daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề đúc nhôm Mẫn Xá, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
ỤC LỤ
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết ........................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu ............................................................. 2
1.2.1. Mục đích .............................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu ................................................................................................ 2
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................ 3
2.1. Làng nghề tái chế kim loại và vai trò của làng nghề tái chế kim loại trong
phát triển kinh tế - xã hội ................................................................................ 3
2.1.1. Giới thiệu chung về làng nghề tái chế kim loại ..................................... 3
2.1.2. Vai trò của làng nghề tái chế kim loại trong phát triển kinh tế - xã hội ........ 4
2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất của các làng nghề tái chế kim loại trên thế
giới và ở Việt Nam ......................................................................................... 7
2.2.1. Trên thế giới ......................................................................................... 7
2.2.2. Ở Việt Nam .......................................................................................... 7
2.3. Ảnh hưởng của hoạt động làng nghề tái chế kim loại tới môi trường và
sức khỏe con người ........................................................................................ 9
2.3.1. Ảnh hưởng của làng nghề tái chế kim loại tới môi trường .................. 10
2.3.2. Ảnh hưởng của làng nghề tái chế kim loại đến sức khoẻ con người ............ 14
2.4. Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề tái chế
kim loại ........................................................................................................ 15
2.4.2. Các giải pháp kỹ thuật giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
tái chế kim loại ............................................................................................. 15
2.4.3. Các giải pháp quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
tái chế kim loại ............................................................................................. 25
CHƯƠNG III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 29
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 29
3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 29
3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 29
3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu ............................................................. 29
3.3.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn......................................................... 30
3.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa ........................................................... 31
3.3.4. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia .................................................... 31
3.3.5. Phương pháp lấy mẫu hiện trường, phân tích trong phòng thí nghiệm ............ 31
3.3.6. Phương pháp so sánh .......................................................................... 36
3.3.7. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 37
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 38
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Văn Môn ............................. 38
4.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 38
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................... 41
4.2. Hiện trạng sản xuất của làng nghề Mẫn Xá ............................................ 43
4.2.1. Quy mô sản xuất ................................................................................. 44
4.2.2. Nguyên liệu sản xuất .......................................................................... 46
4.2.3. Nguồn lao động .................................................................................. 46
4.2.4. Sản phẩm và thị trường ....................................................................... 47
4.2.5. Quy trình sản xuất .............................................................................. 48
4.3. Hiện trạng môi trường đất, nước của làng nghề Mẫn Xá........................ 53
4.3.1. Hiện trạng môi trường nước của làng nghề Mẫn Xá ........................... 53
4.3.2. Môi trường đất .................................................................................... 70
4.4. Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất làng nghề tới cộng đồng dân cư và
người lao động ............................................................................................. 73
4.5. Thực trạng công tác quản lý môi trường, ý thức bảo vệ môi trường của
cộng đồng làng nghề .................................................................................... 77
4.5.1. Công tác quản lý môi trường tại làng nghề đúc nhôm Mẫn Xá ................. 77
4.5.2. Ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng ........................................... 82
4.6. Một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề đúc
nhôm Mẫn Xá .............................................................................................. 83
4.6.1. Giải pháp quản lý ............................................................................... 83
4.6.2. Giải pháp kỹ thuật .............................................................................. 86
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 96
5.1. Kết luận ................................................................................................. 96
5.2. Kiến nghị............................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 98
Hình 4.11: Hàm lượng Fe, Cu, Zn, Pb trong nước kênh Văn Môn
Qua kết quả phân tích ở hình cho thấy: Hàm lượng Fe, Cu, Zn, Pb
vào tháng 10/2013 cao hơn tháng 02/2014. Hàm lượng Fe, Cu, Zn, Pb cả 2
thời điểm đều đạt quy chuẩn cho phép.
- Thông số Cr (III), Ni, As, Coliform cả 2 thời điểm đều đạt quy
chuẩn cho phép.
- Hàm lượng Al ở 2 thời điểm dao động trong khoảng từ 0,870
mg/l – 1,326 mg/l.
- Thông số dầu mỡ khoáng ở 2 thời điểm cao hơn quy chuẩn cho
phép từ 2 – 5 lần.
Nhận xét:
- Nhìn chung, nước mặt tại ao làng Mẫn Xá có hàm lượng các chỉ
tiêu cao hơn so với kênh Văn Môn do ao làng Mẫn Xá nằm gần bãi tập kết
xỉ và các hộ dân có hoạt động cô đúc nhôm. Nước mặt ở cả hai vị trí đều
có hàm lượng amoni cao do tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ các hộ dân.
Các chỉ tiêu về hàm lượng kim loại nặng như Fe, Cu, Pb tại ao Mẫn Xá
vượt quy chuẩn cho phép đặc biệt hàm lượng Pb cao gấp 2,98 lần so với
quy chuẩn cho phép.
- Hàm lượng các thông số chất lượng nước mặt vào tháng 10/2013
cao hơn so với tháng 02/2014 do tháng 10 là tháng sản xuất nhiều nhất
- Bể sinh học thiếu khí - hiếu khí (công nghệ AO)
Sau khi nước thải được loại bỏ các sơ bộ các kim loại nặng, dầu mỡ
bằng phương pháp hóa lý, nước thải tiếp tục được đưa sang bể xử lý thiếu
khí. Tại bể này được bơm tuần hoàn một phần nước thải trong ngăn Oxi hóa
(bể Aeroten) để loại bỏ hàm lượng nito, phốt pho dư và một phần chất hữu
cơ sau khi được xử lý triệt để hơn bằng phương pháp xử lý sinh học hiếu khí.
Bể Aeroten là công trình xử lý chính của hệ thống xử lý. Nó làm
giảm tới hơn 95% chất hữu cơ hòa tan và Nitrat hóa Amoni thành NO3- và
quyết định đến chất lượng đầu ra của nước thải.
Quá trình xử lý trong bể Aeroten là quá trình xử lý sinh học hiếu khí
với sự tham gia của hệ vi sinh vật hiếu khí kết hợp với oxy nhân tạo. Oxy
nhân tạo được cấp vào bể nhờ hệ thống máy thổi khí. Sau khi đã xử lý
trong bể Aeroten, nước thải được dẫn qua bể lắng 2 để tách bùn hoạt tính.
Bùn hoạt tính thực chất chính là sinh khối tế bào của vi sinh vật sinh ra
trong quá trình phân huỷ chất hữu cơ ở bể Aeroten.
- Bể thứ cấp (Bể lắng 2)
Bể lắng 2 được thiết kế là loại bể lắng đứng, loại bỏ bông bùn bằng
cơ chế lắng trọng lực. Trong đáy bể lắng có bố trí góc nghiêng thành bể lớn
hơn 45- 600 để thu gom bùn hoạt tính về bể chứa bùn. Tại bể chứa bùn, một phần
bùn sẽ được tuần hoàn trở lại bể Aeroten để bổ sung lượng sinh khối mất đi trong
quá trình xử lý. Phần còn lại được đưa vào bể nén bùn làm giảm độ ẩm trước khi
đưa qua máy ép bùn hay sân phơi bùn (sân phơi cát) (Đặng Kim Chi, 2005).
- Bể lọc
Nước thải sau khi đã được xử lý và qua bể lắng để tách bùn, tiếp tục
được xử lý tại bể lọc để đảm bảo đến đạt tiêu chuẩn, bể lọc được kết hợp
lọc sinh học, cơ học cũng như hấp phụ.
- Bể tiêu hủy bùn và nén bùn
Bể tiêu hủy bùn được thiết kế 3 ngăn nhằm giảm thể tích bùn và
phân hủy phần chất hữu cơ trong bùn sinh học từ bể lắng 2, phần nước rích
ra từ bể này sẽ được thu gom về bể điều hòa và tiếp tục xử lý. Phần bùn cặn
định kỳ hút lên bể nén bùn và cung cấp hóa chất để giảm độ nhớt trước khi
đưa vào máy ép bùn (hay sân phơi).
Ngăn cuối để nén bùn, là bể chứa bùn làm tăng nồng độ bùn, giảm
độ nhớt trước khi được đưa vào làm khô bùn bằng máy ép.
- Bể khử trùng
Nước thải sau khi qua bể sinh học hiếu khí vẫn còn vi khuẩn gây
bệnh trong nước thải sinh hoạt nên cần thiết phải khử trùng trước trước khi xả
nước ra nguồn tiếp nhận. Phương pháp khử trùng là dùng Clorine dạng bột hòa
tan hay Ca(OCl)2 dạng hòa tan (Viện Khoa học và công nghệ Môi trường,
2013). Quá trình khử trùng được thực hiện trong bể khử trùng. Dung dịch hóa
chất khử trùng được bơm vào bể khử trùng nhờ bơm định lượng hoá chất.
- Máy ép bùn
Bùn ở các bể lắng có độ ẩm cao, do đó cần có bể nén bùn để
làm giảm độ ẩm của bùn trước khi đưa qua xử lý tiếp theo ở máy ép bùn.
Việc làm giảm độ ẩm của bùn sẽ làm cho thời gian ép bùn giảm xuống và
quá trình ép bùn dễ dàng hơn. Bể nén bùn được sử dụng là bể nén bùn
trọng lực, nguyên tắc hoạt động giống như bể lắng đứng. Bùn loãng, bùn
dư của bể lắng được đưa vào ống cấp bùn ở tâm bể. Dưới tác dụng của
trọng lực bản thân, bùn sẽ lắng xuống và kết chặt lại, đồng thời đổ ẩm của
bùn sẽ giảm xuống. Nước sinh ra trong quá trình nén và ép bùn được thu
gom trở lại bể điều hoà để xử lý lại. Bùn sau khi qua bể nén bùn được qua
máy ép bùn cùng với hoá chất đông tụ. Việc thêm vào các hoá chất đông tụ sẽ
làm cho bùn đông đặc lại nhanh hơn và quá trình ép bùn dễ dàng hơn. Bùn sau
khi ép được sử dụng làm chất trợ phân bón hay đưa ra bãi rác để chuyển đi.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn tại thành phố đông hà tỉnh Quảng trị Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú THọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Điều tra, đánh giá về ý thức học tập hiện nay của sinh viên học viện nông nghiệp Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt sông Vàm Cỏ Đông tại huyện Bến Lức tỉnh Long An năm 2016 Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật PCR phát hiện trực tiếp Mycobacterium Tuberculosis trong mẫu bệnh phẩm Y dược 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thành Quang Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề cơ khí xã Thanh Thủy Nông Lâm Thủy sản 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top