đó trong thời kỳ lịch sử lâu dài. Chính những thành công của một số nƣớc trong khu vực chịu ảnh hƣởng của Nho giáo đã chứng tỏ điều đó. Không chỉ trong lịch sử, mà ngày nay Nho giáo nói chung, học thuyết đạo đức của nó noia riêng đang tiếp tục tác động đến nhiều lĩnh vực đời sống tinh thần của nhiều dân tộc. Do đó, vấn đề căn bản hiện nay là phải khai thác cái gì ở Nho giáo và vận dụng nó nhƣ thế nào cho phù hợp với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa. Không những thế, yêu cầu này còn xuất phát từ thực tiễn vì mục đích xây dựng xã hội lành mạnh, hài hòa và phát triển.
Việc kế thừa và phát huy đạo đức truyền thống nói chung và các giá trị đạo đức Nho giáo nói riêng hiển nhiên không phải là sự lựa chọn mới, mà là một tất yếu khách quan. “Từ xƣa đến nay, bất luận dân tộc nào, bất luận quốc gia nào, dầu vàng, dầu trắng, dầu yếu, dầu mạnh, đã đứng cạnh tranh hơn thua với các dân tộc trên thế giới thì chẳng những thuần nhờ sức mạnh thôi, mà phải nhờ cái đạo đức làm gốc nữa; nhất là dân tộc nào bị té nhào xuống, nay muốn đứng lên khỏi bị ngƣời đè lên trên thì lại cần có một đạo đức vững chặt hơn dân tộc đang giàu mạnh hơn mình” [134, tr.2]. Vấn đề xây dựng đạo đức mới hiện nay đang trở nên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết, bởi lẽ, những tác động tiêu cực nảy sinh từ sự chuyển đổi thể
chế kinh tế ở nƣớc ta diễn ra trong vài thập niên gần đây đã tạo môi trƣờng thuận lợi cho cái cũ, cái lạc hậu có cơ hội phục hồi, cái bệnh hoạn, suy đồi, biến thái đƣợc dung dƣỡng. Tình trạng lao dốc của đời sống đạo đức tỷ lệ nghịch với sự tăng trƣởng các điều kiện vật chất, sức mạnh đồng tiền đã khiến xã hội đối mặt với thực trạng vô đạo đức, phản văn hóa ngày càng gia tăng. Nhiều ngƣời thừa tiền nhƣng sống thiếu văn hóa, giàu về vật chất nhƣng hủ bại về đời sống đạo đức. Không ít đạo lý vốn đƣợc coi là chân lý sống bị đảo lộn: ngƣời già bị bạc đãi, con trẻ bị bỏ rơi, con ngƣời cảm giác cô đơn ngay trong chính ngôi nhà của mình, không ít ngƣời không thực hiện trách nhiệm của một ngƣời làm con đối với cha mẹ, quên đi trách nhiệm của một công dân đối với tổ quốc…
Khi Việt Nam đã và đang tiếp tục đối mặt với những thách thức về suy thoái đạo đức, thì việc trở lại với những giá trị đạo đức căn bản nhƣ hiếu, trung để giáo dục ý thức trách nhiệm cho con ngƣời càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, việc nghiên cứu đạo đức trung, hiếu của Nho giáo từ khía cạnh lịch sử triết học có nhiệm vụ gạn đục khơi trong để tìm lấy ở đó những giá trị hợp lý có thể vận dụng trong điều kiện mới là việc làm không chỉ mang tính học thuật thuần túy, mà còn có ý nghĩa thực tiễn cấp bách đối với xã hội hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tui quyết định chọn đề tài “Đạo đức trung, hiếu của Nho giáo và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục ý thức trách nhiệm ở Việt Nam hiện nay”, cho luận án tiến sỹ triết học của mình với mong muốn đƣợc đóng góp phần nhỏ bé của mình vào việc làm rõ và sâu sắc hơn hai phạm trù đạo đức đó của Nho giáo cũng nhƣ cho việc hoạch định phƣơng hƣớng giải quyết các vấn đề thực tiễn cấp bách nảy sinh trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc trong điều kiện hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích: Từ việc phân tích nội dung căn bản của đạo đức trung, hiếu của Nho giáo và sự tiếp biến của nó ở Việt Nam, luận án làm rõ ý nghĩa của đạo đức trung hiếu đối với việc giáo dục ý thức trách nhiệm ở Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ:
- Phân tích bối cảnh ra đời và những nội dung của đạo đức trung, hiếu trong tiến trình lịch sử của Nho giáo.
- Phân tích sự tiếp biến và đạo đức trung, hiếu trong Nho giáo Việt Nam - Phân tích về ý nghĩa của trung, hiếu đối với việc giáo dục ý thức trách
nhiệm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu: Đạo đức trung, hiếu trong Nho giáo.
Phạm vi nghiên cứu:
Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu bằng việc chỉ khảo cứu đạo đức trung,
hiếu của Nho giáo ở Trung Quốc (Nho giáo Nguyên Thủy, Nho giáo thời Hán, Nho giáo thời Tống) và phân tích nội dung của nó trong Nho giáo Việt Nam qua các đại biểu nho học chọn lọc. Trên cơ sở đó, đánh giá ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục ý thức trách nhiệm cá nhân ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
- Cơ sở lý luận của luận án là Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong điều kiện mới.
- Phƣơng pháp nghiên cứu: Khi áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử triết học, luận án đặt toàn bộ vấn đề nghiên cứu dƣới ánh sáng của chủ nghĩa Duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, vì vậy ngoài việc sử dụng các phƣơng pháp: từ trừu tƣợng đến cụ thể, phân tích, tổng hợp, so sánh....luận án còn quán triệt nguyên tắc lịch sử cụ thể và nguyên tắc khách quan, toàn diện trong quá trình triển khai đề tài.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án trình bày khái quát đƣợc nội dung đạo đức trung, hiếu của Nho giáo ở Trung Quốc đồng thời chỉ ra đƣợc sự tiếp biến của đạo đức trung, hiếu trong Nho giáo ở Việt Nam và nhận định đƣợc về ý nghĩa của đạo đức trung, hiếu đối với việc giáo dục ý thức trách nhiệm cho cá nhân trong giai đoạn hiện nay ở nƣớc ta.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vấn đề nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học ở nước ta hiện nay Luận văn Sư phạm 0
D Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Nguyễn Thái Học, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đo Luận văn Sư phạm 0
D Đạo đức Phật giáo qua Trung Bộ kinh Kinh tế chính trị 0
A Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh trung học phổ thông ở Thái Nguyên hiện nay Kinh tế chính trị 0
C Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp ở Hà Nội - vấn Kinh tế chính trị 0
B Giáo dục đạo đức môi trường cho sinh viên Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung hiện n Kinh tế chính trị 0
T Vai trò của giảng dạy môn Giáo dục công dân với việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thô Kinh tế chính trị 0
M Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Hải Dương hiện nay Kinh tế chính trị 3
S Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở Hà Nội hiện nay Kinh tế chính trị 0
R Giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh cho thanh niên khối doanh nghiệp Trung ương tron g Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top