babe_mushroom

New Member

Download miễn phí Khóa luận Đặc khu kinh tế Trung Quốc và các kinh nghiệm đối với Việt Nam





Trên phương diện thị trường ngoại hối, lợi thế duy nhất của các DN trong ĐKKT là khả năng tiếp cận dễ dàng các ngân hàng nước ngoài. ở đặc khu Thâm Quyến, các DN được hưởng lợi thế từ việc đô la Hồng Kông chiếm một phần lớn trong cung tiền và giao dịch kinh doanh hàng ngày. Ngoại trừ việc cho phép các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc, việc cho thành lập ngân hàng liên doanh và cho phép sử dụng ngoại tệ trong giao dịch hàng ngày có nhiều khả năng không được áp dụng đối với các vùng nội địa Trung Quốc.
Tỉ giá giữa đồng NDT ngoại tệ được hình thành theo quan hệ cung cầu của thị trường. Trước năm 1994, tại các đặc khu tồn tại hai loại tỷ giá, một tỷ giá hình thành tại trung tâm giao dịch ngoại tệ, còn tỉ giá chính thức do ngân hàng Nhân dân Trung Quốc quy định. Sau năm 1994, tỷ giá được sử dụng duy nhất tại các đặc khu là tỷ giá theo quan hê cung cầu của thị trường
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ản luật và quy định áp dụng chung cho tất cả các đặc khu, cấp thứ hai gồm các văn bản quy định do chính quyền cấp tỉnh ban hành trên cơ sở những nguyên tắc của các luật, các quy định và chính sách của quốc gia và căn cứ vào điều kiện cụ thể, nhu cầu thực tế của các ĐKKT, cấp thứ ba, là các quy định chỉ áp dụng riêng cho từng đặc khu do chính quyền thành phố nơi có đặc khu và một số khác do chính quyền tỉnh ban hành. Các quy định áp dụng cho Thâm Quyến có tính sáng tạo và hoàn thiện hơn cả, vì vậy thường được áp dụng làm mẫu trong việc xây dựng các quy định cho các đặc khu khác.
Một số các văn bản pháp lý quan trọng:
Luật đầu tư hợp tác giữa Trung Quốc với nước ngoài (năm 1979)
Quy chế về các đặc khu kinh tế tỉnh Quảng Đông (năm 1979)
Hiến pháp Trung Quốc năm 1982 (điều mục 18 và 31)
Luật về thể thức thực hiện pháp luật của Trung Quốc tại các xí nghiệp liên doanh (năm 1983)
Những quy định về ký kết hợp đồng ngoại thương, nhập khẩu công nghệ tại ĐKKT Thâm Quyến (1984)
Những quy định về quyền sử dung đất đai, nhập khẩu công nghệ và quản lý lao động ở ĐKKT Hạ Môn (1984)
Luật về hợp đồng chuyển giao công nghệ (năm 1985)
Nghị quyết của Quốc vụ viện Trung Quốc về khuyến khích đầu tư nước ngoài (năm 1986)
Quy định về khuyên khích đầu tư nước ngoài của đồng bào Đài Loan (năm 1988)
Quy định về khuyến khích đầu tư nước ngoài của Hoa kiều và đồng bào Hồng Kông, Ma Cao (năm 1990)
Những điều luật bổ sung cho luật 1979 về đầu tư hợp tác giữa Trung Quốc và nước ngoài (năm 1990)
Luật bảo hộ quyền lợi của Hoa kiều về nước (năm 1994)
Luật về các ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (7/ 9 / 1996)
Chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài của Trung Quốc ngày 8/9/2000
1.3 Phê duyệt và đăng ký các dự án đầu tư nước ngoài
Một dự án đầu tư nước ngoài muốn được triển khai thực hiện ở đặc khu trước hết phải được sư phê chuẩn của chính quyền Trung Quốc. Sau đó phải tiến hành đăng ký với cơ quan quản lý công thương nghiệp để lấy giấy phép đăng ký kinh doanh. Theo luật pháp hiện hành, cấp chính quyền của đặc khu được phép phê chuẩn và cấp phép cho các dự án đầu tư dưới 30 triệu USD đối với các ngành công nghiệp nhẹ và không quá 50 triệu cho các dự án về công nghiệp nặng.Chính quyền đặc khu cũng có thể giao thẩm quyền phê chuẩn dự án đầu tư cho các khu trong đặc khu Đặc biệt tại khu Thâm Quyến, chính quyền của khu công nghiệp Shekou được phép xét duyệt đối với dự án không quá 10 triệu USD, chính quyền của các khu khác cũng được phê duyệt với dự án có số vốn tới 1 triệu USD. “Thành phố Hoa Kiều” mới thành lập cũng được quyền phê duyệt các dự án có vốn đến 5 triệu USD. Đối với các dự án đầu tư trị giá trên 30 triệu phải do cấp trung ương xét duyệt.
1.4 Quản lý nhà nước về Hải quan và kiểm tra biên giới
Việc quản lý hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu vào đặc khu được chia làm hai tuyến. Tuyến một là biên giới thực sự của Trung Quốc với các nước khác, hải quan và biên phòng ở tuyến này quản lý việc xuất nhập khẩu và xuất nhập cảnh với nước ngoài. Tuyến hai ngăn cách đặc khu với nội địa. Phương châm quản lý của Trung Quốc đối với ĐKKT là “bỏ lỏng tuyến một, quản chặt tuyến hai” tức là tạo điều kiện thuận lợi tự do cho người và hàng hóa từ nước ngoài ra vào đặc khu, mặt khác quản lý chặt chẽ việc buôn lậu trốn thuế nhập cư trái phép giữa đặc khu với nội địa nhămf bảo vệ thị trường nội địa và thực thi chính sách tự do hoá ở đặc khu.
Quản lý hải quan đối với hàng hoá như sau: Tất cả hàng hóa ra vào ĐKKT đều phải chịu sự quản lý giám sát của hải quan Trung Quốc, kể cả hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu của đặc khu với nước ngoài hay với nội địa. Người mang hàng hoá vào các ĐKKT bắt buộc phải khai báo Hải quan, và phải có giấy phép nhập hàng vào đặc khu. Đối với hàng nhập khẩu cho nhu cầu tiêu dùng tại đặc khu, máy móc thiết bị, nguyên liệu linh kiện … dùng cho sản xuất đều được miễn thuế nhập khẩu và thuế công thương nghiệp với một số lượng nhất định. Có một số hàng bị hạn chế nhập khẩu như ô tô, máy quay video, máy in, máy ảnh … thì đánh thuế cao hơn như thuốc lá, rượu phải nhập theo hạn ngạch và chịu thuế 50% cao hơn so với biểu thuế xuất nhập khẩu. Sản phẩm của đặc khu sản xuất ra được miễn thuế khi xuất khẩu ra khỏi đặc khu. Khi xuất khẩu vào nội địa thì phải được phép của chính quyền cho phép tiêu thụ hàng hoá ở thị trường nội địa. Đối với hàng hoá tiêu thụ nội địa được sản xuất bằng nguyên liệu nhập khẩu thì phải nộp thuế nhập khẩu cho phần nguyên liệu nhập khẩu và thuế cho phần giá trị tăng thêm sau khi qua chế biến, sản xuất tại đặc khu hay nói cách khác phải nộp đủ thuế như đối với hàng hoá từ nước ngoài nhập vào Trung Quốc. Đối với hàng hoá được sản xuất từ nguyên vật liệu trong nước phải nộp thuế cho phần giá trị tăng thêm.
Quản lý hải quan đối với người Trung Quốc và người nước ngoài ra vào đặc khu. Theo quy định về việc ra vào giữa nội địa và ĐKKT quy định rằng công dân Trung Quốc phải có giấy phép riêng mới được vào đặc khu. Công dân sinh sống tại đặc khu phải trình giấy chứng nhận là công dân tại đặc khu khi ra vào đặc khu. Người lao động được tuyển vào đặc khu thì phải đăng ký tại cơ quan quản lý lao dộng để nhận thẻ lao động và giấy phép ra vào đặc khu. Đối với người nước ngoài, khi đến đăc khu phải xin visa. Tuy nhiên thương nhân nước ngoài đến ký hợp đồng, tham gia các hoạt động thương mại, giải quyết tranh chấp có thể xin và nhận visa tại các phòng cấp visa ở Chu Hải, Thâm Quyến, Hạ Môn mà không cần xin tại lãnh sự hay đại sứ quán Trung Quốc tại nước ngoài. Người nước ngoài đã nhập cảnh vào các địa phương khác của Trung Quốc khi đến ĐKKT chỉ cần xuất trình giấy ra vào thông thường.
Các chính sách đặc biệt ưu đãi tại ĐKKT Trung Quốc
Chính sách đất đai
Đất đai ở Trung Quốc là thuộc về sở hữu nhà nước luôn được khẳng định trong các quy định pháp luật về đất đai của Trung Quốc. Song theo luật pháp hiện hành, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể mua được quyền sử dụng đất trong một thời gian nhất định. Phần lớn các luật và quy định về đất đai hiện hành tại các ĐKKT đều được ban hành sau năm 1987, khi quyền sử dụng đất được chính thức coi là quyền sở hữu tài sản có giá trị thương mại và được chuyển nhượng tự do.
Việc chuyển giao quyền sử dụng đất có thể theo 3 phương pháp: Thứ nhất, cấp quyền sử dụng đất cho các công ty Trung Quốc để làm phần vốn góp cho các công ty liên doanh; Thứ hai, thông qua phương pháp đấu thầu sử dụng đất; Thứ ba, theo cách mua bán đấu giá.
Việc chuyển nhượng đất có thể đem bán, cho thuê, thế chấp hay các dạng chuyển nhượng khác để lấy tiền như các loại tài sản phi vật chất khác. Thời điểm ban đầu giá quyền sử dụng đất được xác định bởi chính quyền ĐKKT nhưng sau một thời gian nó được xác định thông qua c
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khu vực đặc khu kinh tế kinh nghiệm của trung quốc và bài học cho việt nam Luận văn Kinh tế 0
M Kinh nghiệm phát triển đặc khu kinh tế Trung Quốc và vận dụng đối với phát triển khu công nghiệp, kh Luận văn Kinh tế 0
N Mô hình Đặc khu kinh tế của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
N Nghiên cứu đặc điểm tổ chức sử dụng đất của một số mô hình kinh tế trang trại khu vực miền núi phục Luận văn Sư phạm 0
N Phát triển đặc khu kinh tế ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
M Đặc khu kinh tế Thâm Quyến - Hai tiến trình phát triển kinh tế từ khi cải cách mở cửa đến nay Văn hóa, Xã hội 0
K Khu hệ cá và đặc điểm sinh học của mười loài cá kinh tế ở hệ đầm phá Thừa thiên - Huế Khoa học Tự nhiên 0
C Tiểu luận: Đặc điểm pháp lý của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,khu kinh tế. Phân b Tài liệu chưa phân loại 0
V Giáo án Địa lý lớp 8 - Dân cư, đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á Tài liệu chưa phân loại 0
B Tìm hiểu về đặc điểm kinh tế xã hội các nước thuộc khu vực Caribê Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top