haison_haison

New Member
Luận văn: Đảng bộ huyện Mê Linh ( thành phố Hà Nội) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2008 đến năm 2013 : Luận văn ThS. Lịch sử: 60 22 03 15
Nhà xuất bản: ĐHKHXH&NV
Ngày: 2015
Miêu tả: Luận văn ThS. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015
MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN MÊ LINH TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2013 .................................. 8 1.1. Các căn cứ để hoạch định chủ trương phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện Mê Linh ............................................................................................... 8 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội ........................................................................... 8 1.1.2. Thực trạng kinh tế Mê Linh trước năm 2008 ....................................... 16 1.1.3. Đường lối và chủ trương phát triển kinh tế của Đảng và Đảng bộ thành phố Hà Nội .................................................................................................... 22 1.2. Chủ trương phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện Mê Linh ................ 31 Tiểu kết chƣơng 1 ...................................................................................... 36 Chƣơng 2: QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN MÊ LINH TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2013 ............ 38 2.1. Chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp ................................................ 38 2.1.1. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ........................... 38 2.1.2. Đẩy mạnh thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông thôn ..................................... 47 2.1.3. Gắn phát triển kinh tế nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới ..... 53 2.2. Chỉ đạo phát triển kinh tế công nghiệp ................................................. 59 2.2.1. Kế hoạch phát triển công nghiệp của huyện Mê Linh ....................... 59 2.2.2. Sự phát triển của các ngành công nghiệp ............................................. 61 2.2.3. Những vấn đề đặt ra trong phát triển công nghiệp của huyện Mê Linh ............................................................................................................................. 65 2.3. Chỉ đạo phát triển kinh tế dịch vụ ......................................................... 67 2.3.1. Kế hoạch phát triển kinh tế dịch vụ của huyện Mê Linh ................... 67 2.3.2. Sự phát triển của các ngành dịch vụ ..................................................... 69 2.3.3. Những vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế dịch vụ ........................ 74 2.4. Kết quả về phát triển kinh tế ................................................................. 77 Tiểu kết chƣơng 2 ...................................................................................... 80 Chƣơng 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ........................... 81 3.1. Một số nhận xét .................................................................................... 81 3.1.1. Về ưu điểm .................................................................................................... 81 3.1.2. Về hạn chế ..................................................................................................... 85 3.2. Một số kinh nghiệm .............................................................................. 90 KẾT LUẬN .................................................................................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 98 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trải qua gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội, kể từ Ðại hội VI (năm 1986), và hơn 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) đến nay, Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn, hết sức quan trọng. Thực hiện đường lối đổi mới, với mô hình kinh tế tổng quát là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, hoàn thành chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên CNXH và bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước. Việt Nam đã phá được thế bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, tăng cường mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh. Kinh tế tăng tưởng, đời sống của nhân dân được cải thiện, vị thế của đất nước được nâng cao trên trường quốc tế. Đất nước ta có được thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử là nhờ đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Nằm ở cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, huyện Mê Linh là một địa bàn chiến lược quan trọng ở vùng đồng bằng sông Hồng. Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ huyện Mê Linh đã lãnh đạo quần chúng nhân dân tiến lên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Những thành tựu mà Mê Linh đạt được ngày nay là kết quả của sự lãnh đạo toàn diện của Đảng bộ huyện, đặc biệt trong xây dựng và phát triển kinh tế. Hiểu rõ vai trò, vị trí của việc phát triển kinh tế cũng như quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, thành phố Hà Nội nói chung, Đảng bộ và nhân dân huyện Mê Linh nói riêng trong nhiều năm qua đã phát huy nội lực và thuận lợi, khắc phục mọi khó khăn, thách thức, từng bước thực hiện có hiệu quả chủ trương phát triển kinh tế. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ huyện Mê Linh đã nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của kinh tế đối với sự phát triển của huyện. Do vậy, Đảng bộ đã phát huy truyền thống năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, đồng thời đẩy mạnh khai thác tiềm năng của huyện. Kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần to lớn vào sự phát triển của huyện trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; bộ mặt huyện Mê Linh có nhiều thay đổi; đời sống của nhân dân không ngừng nâng cao; an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định. Vai trò lãnh đạo của Đảng bộ được củng cố, tăng cường, đáp ứng nhu cầu phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu. Đạt được kết quả trên là do Đảng bộ huyện Mê Linh luôn quan tâm chỉ đạo xây dựng, phát triển kinh tế, sự quan tâm lãnh đạo phát triển kinh tế của Thủ đô phù hợp với định hướng của Trung ương, thành phố Hà Nội và phù hợp điều kiện cụ thể của huyện Mê Linh. Chủ trương phát triển kinh tế luôn được Đảng bộ huyện chú ý tổng kết, hoàn thiện, đổi mới trong thực tiễn các giai đoạn phát triển kinh tế của huyện. Việc đánh giá đầy đủ, khách quan, khoa học quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện Mê Linh và việc khẳng định tính đúng đắn của chủ trương phát triển kinh tế của Đảng ta, là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược để xây dựng và phát triển nền kinh tế huyện Mê Linh. Mặt khác, thành tựu, khuyết điểm, thuận lợi và khó khăn, kinh nghiệm trong sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Mê Linh trong phát triển kinh tế góp phần hoàn chỉnh về lý luận, phát triển về thực tiễn để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa việc cụ thể hoá đường lối của Đảng đối với địa phương. Do vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu về sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Mê Linh trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế không chỉ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng mà còn là chủ đề khoa học lớn. Việc nghiên cứu phải được tiến hành có hệ thống và toàn diện, nhìn nhận một cách khách quan và khoa học, trên cơ sở đó có thể rút ra những bài học kinh nghiệm và đồng thời cũng là cơ sở quan trọng góp phần thực hiện thành công sự nghiệp CNH - HĐH trên địa bàn huyện Mê Linh, cùng với Thủ đô xây dựng Tổ quốc XHCN. Với tất cả lý do trên, cùng với sự gợi ý của giáo viên hướng dẫn, tác giả chọn đề tài “Đảng bộ huyện Mê Linh (thành phố Hà Nội) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2008 đến năm 2013” làm đề tài luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Kinh tế có vị trí quan trọng trong quá trình cách mạng XHCN cũng như trong sự nghiệp đổi mới của nước ta. Vì vậy, đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế là đề tài có tính chất chiến lược, được các nhà lý luận, các nhà lãnh đạo, các nhà chức năng và nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trong những năm qua, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về kinh tế trên phạm vi cả nước ở những góc độ khác nhau. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu như: Các cuốn sách: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa nền kinh tế quốc dân”, Đỗ Đình Giao, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994; “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực”, Lê Du Phong, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999; “Việt Nam trên chặng đường đổi mới và phát triển kinh tế”, Nguyễn Minh Tú, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002; “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng, thực trạng và triển vọng”, Đặng Văn Thắng, Phạm Ngọc Dũng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003; “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI”, Nguyễn Trần Quế (chủ biên), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004;“Một số vấn đề phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay”, Đỗ Hoài Nam (chủ biên), Nxb Thế giới, 2005;“Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam”, Bùi Tất Thắng (chủ biên), Nxb Khoa học thương mại hiện đại, từng bước nâng cao trình độ văn minh thương mại trong hệ thống thương mại truyền thống. Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành thương mại của huyện vẫn còn nhiều hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của huyện. Thị trường còn nhỏ hẹp, sức mua trong dân vẫn còn thấp, việc nắm bắt thông tin về thị trường, giá cả còn hạn chế. Đây là thách thức không nhỏ để Đảng bộ huyện phải tập trung chỉ đạo nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của ngành thương mại trong những năm tiếp theo. * Phát triển hoạt động tín dụng, ngân hàng Trong hệ thống các ngành kinh tế quốc dân, hoạt động tín dụng, ngân hàng có vai trò rất quan trọng, nó có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, góp phần tăng tích lũy để tạo vốn cho đầu tư phát triển. Sau khi sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội, Đảng bộ chủ trương chuyển mạnh hoạt động tín dụng, ngân hàng cho phù hợp với điều kiện mới theo cơ chế thị trường, đa dạng hóa các tổ chức tín dụng, đẩy mạnh huy động vốn và cho vay có hiệu quả. Để thực hiện chủ trương trên, Đảng bộ đã chỉ rõ cần tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động các ngân hàng thương mại, mở rộng các hình thức thanh toán nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chu chuyển vốn, từng bước mở rộng quỹ tín dụng nhân dân theo phương châm tích cực, vững chắc, an toàn, hiệu quả. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát trong ngành ngân hàng. Bằng những biện pháp trên, hoạt động tín dụng ngân hàng đã đạt được một số kết quả quan trọng. Tổng vốn huy động tăng qua từng năm (từ 891,7 tỷ đồng năm 2008 lên 4.128 tỷ đồng năm 2013). Hoạt động cho vay của ngành ngân hàng có hiệu quả, qua đó góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn huyện.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



tải đủ 2 phần rồi giải nén
 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Đảng bộ huyện chợ mới, tỉnh An Giang lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn từ năm 1996 đến nay Kiến trúc, xây dựng 0
Y Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên huyện Ứng Hòa – Hà Nội hiện nay Kinh tế chính trị 0
Z Công tác xây dựng Đảng ở Đảng bộ huyện Đức Thọ từ 1999 đến nay - thực trạng, kinh nghiệm và giải phá Văn hóa, Xã hội 0
D Công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ Huyện Hiệp hòa - Thực trạng và một số Văn hóa, Xã hội 0
P Sự lãnh đạo của Đảng bộ xã, thị trấn đối với chính quyền cơ sở ở huyện Hương Khê trong giai đoạn hiệ Văn hóa, Xã hội 0
H Đảng bộ huyện Vân Đồn (Tỉnh Quảng Ninh) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 1994 đến năm 2012 Văn học 0
B Đảng bộ huyện Phú Lương (Thái Nguyên) lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất (từ 1997 đến 2008) Văn hóa, Xã hội 0
A Đảng bộ huyện Đại Từ (Thái Nguyên) lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng (từ 1997 đến 200 Văn hóa, Xã hội 0
D Đảng bộ tỉnh hà tĩnh lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông và đào tạo nghề từ 1991 Văn hóa, Xã hội 0
D Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top