Alphonsus

New Member

Download miễn phí Đề tài Đánh giá chung về chế độ tài chính và kế toán trích lập dự phòng của Việt Nam và kinh nghiệm một số nước trên thế giới





Lời nói đầu 1

I. Lý luận chung về kế toán các khoản dự phòng trong doanh nghiệp .2

1.1. Ý nghĩa, mục đích của việc lập dự phòng trong doanh nghiệp .2

1.2. Qui định và trình tự kế toán các khoản dự phòng trong các doanh nghiệp Việt Nam .4

1.2.1. Những qui định chung của Việt Nam về trích lập dự phòng trong các doanh nghiệp 4

1.2.2. Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho 5

1.2.3. Kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi 7

1.2.4. Kế toán dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư .8

1.3. Kế toán các khoản dự phòng của pháp .10

1.3.1. Dự phòng giảm giá tài sản bất động .10

1.3.2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho .11

1.3.3. Dự phòng phải thu khó đòi 12

1.3.4. Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán . .13

1.3.5. Dự phòng rủi ro và phí tổn .13

II. Đánh giá chung về chế độ tài chính và kế toán trích lập dự phòng của Việt Nam và kinh nghiệm một số nước trên thế giới .15

2.1. Đánh giá chế độ kế toán trích lập các khoản dự phòng của Việt Nam.15

2.1.1. Một số ưu điểm .15

2.1.2. Những vấn đề còn tồn tại .16

2.1.3. Một số điểm giống và khác nhau giữa chế độ kế toán Việy Nam và các nước trên thế giới về dự phòng 18

III. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện ché độ tài chính và kế toán trích lập dự phòng trong các doanh nghiệp Việt Nam .19

Kết luận .22

Tài liệu tham khảo .23

 

 

 

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


c doanh nghiệp liên doanh , doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Còn đối với các doanh nghiệp liên doanh được thành lập trên cơ sở các hiệp định kí giữa chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nước ngoài, nếu hiệp định có quy định về trích lập và sử dụng các khoản dự phòng khác với hướng dẫn tại thông tư này thì thực hiện theo quy định của hiệp định đó. Thông tư cũng đưa ra cách hiểu một số thuật ngữ dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giảm giá vật tư, thành phẩm, hàng hoá tồn kho có thể xảy ra trong năm kế hoạch. Dự phòng nợ phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu có thể không đòi được đơn vị nợ hay người nợ không có khả năng thanh toán trong năm kế hoạch. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư là dự phòng phần giá trị tổn thất do giảm giá các loại chứng khoán của doanh nghiệp có thể xảy ra trong năm kế hoạch .
Về thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng, thông tư cũng quy định rõ. Việc trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư đều được thực hiện ở thời điểm khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm. Trường hợp doanh nghiệp được Bộ tài chính chấp thuận áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch (bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc 31/12 hàng năm) thì thời điểm lập dự phòng là ngày cuối cùng của năm tài chính. Ba khoản dự phòng nói trên được trích trước vào chi phí hoạt động kinh doanh năm báo cáo của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp ba khoản tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch nhằm bảo toàn vốn kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị vật tư hàng hoá tồn kho, chứng khoán đầu tư và giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá cả trên thị trường hay giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
. Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 2, hàng tồn kho là những tài sản được giữ để bán trong kì sản xuất kinh doanh bình thường, đang trong quá trình sản xuất dở dang hay nguyên liệu, vật liệu, công cụ công cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hay cung cấp dịch vụ. Thông tư số 107/2001/TT_BTC quy định điều kiện lập dự phòng đối với hàng tồn kho là hàng tồn kho phải có hoá đơn chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ tài chính hay các bằng chứng khác chứng minh giá vốn vật tư hàng hoá tồn kho và các vật tư hàng hoá này phải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính có giá trị thu hồi hay giá thị trường thấp hơn giá ghi trên sổ kế toán. Trường hợp vật tư hàng hoá tồn kho có giá trị bị giảm so với giá trị ghi trên sổ kế toán nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ vật tư hàng hóa này không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá vật tư hàng hoá tồn kho.
Khi hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán sử dụng tài khoản 159 với kết cấu như sau:
Bên nợ: Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Bên có: Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Dư có: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện có ở doanh nghiệp
Thông tư số 89/2001/TT-BTC hướng dẫn phương pháp trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho như sau:
Cuối năm báo cáo, kế toán tiến hành trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho năm kế hoạch với mức cần lập như sau:
Mức dự phòng cần lập cho giảm giá hàng tồn kho = Số lượng hàng tồn kho bị giảm giá tại thời điểm lập báo cáo năm * (giá đơn vị ghi sổ của HTK - giá đơn vị thực tế trên thị trường)
Nợ TK 632:Gía vốn hàng bán
Có TK 159: Mức dự phòng cần lập
Cuối năm sau, dự kiến mức dự phòng mới cần lập và tiến hành điều chỉnh:
+Nếu mức dự phòng cần lập cho năm kế hoạch bằng mức dự phòng đã lập năm trước thì không cần điều chỉnh dự phòng
+Nếu mức dự phòng cần lập cho năm kế hoạch lớn hơn mức dự phòng đã lập năm trước thì cần lập bổ sung số thiếu:
Nợ TK 632:Gía vốn hàng bán
Có TK 159: Số dự phòng lập bổ sung
+Nếu mức dự phòng cần lập cho năm kế hoạch nhỏ hơn mức dự phòng đã lập năm trước thì hoàn nhập số thừa:
Nợ TK159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Có TK 632: Giá vốn hàng bán
1.2.3 Kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi
Nợ khó đòi là những khoản nợ đã quá hạn hai năm kể từ ngày đến hạn thu nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn không thu được. Trường hợp đặc biệt tuy chưa quá hạn 2 năm nhưng con nợ đang trong thời gian xem xét giải thể, phá sản... hay có dấu hiệu khác như bỏ trốn, hay đang bị giam giữ xét hỏi thì cũng được coi là nợ khó đòi . Thông tư số 107/2001/TT_BTC quy định các khoản nợ phải thu khó đòi phải có tên, địa chỉ, nội dung từng khoản nợ, số tiền phải thu của từng đơn vị nợ trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi. Để có căn cứ lập dự phòng nợ phải thu khó đòi doanh nghiệp phải có chứng cớ gốc hay xác nhận của đơn vị nợ về số tiền còn nợ chưa trả bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ, ... và tổng mức lập dự phòng tối đa là 20% tổng số dư nợ phải thu tại thời điểm lập báo cáo năm.
Để hạch toán dự phòng nợ phải thu khó đòi, kế toán sử dụng tài khoản 139 với kết cấu như sau:
Bên nợ : Hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi
Bên có : Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi
Dư có: Dự phòng nợ phải thu khó đòi hiện có ở doanh nghiệp
Theo thông tư số 89/2002/TT_BTC, kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi được tiến hành theo trình tự sau:
Cuối năm báo cáo tiến hành lập dự phòng cho các khoản nợ phải thu khó đòi của năm kế hoạch với mức trích lập như sau:
Mức dự phòng cần lập = Tổng số nợ phải thu khó đòi * % nợ có thể bị mất
Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 139: Mức dự phòng cần lập
Trong năm sau, nếu có các khoản nợ khó đòi bị thất thu phải xử lý xoá nợ. Trước hết phản ánh số nợ bị mất .
Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 131: Phải thu của khách hàng
đồng thời ghi: Nợ TK 004 (Nợ khó đòi khó xử lý).
Sau này nếu đòi được các khoản nợ đã xử lý thì hạch toán:
Nợ TK liên quan: Số nợ đòi được - chi phí đòi nợ
Có TK 711:Thu nhập khác
Cuối năm sau, dự kiến mức lập dự phòng mới và tiến hành điều chỉnh:
+Nếu mức dự phòng cần lập dự cho năm kế hoạch bằng mức dự phòng đã lập của năm trước thì không phải điều chỉnh.
+Nếu mức dự phòng cần lập cho năm kế hoạch lớn hơn mức dự phòng của năm trước thì cần lập bổ sung số thiếu:
Nợ TK 642:Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 139: Số dự phòng cần lập thêm.
+Nếu mức dự phòng cần lập cho năm kế hoạch nhỏ hơn mức dự phòng đã lập của năm trước thì hoàn nhập số dự phòng lập th...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá chung về tổ chức công tác hạch toán của xí nghiệp khảo sát xây dựng điện I Luận văn Kinh tế 0
L Đánh giá chung về tình hình kinh doanh, tổ chức bộ máy kế toán và các kiến nghị nhằm hoàn thiện công Luận văn Kinh tế 0
F Đánh giá chung về thực trạng khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
T Đánh giá chung về công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Xí nghiệp 22 – Công ty 22 – BQP Luận văn Kinh tế 0
A Những nhận xét và đánh giá chung về công tác quản lý và tình hình thực hiện chi phí sản xuất kinh do Luận văn Kinh tế 0
B Đánh giá chung về nhà máy thuốc lá Thăng Long những vấn đề đã đạt được Luận văn Kinh tế 0
C đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh t Luận văn Kinh tế 0
X Đánh giá chung về tiến trình cổ phần hoá doanh nhiệp nhà nước ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
A Đánh giá chung thức trạng sản xuất kinh doanh của Nhà máy cơ khí Hồng Nam Khoa học kỹ thuật 0
H Đánh giá trình độ đọc hiểu tiếng Anh của sinh viên năm thứ hai so với Khung trình độ chung châu Âu ( Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top