Download miễn phí Luận văn Đàm phán, ký kết và thực hiện Hợp đồng nhập khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng Không
MỤC LỤC



Nhận xét của GVHD

Lời nói đầu

Chương 1: Cơ sở lí luận

1.1. Một số vấn đề về Hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương 1

1.1.1. Khái niệm 1

1.1.2. Điều kiện để một Hợp đồng ngoại thương có hiệu lực 2

1.1.3. Một số điều khoản quan trọng của Hợp đồng ngoại thương 5

1.1.3.1. Điều khoản tên hàng 5

1.1.3.2. Điều khoản số lượng/ khối lượng 6

1.1.3.3. Điều khoản chất lượng/ phẩm chất 6

1.1.3.4. Điều khoản giá cả 7

1.1.3.5. Điều khoản giao hàng 9

1.1.3.6. Điều khoản thanh toán 11

1.1.3.7. Các điều khoản khác 13

1.2. Tổ chức đàm phán, kí kết Hợp đồng ngoại thương 14

1.3. Các bước thực hiện Hợp đồng nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển 16

1.3.1. Xin giấy phép nhập khẩu 16

1.3.2. Chuẩn bị khâu thanh toán 17

1.3.2.1. Thanh toán bằng TTR before 17

1.3.2.2. Thanh toán bằng cách nhờ thu 18

1.3.2.3. Thanh toán bằng CAD 18

1.3.2.4. Thanh toán bằng L/C 18

1.3.3. Thuê phương tiện vận tải 19

1.3.4. Mua bảo hiểm cho hàng hóa 22

1.3.5. Nhận bộ chứng từ 23

1.3.6. Chuẩn bị nhận hàng 23

1.3.7. Làm thủ tục hải quan và nhận hàng 24

1.3.8. Khiếu nại 27

1.3.9. Thanh toán 29

1.3.9.1. Đối với cách thanh toán bằng chuyển tiền trả sau 29

1.3.9.2. Đối với cách thanh toán bằng L/C hay nhờ thu 29

1.3.10. Thanh lí Hợp đồng 30



Chương 2: Tình hình hoạt động của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng Không

2.1. Sơ lược về công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng Không 31

2.1.1. Giới thiệu chung 31

2.1.2. Quá trình phát triển 32

2.1.3. Sơ đồ tổ chức 35

2.1.4. Ngành nghề kinh doanh 37

2.1.5. Đối tác nước ngoài 39

2.2. Tình hình hoạt động của công ty trong những năm gần đây 39

2.2.1. Hoạt động kinh doanh và giá trị sản phẩm, dịch vụ qua các năm 39

2.2.1.1. Sản phẩm, dịch vụ chính của công ty 40

2.2.1.2. Giá trị sản phẩm, dịch vụ chính qua các năm 41

2.2.1.3. Chi phí sản xuất 45

2.2.1.4. Hoạt động marketing 50

2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây 51

2.2.3. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản 53

2.3. Công tác tổ chức đàm phán, kí kết và thực hiện Hợp đồng nhập khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng Không 56

2.3.1. Tổ chức đàm phán, ký kết Hợp đồng 56

2.3.2. Quy trình thực hiện Hợp đồng nhập khẩu tại công ty 60

2.3.2.1. Xin giấy phép nhập khẩu 60

2.3.2.2. Chuẩn bị khâu thanh toán 61

2.3.2.3. Thuê phương tiện vận tải 63

2.3.2.4. Mua bảo hiểm cho hàng hóa 63

2.3.2.5. Nhận bộ chứng từ 63

2.3.2.6. Chuẩn bị nhận hàng 64

2.3.2.7. Làm thủ tục hải quan và nhận hàng 66

2.3.2.8. Khiếu nại 67

2.3.2.9. Thanh toán 67

2.3.2.10. Thanh lí Hợp đồng 68

2.4. Những thuận lợi và khó khăn đối với công ty 69

2.4.1. Thuận lợi 69

2.4.2. Khó khăn 72



Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đàm phán, ký kết và thực hiện Hợp đồng nhập khẩu hàng hóa tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng Không

3.1. Thành lập bộ phận marketing 75

3.2. Đào tạo đội ngũ nhân viên phòng xuất nhập khẩu có năng lực 80

3.3. Chủ động trong khâu vận chuyển và bảo hiểm 84


Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1. Một số vấn đề về Hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương:
1.1.1. Khái niệm
Để hiểu rõ hơn về Hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương (gọi tắt là Hợp đồng ngoại thương) trước hết ta hãy xem các khái niệm sau:
- Hợp đồng kinh tế: là văn bản được kí kết giữa các bên tham gia, nhằm sản xuất, mua bán, lưu thông hàng hóa hay trao đổi dịch vụ, nghiên cứu, liên doanh, liên kết sản xuất hay nhằm bất kì mục đích kinh doanh nào, để thực hiện tốt kế hoạch của bản thân các bên kí kết nhằm thu về lợi nhuận.
- Hợp đồng thương mại: là một dạng Hợp đồng kinh tế trong đó có cả hai bên hay ít nhất một trong hai bên là thương nhân (người tiến hành các hoạt động kinh tế mang tính chất kinh doanh thu lợi nhuận), và mục đích kí Hợp đồng là thu về lợi nhuận.
- Hợp đồng mua bán hàng hóa: là một dạng Hợp đồng thương mại, thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên đối tác – có đầy đủ năng lực và hành vi pháp lí – trong đó (một bên gọi là người bán) cam kết chuyển vào quyền sở hữu của bên kia một tài sản nhất định (hàng hóa), bên kia (người mua) cam kết nhận hàng và trả số tiền ngang bằng giá trị hàng hóa đã nhận.
- Hợp đồng ngoại thương hay còn gọi là Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: là sự thỏa thuận ý chí của các thương nhân có trụ sở kinh doanh đặt tại

các quốc gia khác nhau, theo đó một bên gọi là Bên xuất khẩu có nghĩa vụ giao hàng và chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho một bên khác gọi là Bên nhập khẩu và được thanh toán. Và Bên nhập khẩu có nghĩa vụ thanh toán cho Bên xuất khẩu, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa đó theo thỏa thuận.
1.1.2. Điều kiện để một hợp đồng ngoại thương có hiệu lực
Một Hợp đồng ngoại thương muốn có hiệu lực phải thỏa mãn 4 điều kiện sau đây. Nếu thiếu một điều kiện thì xem như Hợp đồng đó không có hiệu lực.
 Chủ thể Hợp đồng là những tự nhiên nhân và pháp nhân hợp pháp, cụ thể:
- Về phía nước ngoài: Là những thương nhân và pháp nhân nước ngoài có đầy đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lí. Muốn xem xét năng lực hành vi và năng lực pháp lí của các thương nhân và pháp nhân, trước hết phải tìm hiểu xem họ mang quốc tịch nước nào. Sau đó căn cứ vào luật nước đó và xét năng lực pháp lí của họ.
- Về phía Việt Nam: Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam: theo luật Công ty, luật Doanh nghiệp… có cơ sở sản xuất và cung ứng hàng xuất khẩu ổn định, có thị trường tiêu thụ ổn định ở nước ngoài, đội ngũ cán bộ có trình độ, có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương…
- Người ký Hợp đồng: phải là người thay mặt hợp pháp của công ty
o Nếu Hợp đồng ngoại thương được ký kết giữa các cá nhân hay thương nhân cá thể hay các doanh ngiệp tư nhân với nhau thì chủ doanh nghiệp là người ký Hợp đồng.
o Nếu Hợp đồng được ký kết giữa các tổ chức thì người kí Hợp đồng phải là người được pháp luật thừa nhận, có quyền thay mặt cho Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật quốc gia và luật


pháp quốc tế về những hành vi mua, bán và hàng hóa được mua, bán.
 Hình thức Hợp đồng phải hợp pháp
- Điều 11, Điều 13 và Điều 96 của công ước Vienna 1980 (Công ước của liên hiệp quốc về mua bán Hợp đồng hàng hóa quốc tế), chấp nhận Hợp đồng ngoại thương có những hình thức:
o Hợp đồng thỏa thuận bằng miệng
o Hợp đồng bằng văn bản
o Hợp đồng theo hình thức điện báo, telex
- Điều 24 Luật thương mại Việt Nam năm 2005 ghi rõ: Hợp đồng mua bán hàng hóa được thực hiện bằng lời nói, văn bản hay được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại Hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật qui định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó. Điện báo, telex, fax, thư điện tử và các hình thức thông tin điện tử khác cũng được coi là hình thức văn bản.
Như vậy Hợp đồng ngoại thương được thành lập bằng những văn bản hợp pháp, hay những chứng từ tương đương văn bản (như các loại thư thương mại) cũng được xem như hình thức hợp pháp của Hợp đồng nếu như đủ chữ ký của các bên và sau đó có văn bản Hợp đồng kèm theo.
Hợp đồng ngoại thương được thành lập dưới dạng thư điện tử và các hình thức thông tin điện tử khác, có chữ ký điện tử của các bên tham gia cũng được coi là hình thức hợp pháp của Hợp đồng ngoại thương
 Nội dung Hợp đồng phải hợp pháp
Trong Hợp đồng ngoại thương không chứa bất kì nội dung gì trái với pháp luật hiện hành của các bên. Vì vậy trước khi ký kết Hợp đồng, các bên phải nghiên cứu kỹ luật pháp của hai nước.

Điều 50 Luật thương mại Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 01/01/1998 quy định: Hợp đồng mua bán hàng hóa (nội thương/ngoại thương) muốn có hiệu lực, ngoài việc giới thiệu các bên đối tác, bắt buộc phải có đủ 06 nội dung chính sau đây
- Tên hàng: phải được ghi đúng tên hàng và nhãn hiệu của nó
- Số lượng: được xác định bằng đơn vị đo lường theo tập quán thương mại quốc tế.
- Quy cách, phẩm chất, chất lượng hàng hóa: ghi rõ những yếu tố chủ yếu của hàng hóa và phương pháp xác định quy cách phẩm chất của nó.
- Giá cả và điều kiện giao hàng: căn cứ theo giá quốc tế, nhưng phải phù hợp với qui định về giá cả của Việt Nam, đồng thời thích ứng với từng điều kiện cơ sở giao hàng của Incoterms.
- Thanh toán: ghi rõ đồng tiền thanh toán và cách thanh toán được lựa chọn.
- Địa điểm và thời hạn giao nhận hàng hóa.
Ngoài những nội dung chủ yếu được qui định trên đây, các bên có thể thỏa thuận thêm nội dung khác trong Hợp đồng tùy theo tính chất và đặc điểm của từng thương vụ nhằm ràng buộc nghĩa vụ của các bên một cách chặt chẽ hơn và bảo đảm quyền lợi của cả người mua và người bán.
 Dựa trên sự tự nguyện của các bên
Việc kí kết Hợp đồng phải do sự thỏa thuận tự nguyện của các bên tham gia. Nói cách khác, khi kí kết Hợp đồng, các bên phải tuân thủ nguyên tắc “tự do kết ước”. Và vì vậy, trên Hợp đồng phải có chữ kí viết tay của các bên tham gia. Chữ kí bằng đóng dấu, hay chữ kí qua giấy than đều không có giá trị hiệu lực.
Nguyên tắc này sẽ loại bỏ tất cả những Hợp đồng được kí kết do dùng bạo lực, đe dọa, bị lừa bịp hay do nhầm lẫn.


1.1.3. Một số điều khoản quan trọng của Hợp đồng ngoại thương
Một Hợp đồng ngoại thương được công nhận là có hiệu lực, ngoài các điều khoản được nêu dưới đây, nó còn có những phần chung như sau:
- Số hiệu Hợp đồng: thường được ghi ở góc trên, bên phải của trang giấy
- Ngày, tháng, năm kí Hợp đồng: được ghi phía dưới số hiệu Hợp đồng.
- Giới thiệu các bên đối tác: tên và địa chỉ, số điện thoại, fax, người đại diện… của các bên tham gia phải được ghi rõ ràng, chính xác bao gồm cả tên giao dịch, tên viết tắt… nhằm giúp cho việc xác định đối tượng và nơi giao dịch một cách nhanh chóng, thuận lợi khi gửi các chứng từ hay dễ dàng xử lí hơn khi có tranh chấp.
Các điều khoản quan trọng trong Hợp đồng ngoại thương:
1.1.3.1 Điều khoản tên hàng
Tên hàng là đối tượng mua bán của Hợp đồng, có tác dụng hướng dẫn các bên dựa vào đó xác định mặt hàng cần mua bán – trao đổi. Vì vậy, đây là điều khoản quan trọng không thể thiếu, giúp cho các bên tránh được những hiểu lầm có thể dẫn đến tranh chấp sau này. Đồng thời để dễ dàng phân biệt nó với những sản phẩm khác cùng loại. Người ta thường ghi tên hàng trên Hợp đồng theo những cách:
- Tên hàng kèm theo tên khoa học
- Tên hàng kèm theo tên thương mại
- Tên hàng kèm theo công dụng của nó
- Tên hàng kèm theo tên cơ sở sản xuất, năm sản xuất.



1.1.3.2 Điều khoản số lượng / khối lượng
Trong Hợp đồng phải thể hiện rõ số lượng / khối lượng hàng hóa được mua, bán, trao đổi. Vì vậy, các bên phải chú ý thống nhất với nhau về đơn vị tính, số lượng và cách ghi số lượng / khối lượng trong Hợp dồng.
Trong thực tế, mỗi nước có một hệ thống đo lường khác nhau. Do đó, muốn cho mọi việc thuận lợi, người mua mua đủ, người bán bán đúng với số lượng / khối lượng hàng hóa mình cần thì hai bên phải thống nhất với nhau sử dụng hệ thống đo lường của nước nào, hay sử dụng hệ thống đo lường quốc tế.
1.1.3.3 Điều khoản chất lượng / phẩm chất
Điều khoản này cho biết chi tiết về chất lượng hàng hóa. Nói cách khác, điều khoản này mô tả về quy cách, kích thước, công suất, các thông số kỹ thuật…của hàng hóa được mua, bán. Mô tả đúng chi tiết và chất lượng hàng hóa là cơ sở xác định chính xác giá cả của nó. Đồng thời buộc người bán phải giao hàng đúng theo yêu cầu của Hợp đồng. Nếu mô tả không kỹ, thiếu chi tiết sẽ có thể dẫn đến thiệt hại cho một trong hai bên.
Các bên cần thỏa thuận với nhau về phương pháp mô tả chất lượng hàng hóa. Một số phương pháp thường được sử dụng:
- Chất lượng giao như hàng mẫu (as the sample): phương pháp này được dùng khi mua bán những loại hàng hóa mà chất lượng, phẩm chất của nó khó mô tả bằng lời hay hình ảnh. Ví dụ các sản phẩm về thời trang, đồ trang sức…
- Chất lượng dựa vào hàm lượng chất chủ yếu chứa đựng trong hàng hóa: phương pháp này thường được dùng trong Hợp đồng mua bán hàng nông sản, hàng rời như: xi măng, gạo, hóa chất, phân bón, khoáng sản. Sử dụng cách mô tả này phải đáp ứng hai yêu cầu sau:



o Chất hữu ích (chỉ tiêu chính): qui định ở mức tối thiểu đạt được
o Chất vô ích (chỉ tiêu phụ): qui định mức tối đa cho phép
- Chất lượng hàng hóa theo hiện trạng thực tế của hàng hóa: nghĩa là hàng hóa có chất lượng thế nào thì bán như vậy. Theo phương pháp này thì người bán hoàn toàn không chịu trách nhiệm về hàng hóa được giao. Thường áp dụng trong việc mua bán đồ cũ, phế liệu, phế phẩm…
- Chất lượng hàng hóa dựa vào bảng thiết kế kỹ thuật hay catalogue: thường áp dụng trong trường hợp mua bán máy móc thiết bị có nhiều chi tiết lắp ráp.
- Chất lượng dựa theo tiêu chuẩn có sẵn trong thực tế: có thể ghi “theo tiêu chuẩn quốc tế” hay “theo tiêu chuẩn nước người mua/ người bán” hay ghi theo kí hiệu đã được đăng kí theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Chất lượng dựa theo việc đã xem hàng và đã đồng ý: được áp dụng trong trường hợp kí kết các Hợp đồng mua bán các loại hàng hóa sau khi được trưng bày tại các hội chợ, triển lãm hay một số loại hóa chất, hợp chất.
1.1.3.4 Điều khoản giá cả
Trong điều khoản này các bên tham gia Hợp đồng phải thống nhất những nội dung sau:
- Đồng tiền tính giá (Currency Code): trong mua bán hàng hóa ngoại thương, giá cả hàng hóa có thể được tính bằng tiền của nước người bán, người mua hay tiền của nước thứ ba, nhưng đồng tiền này phải có khả năng chuyển đổi mạnh. Trong thực tế, người ta vẫn quen dùng đồng đô la Mỹ (USD) hay một số đồng tiền mạnh khác như đồng yên Nhật (JPY), bảng Anh (GPB), …làm đồng tiền tính giá.
- Phương pháp tính giá (mức giá): có nhiều cách xác định giá cả hàng hóa. Các bên cần thống nhất phương pháp tính giá ngay từ khi đàm phán để

không thể xảy ra tình trạng tranh chấp trong quá trình thực hiện Hợp đồng. Các bên có thể chọn một trong những cách tính đơn giá và tổng giá trị như sau:
o Giá xác định ngay (giá cố định): trong lúc đàm phán để ký kết Hợp đồng, các bên đã thỏa thuận và thống nhất ngay giá cả. Giá này không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện cho đến khi thanh lí Hợp đồng. Có thể chấp nhận phương pháp này đối với những lô hàng có giá trị nhỏ, thời gian thực hiện Hợp đồng ngắn, giá cả hàng hóa ít biến động và ngược lại.
o Giá quy định sau: các bên thoả thuận và có ghi vào Hợp đồng “Giá tính sau, tại thời điểm giao hàng” hay “Giá cả hàng hóa sẽ được xác định tại thời điểm thanh toán”. Áp dụng phương pháp này giảm bớt rủi ro cho các bên khi giá cả biến động mạnh hay trong trường hợp lạm phát với tốc độ cao.
o Giá xét lại: các bên thỏa thuận và ghi rõ trong Hợp đồng điều kiện “Đơn giá được xác định tại thời điểm kí kết Hợp đồng nhưng sẽ được xét lại nếu tại thời điểm giao hàng hay thời điểm thanh toán, giá cả biến động trong khảng (…) %”
- Giảm giá: trong thực tế, khi thỏa thuận, kí kết Hợp đồng mua bán, các bên thường dành cho nhau những ưu đãi như người bán thưởng khuyến khích cho người mua, hay người mua ứng tiền trước cho người bán… Thông thường người bán dành nhiều ưu đãi cho người mua như: giảm giá khi người mua trả tiền sớm, giảm giá do mua thử hay mua với số lượng lớn, giảm giá nếu trên thị trường có đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ…
Trong điều khoản này, ngoài việc xác định giá cả, các bên cần thống nhất thỏa thuận về đơn giá và điều kiện cơ sở giao hàng tương ứng (theo Incoterms 1990 hay Incoterms 2000)


1.1.3.5 Điều khoản giao hàng
Đây là điều khoản rất quan trọng của Hợp đồng vì nó sẽ quyết định nghĩa vụ cụ thể của người bán. Đồng thời cũng là ràng buộc các bên hoàn thành trách nhiệm của mình với đối phương. Chỉ khi nào người bán giao hàng xong mới có thể nhận được tiền và người mua mới có cơ sở để nhận hàng như mong muốn. Nếu không có điều khoản này, Hợp đồng mua bán hàng hóa coi như không có hiệu lực.
Trong điều khoản giao hàng, các bên phải thống nhất với nhau những nội dung cơ bản sau:
- Thời hạn giao hàng – Time of shipment / Shipment time: có thể chọn một trong các cách sau:
o Giao hàng vào một ngày chính xác: người bán phải giao hàng đúng vào ngày được quy định trong Hợp đồng. Điều này sẽ gây bất lợi cho người bán vì trong quá trình thực hiện Hợp đồng có thể xảy ra những trường hợp bất khả kháng làm cho người bán khó có thể thực hiện được. Vì vậy thời hạn giao hàng ít khi được quy định là một ngày cụ thể, trừ trường hợp hàng thuộc loại khẩn cấp, có giá trị nhỏ và khách thường mua một loại hàng quen thuộc nào đó.
o Giao hàng trong một khoảng thời gian nào đó: cách này thường được áp dụng trong Hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương vì nó thuận lợi hơn cho người bán mà người mua cũng không bị thiệt hại gì.
o Giao hàng theo một mốc qui định nào đó: thường được thể hiện trên Hợp đồng như sau: No later than…; to be effected latest to…
- Xác định thời điểm giao hàng – Place of shipment: các bên phải thống nhất qui định địa điểm giao hàng (cho người vận tải / người mua) theo một trong những cách sau:
Đứng về phía một doanh nghiệp chuyên lĩnh vực nhập khẩu như Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng Không, phương án nhập khẩu theo giá FOB sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Công ty hơn so với cách nhập khẩu thông thường mà lâu nay công ty vẫn thực hiện, đó là nhập khẩu với điều kiện CIF. Nhập khẩu giá FOB công ty sẽ chủ động hơn trong khâu vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa.
- Sử dụng điều kiện CIF, đối tác có quyền ra giá mà Công ty khó có thể trả giá được. Bởi vì không biết được đối tác thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hóa hết bao nhiêu mà chi phí đó được cộng vào giá bán hàng nên công ty có thể phải chịu mua với giá cao hơn nhiều so với giá FOB.
- Nếu theo điều kiện FOB, Công ty có thể tự do mua bảo hiểm cho hàng hóa của mình với bất kì điều kiện nào. Nhưng nếu để đối tác mua bảo hiểm thì chỉ mua với điều kiện C, là điều kiện tối thiểu nên phạm vi bảo hiểm hẹp hơn so với các điều kiện khác.
- Thông thường sau khi giao hàng khoảng 03 ngày thì phía đối tác sẽ đòi tiền (tuy nhiên còn tùy thuộc vào từng cách thanh toán) nếu nhập khẩu theo điều kiện CIF. Nhưng nếu theo điều kiện FOB thì sau khi tàu cập cảng mới phải trả cước phí. Như vậy, Công ty không bị tồn vốn hay không phải trả lãi vay Ngân hàng cho khoản tiền cước tàu, giảm được giá thành nhập khẩu.
- Công ty thường sử dụng cách thanh toán TTR và L/C. Nếu như thường lệ, mua theo giá CIF thì số tiền phải trả sẽ lớn hơn so với mua giá FOB. Điều đó cũng có nghĩa là phí chuyển tiền cũng như số tiền kí quỹ để mở L/C sẽ lớn hơn. Như vậy sẽ không có lợi cho Công ty.


Nếu như theo phương án thực hiện Hợp đồng nhập khẩu theo điều kiện FOB, Công ty sẽ tiến hành mua bảo hiểm và thuê tàu.
- Vấn đề thuê tàu
o Sau khi kí Hợp đồng nhập khẩu, Công ty sẽ liên hệ với các hãng tàu biển, công ty logistic tại Việt Nam để tìm tàu thích hợp cho việc chuyên chở. Mặt hàng Công ty nhập với số lượng không đủ lớn để thuê tàu chuyến mà chỉ thuê tàu chợ. Công ty có thể tìm được các Hãng tàu cũng như các công ty hoạt động trong lĩnh vực Logistic trên website: . Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều các hãng tàu và công ty logistic hoạt động như: công ty cổ phần vận tải biển Sài Gòn, công ty cổ phần container Viconship, công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam… Đó là những hãng tàu biển lớn, có tiếng tăm ở Việt Nam. Tất cả những công ty này đều có nhiều đại lí tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hà Nội…nên Công ty sẽ dễ dàng liên lạc được. Chỉ cần cung cấp chi tiết về lô hàng cần nhập thì nhân viên các đại lí Hãng tàu, công ty logistic sẽ cung cấp bảng báo giá cho Công ty lựa chọn.
o Sau khi chọn được hãng tàu hay công ty logistic nào báo giá thích hợp, Công ty liên hệ để tìm hiểu lịch trình tàu chạy và chọn chuyến sao cho phù hợp với điều khoản giao hàng trong Hợp đồng về thời gian. Công ty sẽ tiến hành các bước để book cont và thông báo chi tiết cho bên xuất khẩu để chuẩn bị giao hàng đúng thời hạn.
o Thị trường Đức, Pháp, Úc là những thị trường Công ty nhập hàng nhiều nhất. Cước phí tham khảo để vận chyển hàng container bằng đường biển từ các cảng về Thành phố Hồ Chí Minh:


Cảng đi Cảng đến Cước phí
Cont 20’ Cont 40’ Cont 40’ HC
Hamburge (Đức) Hồ Chi Minh 704 USD 950 USD 1283 USD
721 USD 1057 USD 1057 USD
Adelaide (Úc) Hồ Chí Minh 960 USD 1450 USD -
Nguồn: Báo giá của công ty Green Logistic (công ty con của Viconship)
o Mức giá trên có thể thay đổi và còn thương lượng được. Thời gian vận chuyển từ cảng bốc đến cảng dỡ tối đa là 30 ngày.
- Vấn đề bảo hiểm
o Để giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra với mình, công ty nên mua bảo hiểm cho hàng hóa mặc dù không bắt buộc. Mua bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm trong nước để một khi có tổn thất xảy ra, quá trình khiếu nại đòi bồi thường sẽ dễ dàng hơn.
o Công ty mua bảo hiểm với giá trị bằng 110% giá trị hóa đơn để nếu có tổn thất xảy ra, Công ty sẽ nhận được bồi thường bao gồm phần tiền hàng thiệt hại và một khoản lợi nhuận là 10% trên số tiền đó.
o Công ty có thể mua bảo hiểm với điều kiện A, B hay C. Trong đó C là điều kiện tối thiểu. Nếu chuyến hàng không có gì đặc biệt, công ty nên mua bảo hiểm theo điều kiện này, với tỉ lệ phí bảo hiểm (R) của các điều kiện như sau:
 Bảo hiểm theo điều kiện A => R = từ 0,4 đến 7,2% giá trị lô hàng


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top