Sherburne

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Lịch sử nghiên cứu 3
1.2. Đặc điểm giải phẫu động mạch cấp máu cho não 4
1.2.1. Khái quát về hệ thống động mạch 4
1.2.2. Khái quát về hệ thống tĩnh mạch 6
1.2.3. Hệ thống mạch nối của động mạch n∙o 7
1.3. Định nghĩa và phân loại tai biến thiếu máu não cục bộ 7
1.3.1. Định nghĩa thiếu máu n∙o cục bộ (nhồi máu n∙o) 7
1.3.2. Phân loại tai biến thiếu máu cục bộ 7
1.3.3. Phân chia giai đoạn nhồi máu não 8
1.4. Nguyên nhân gây thiếu máu não cục bộ 9
1.4.1. Huyết khối mạch 9
1.4.2. Co thắt mạch 9
1.4.3. Nghẽn mạch 9
1.5. Sinh lý bệnh nhồi máu não 9
1.6. Yếu tố nguy cơ 13
1.7. Lâm sàng tai biến nhồi máu não hệ cảnh trong 13
1.7.1. Các triệu chứng sớm 13
1.7.2. Các triệu chứng giai đoạn toàn phát 14
1.7.3. Chẩn đoán đột qụy nhồi máu não 15
1.8. Cận lâm sàng trong tai biến nhồi máu não 15
1.8.1. Chụp X quang tim phổi thường quy 15
1.8.2. Chụp CLVT sọ não quy ước 15
1.8.3. Chụp CLVT tưới máu não 21
1.8.4. Chụp CLVT mạch máu não 22
1.8.5. Chụp mạch máu não số hóa xóa nền và can thiệp nội động mạch 23
1.8.6. Chụp cộng hưởng từ sọ não 24
1.8.7. Siêu âm hệ mạch cảnh - đốt sống ngoài sọ 26
1.8.8. Một số phương pháp chụp khác 26
1.8.9. Một số xét nghiệm cận lâm sàng khác 26
1.8.10. Các phương pháp không khẩn cấp khác 26
1.9. Các phương pháp điều trị 27
1.9.1. Theo dõi toàn trạng 27
1.9.2. Điều trị thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch 27
1.9.3. Điều trị thuốc tiêu sợi huyết đường động mạch 27
1.9.4. Điều trị NMN bằng can thiệp nội mạch lấy cục huyết khối bằng
công cụ cơ học 27
1.9.5. Các phương pháp điều trị khác 28
1.10. Diễn biến 29
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. Đối tượng nghiên cứu 30
2.2. Phương pháp nghiên cứu 30
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 30
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu 30
2.2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu 31
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu 31
2.2.5. Kỹ thuật chụp, phân tích hình ảnh và đánh giá kết quảchụp CLVT tưới máu não 31
2.2.6. Các bước tiến hành 36
2.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thuật toán thống kê y học 38
2.4. Áp dụng thang điểm ASPECTS (Alberta Stroke Program Early CT Scoring) đánh giá vùng tổn thương do tắc động mạch não giữa 38
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu 40
Chương 3. KẾT QUẢ 41
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 41
3.2. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ 45
3.3. Vai trò của chụp cắt lớp vi tính tưới máu não 53
Chương 4. BÀN LUẬN 60
4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 60
4.2. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ 61
4.3. Vai trò của chụp cắt lớp vi tính tưới máu não 66
BỆNH ÁN MINH HỌA 71
KẾT LUẬN 79
KIẾN NGHỊ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

đặt vấn đề

Theo định nghĩa tai biến mạch máu não của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 1990:
“Tai biến mạch máu não là sự xảy ra đột ngột với các thiếu sót chức năng thần kinh thường khu trú hơn là lan tỏa, tồn tại trên 24 giờ hay gây tử vong trong 24 giờ. Các thăm khám loại trừ nguyên nhân do chấn thương” [5].
TBMMN là bệnh lý thần kinh hay gặp nhất và là một cấp cứu lớn trong y học. TBMMN là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba sau các bệnh lý về tim mạch và ung thư, đồng thời là một bệnh gây tàn phế mắc phải ở người trưởng thành, là gánh nặng cho gia đình bệnh nhân và xã hội. Theo báo cáo của tiểu ban nghiên cứu TBMMN của Hiệp hội Tim mạch và Đột quỵ Hoa Kỳ ước tính ở Mỹ hàng năm có 550.000 người mắc TBMMN; 150.000 tử vong [45]. ước tính chi phí trực tiếp và gián tiếp cho đột quỵ năm 2008 là 65,5 tỷ đô-la Mỹ. Việt Nam là nước đang phát triển với dân số người cao tuổi càng gia tăng tất yếu không nằm ngoài quy luật trên, ước tính 8/1000 dân số bị TBMMN trong cuộc đời [2].
Trong thời gian gần đây nhiều nghiên cứu và phổ biến các kiến thức mới trong lĩnh vực chẩn đoán và xử trí tai biến mạch máu não đã liên tục được cập nhật. Tai biến mạch máu não không chỉ liên quan tới chuyên khoa Thần kinh mà liên quan tới nhiều chuyên khoa khác như Chẩn đoán hình ảnh, Tim mạch, Hồi sức cấp cứu, Phục hồi chức năng, Y học cổ truyền … Tai biến mạch máu não gồm chảy máu não và thiếu máu não cục bộ (hay nhồi máu não), trong đó khoảng 80 - 85% là NMN và 15 - 20% là XHN (khoảng 6% là xuất huyết dưới màng nhện do vỡ túi phình mạch máu). Điều trị nhồi máu não có nhiều tiến bộ quan trọng từ điều trị triệu chứng sang điều trị theo cơ chế sinh bệnh học. Năm 1995 thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch được đưa vào thử nghiệm tại Hoa Kỳ. Năm 1996, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận điều trị thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch cho các bệnh nhân đột quỵ NMN, chỉ có 2% đến 3% bệnh nhân đột quỵ Hoa Kỳ được điều trị bằng phương pháp này, phần lớn là do bệnh nhân đến muộn và thời gian cửa sổ điều trị bị hạn chế trong vòng 3 giờ đầu từ khi có các dấu hiệu khởi phát đột quỵ [24]. Đối với điều trị tiêu sợi huyết đường động mạch, thời gian cửa sổ trong vòng 6 giờ đầu. Do đó chẩn đoán sớm tổn thương, xác định vùng nhu mô não còn khả năng hồi phục là rất quan trọng, giúp các bạn sĩ lâm sàng quyết định liệu pháp điều trị. CLVT tưới máu não đáp ứng được yêu cầu này, nó đánh giá được vùng tổn thương ở giai đoạn sớm mà nhiều trường hợp CLVT quy ước không thấy được. Nó phát hiện và đánh giá vùng nhu mô não bị tổn thương còn khả năng hồi phục và vùng não hoại tử không còn khả năng hồi phục do đó tăng hiệu quả điều trị tiêu sợi huyết, giảm tỷ lệ tử vong và di chứng cho bệnh nhân.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tui nghiên cứu đề tài: “ Đặc điểm hình ảnh và vai trò chụp cắt lớp vi tính tưới máu não trong chẩn đoán nhồi máu não hệ cảnh trong trên cắt lớp vi tính 64 dãy” nhằm hai mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm hình ảnh của chụp cắt lớp vi tính tưới máu não trong chẩn đoán nhồi máu não.
2. Vai trò của chụp cắt lớp vi tính tưới máu não trong phát hiện và đánh giá mức độ tổn thương nhu mô não ở bệnh nhân nhồi máu não.








Chương 1

Tổng quan tài liệu
1.1. lịch sử nghiên cứu
1.1.1. Trên thế giới:
Năm 1979 Godfrey Hounsfield cùng với Allan McLeod Cormack đoạt giải Nobel Prize for Physiology or Medicine cho công trình nghiên cứu kỹ thuật chẩn đoán X quang cắt lớp vi tính (X - ray computed tomography – CT).
Năm 1980 Axel L: Tính lưu lượng máu não trên chụp CLVT (computed tomography): phân tích về mặt lý thuyết.
Năm 1996 Hamberg L.M, Hunter G.J, Kierstead D, Lo E.H, Gonzalez R.G, Wolf G.L: Đo thể tích máu não trên CLVT.
Năm 1998 Hunter G.J, Hamberg L.M, Ponzo J.A, và cộng sự: Đánh giá tưới máu não ở bệnh nhân đột quỵ tối cấp trên CLVT.
Năm 2001 Roberts H.C, Roberts T.P, Smith W.S, Lee T.J, Fischbein N.J, Dillon W.P: CLVT đa dãy ở bệnh nhân nhồi máu não cấp.
1.1.2. Tại Việt Nam:
Năm 1992 Nguyễn Văn Đăng: “Một vài nhận xét ban đầu về đặc điểm và nguyên nhân tai biến mạch máu não”, đã nhấn mạnh đến sự kết hợp giữa chụp động mạch não và chụp CLVT não để chẩn đoán nguyên nhân TBMMN.
Năm 1995 Lê Văn Thính: “Đặc điểm lâm sàng chụp động mạch não và chụp cắt lớp vi tính ở bệnh nhân tai biến nhồi máu não cục bộ hệ động mạch cảnh trong”.
Năm 1996 Hoàng Đức Kiệt: “Một số nhận xét qua 467 trường hợp tai biến mạch máu não cục bộ tại bệnh viện Hữu Nghị”, cho thấy nhồi máu não động mạch não giữa là hay gặp nhất.
CLVT được ứng dụng tại Việt Nam từ năm 1993. Đặc biệt từ năm 2007 CLVT 64 dãy được đưa vào sử dụng tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Hữu Nghị với nhiều phần mềm tích hợp hiện đại, trong đó có phần mềm tưới máu não (perfusion CT) đã góp phần tích cực vào chẩn đoán sớm nhồi máu não.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Re: [Free] Đặc điểm hình ảnh và vai trò chụp cắt lớp vi tính tưới máu não trong chẩn đoán nhồi máu não hệ cảnh trong trên cắt lớp vi tính 64 dãy

Tài liệu bổ ích
 
Re: [Free] Đặc điểm hình ảnh và vai trò chụp cắt lớp vi tính tưới máu não trong chẩn đoán nhồi máu não hệ cảnh trong trên cắt lớp vi tính 64 dãy

Thank bạn rất rất nhiều :)
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu đặc điểm của hệ thống gạt mưa rửa kính,thiết lập các bài tập thực hành và thí nghiệm trên mô hình hệ thống gạt mưa rửa kính Khoa học kỹ thuật 0
Q Tình hình đặc điểm lâm sàng và căn nguyên gây dị ứng thuốc tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Y dược 1
D Định danh và phân loại một số loài cá nước ngọt phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long dựa trên đặc điểm hình thái và di truyền Nông Lâm Thủy sản 0
D Những đặc điểm trong quá trình hình thành nhà nước ở phương đông cổ đại Văn hóa, Xã hội 3
D Một số đặc điểm hình thái của sò lông Anadara antiquata (Linnaeus, 1758) ở miền Trung Việt Nam Khoa học Tự nhiên 0
N Đặc điểm về hình thức của mô thức thông tin trên chuyên san Hồ sơ Sự kiện Luận văn Kinh tế 0
N Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước, tình hình cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp nhà nước mà em biế Công nghệ thông tin 0
D So sánh đặc điểm hình thái, sinh học của một số chủng nấm Trichoderma và đánh giá hiệu lực phòng trừ Khoa học Tự nhiên 0
H Tình hình đặc điểm và quá trình hình thành phát triển của công ty May Á Đông Luận văn Kinh tế 0
P Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp bán lẻ xăng dầu Hà Nội, những đặc điểm chủ yếu của Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top