daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

Chƣơng 1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cuộc sống ngày càng hiện đại, số lượng người bị các chứng béo phì và các
bệnh về tiêu hóa cũng ngày một nhiều hơn. Đó là hậu quả của việc sử dụng “fast food”
- thức ăn nhanh và những loại thực phẩm quá nhiều chất béo. Do đó, vấn đề đặt ra là
cần có một loại thực phẩm năng lượng thấp, không lipid, lại giúp kích thích sự
tiết thực để hạn chế phần nào các nguy cơ bệnh trên, mà vẫn phải thơm ngon, hấp dẫn
đối với người tiêu dùng. Thạch dừa – Nata de Coco là một ví dụ.
Thạch dừa thực chất là sinh khối của vi khuẩn Acetobacter xylinum nuôi trên
môi trường nước dừa già, có thành phần chủ yếu là cellulose nên được gọi là cellulose
vi khuẩn (bacterial cellulose - BC).
Thuận lợi của việc sản xuất thạch dừa theo phương pháp lên men truyền thống
chính là ưu điểm của công nghệ sản xuất vi sinh: tốc độ sinh sản nhanh, trang thiết bị
đơn giản, ít tốn mặt bằng và nhân công, tương ứng giá thành rẻ… Tuy nhiên, điểm hạn
chế của nó lại là phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, dẫn đến khó ứng dụng sản xuất ở
quy mô công nghiệp. Môi trường nước dừa già là nguyên liệu thường dùng để sản xuất
thạch dừa nhưng chỉ có sẵn ở một số vùng (mang tính địa phương), còn những vùng
khác lại rất khan hiếm do các yếu tố địa lí. Công tác vận chuyển nước dừa đến các
vùng này cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Do đó, vấn đề đặt ra cần giải quyết là môi trường lên men phải xuất phát
từ những nguồn nguyên liệu sẵn có, đa dạng, rẻ, có số lượng lớn, dễ vận chuyển và
mang quy mô công nghiệp, không mang tính cục bộ, điạ phương, có thể tận dụng được
phế phụ liệu từ các quá trình sản xuất thực phẩm khác.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, tui thực hiện đề tài “Đa dạng hóa các môi
trƣờng sản xuất bacterial cellulose từ vi khuẩn Acetobacter xylinum”.
2
1.2 Mục đích của đề tài
- Tìm môi trường thay thế môi trường nước dừa già truyền thống để nuôi cấy vi
khuẩn Acetobacter xylinum
- Tìm được công thức tối ưu nhất để sản xuất bacterial cellulose trên các môi
trường thay thế.
1.3 Yêu cầu
- Thuần khiết giống và giữ giống Acetobacter xylinum
- Khảo sát và đánh giá sinh khối cellulose thô trên các môi trường:
Nước dừa già (đối chứng)
Nước ép dứa
Nước cốt dừa
- Khảo sát và đánh giá khả năng phát triển của Acetobacter xylinum khi thay đổi
các thành phần bổ sung.
3
Chƣơng 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu chung về thạch dừa
Thạch dừa (Nata de Coco) là một loại thức ăn tráng miệng phổ biến, có nguồn
gốc từ Philippin, được tạo ra từ sự lên men nước dừa bởi vi khuẩn Acetobacter
xylinum, và là một trong số các loại thực phẩm thương mại đầu tiên ứng dụng từ
bacterial cellulose (BC).
“Nata” là một từ Tây Ban Nha, xuất phát từ một từ Latin “Nata” có nghĩa là
“nổi trôi” [Africa,1944].
Theo từ điển Bách khoa toàn thư mô tả thì Nata là “một khối cơ chất dày nổi
trên bề mặt các loại môi trường”.
Nata đã được nghiên cứu và mô tả bởi rất nhiều nhà khoa học từ năm 1949 –
1987. Trong số đó, định nghĩa của Sanger là rõ ràng và chính xác nhất: “Cellulosic có
màu trắng đến vàng kem là cơ chất được hình thành bởi Aceti sp. xylinum trên bề mặt
các loại môi trường có chứa đường như nước dừa, nước cốt dừa, dịch chiết thực vật,
nước ép trái cây và các vật liệu phế phẩm khác” [Sanger, 1987].
Hình 2.1: Hình ảnh chung về Nata [29]
4
Bản chất của váng này là lớp màng hemicellulose bao quanh vi khuẩn, lớp
màng này dày hơn rất nhiều so với kích thước tế bào. Hemicellulose là một loại
polysaccaride được tế bào vi khuẩn tổng hợp từ quá trình trao đổi chất trong môi
trường nuôi cấy, chúng tích tụ đáng kể trong môi trường nhưng do không hoà tan trong
nước (chỉ tan trong dung dịch kiềm - đồng amoni hydroxit) nên rất dễ tách ra khỏi môi
trường nuôi cấy [Vương Thị Việt Hoa, 2000].
Thạch dừa không có giá trị dinh dưỡng cao nhưng tạo cảm giác ngon miệng nên
là món ăn thú vị dùng tráng miệng và đặc biệt tốt đối với người đang ăn kiêng do nó
không chứa các chất hóa học, chất bảo quản, chất tăng trưởng, lại giàu chất xơ, ít
calories, không cholesterol. Ngoài ra, thạch dừa cũng rất có ích trong việc bài tiết của
cơ thể do đặc tính kích thích nhu động ruột làm cho việc điều hòa bài tiết được tốt hơn.
Vì thế, thạch dừa còn được xem như chất xơ tiết thực tối hảo. Chế phẩm từ dừa này
còn là món ăn tuyệt diệu có tác dụng phòng ngừa ung thư, ngăn nguy cơ nghẽn mạch
vành, nguy cơ tăng đột ngột lượng đường trong nước tiểu, giúp giữ làn da mịn màng,
tươi trẻ [Trần Phú Hoà,1996].
2.2 Đặc điểm của vi khuẩn acetic và vi khuẩn Acetobacter xylinum trong quá trình
lên men tạo BC
2.2.1 Vi khuẩn acetic
Acetobacter là tác nhân chính của quá trình lên men acetic, vì vậy nó còn được
gọi là vi khuẩn acetic. Đây là loại vi khuẩn rất phổ biến trong tự nhiên, có thể phân lập
được từ dấm, rượu bia, hoa quả; từ không khí, đất, nước… Có khoảng 20 loài thuộc
giống Acetobacter đã được phân lập và mô tả, trong đó nhiều loài có ý nghĩa về kinh tế
[Nguyễn Lân Dũng, 1976].
2.2.1.1 Đặc điểm hình thái
Vi khuẩn acetic là những trực khuẩn hình que đến elip, kích thước trung bình
0,6 – 0,8 m x 1 – 3 m. Các tế bào đứng tách riêng rẽ, một số xếp thành dạng chuỗi
5
dài. Một số loài đặc biệt có tế bào hình cầu, xoắn, chùy, hình chỉ hay hình bán nguyệt
tùy thuộc điều kiện pH môi trường và nhiệt độ nuôi cấy.
Vi khuẩn acetic không có khả năng tạo bào tử. Một số loài có thể di động nhờ
tiên mao ở một đầu – đơn mao, hay chu mao, một số không có khả năng này. Đây là vi
khuẩn hiếu khí bắt buộc, bắt màu Gram âm khi còn non, khi già có thể đổi Gram.
Trên môi trường đặc, vi khuẩn acetic phát triển thành những khuẩn lạc tròn,
nhỏ, đều đặn, đường kính trung bình là 3 mm. Một số loài như A.aceti, A. xylinum có
khuẩn lạc rất nhỏ (d = 1 mm), bề mặt trơn bóng, phần giữa khuẩn lạc lồi lên, dày hơn
và sẫm màu hơn các phần chung quanh. Một số loài có khuẩn lạc lớn (d = 4 – 5 mm),
bề mặt trơn bóng, không có màu, mỏng như những hạt sương nhỏ, dễ dùng que cấy gạt
ra khỏi môi trường. Một số loài tạo thành khuẩn lạc ăn sâu vào môi trường nên khó lấy
ra bằng que cấy.
Trên môi trường lỏng, vi khuẩn acetic chỉ phát triển trên bề mặt môi trường, tạo
thành những lớp màng dày, mỏng khác nhau. Một số loài tạo thành lớp màng dày như
sứa, nhẵn, trơn, khi lắc chúng chìm xuống đáy bình và thay vào đó một lớp màng
mỏng mới lại tiếp tục phát triển. Dung dịch dưới màng bao giờ cũng trong suốt. Màng
này có chứa sợi cellulose giống như sợi bông. Loại thứ hai có màng mỏng như giấy
xelofan. Một số khác có màng không nhẵn mà nhăn nheo. Một số nữa tạo màng mỏng
dễ vỡ bám trên thành bình và dung dịch nuôi không trong [Đinh Thị Ki
3.4 Nội dung và phƣơng pháp thí nghiệm
3.4.1 Thuần khiết giống và nhân giống đã thuần khiết
Mục đích thí nghiệm: tạo ra đủ giống thuần khiết cung cấp cho quá trình lên men.
Phương pháp: Từ giống chai sẵn có ở phòng thí nghiệm, tiến hành phân lập lại trên
môi trường thạch đĩa (công thức môi trường I + 2 % agar). Tìm các khuẩn lạc điển
hình của vi khuẩn A. xylinum, cấy chuyền nhiều lần để thu được khuẩn lạc thuần khiết
(quan sát đại thể).
Sau khi có khuẩn lạc thuần khiết, tiến hành nhuộm Gram, quan sát ở vật
kính X100 nhằm quan sát hình thái và cách sắp xếp tế bào (quan sát vi thể)
Đối với môi trường nước dứa, do tận dụng được dứa phụ liệu từ các quy trình sản xuất thực phẩm khác, nhất là cùi dứa từ các cơ sở sản xuất dứa đóng hộp, nên giá thành thấp hơn rất nhiều so với môi trường nước dừa già truyền thống.
Như vậy, việc sử dụng các loại môi trường thay thế sẽ giúp khắc phục phần nào những khó khăn của việc dùng nước dừa già làm nguyên liệu sản xuất BC ở quy mô công nghiệp như khu vực, điều kiện địa lí, thời vụ, công tác vận chuyển, giá thành… Ta có thể tiến hành sản xuất BC trên các môi trường thay thế này nhằm đem lại sự đa dạng trong sản xuất, tránh lệ thuộc nguồn nguyên liệu, lại vừa tiết kiệm chi phí sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Chƣơng 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1 Kết luận
Qua thời gian tiến hành đề tài, chúng tui đã thu được các kết quả và rút ra một số kết luận như sau:
Thuần khiết giống A. xylinum từ giống chai sẵn có, giữ giống trên môi trường thạch nghiêng là công đoạn cần thiết để tránh hiện tượng thoái hóa giống, giúp phục hồi giống nhanh sau thời gian dài bảo quản.
Thành phần môi trường nước cốt dừa có tỷ lệ pha loãng là 10 lần (cơm dừa / nước = 1/10); hàm lượng DAP 0,6 %; SA 0,6 %; saccharose 6 % là thích hợp nhất cho lên men sản xuất BC.
Công thức thích hợp nhất cho lên men sản xuất BC trên môi trường nước dứa: Tỷ lệ dứa / nước = 1/10, DAP 0,6 %; SA 0,8 %; saccharose 2 %
Hay:
Tỷ lệ dứa / nước = 1/30; DAP 0,6 %; SA 0,8 % và saccharose 6%
Nước cốt dừa và nước dứa có khả năng thay thế nước dừa già làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất BC từ A. xylinum.
Có thể dùng các loại acid khác thay thế acid acetic để điều chỉnh pH đến 4,5 làm môi trường lên men. Các acid vô cơ khác (HCl, H2SO4) rẻ hơn sẽ giúp tiết kiệm chi phí sản xuất.

5.2 Đề nghị
Do giới hạn về thời gian và điều kiện thí nghiệm nên đề tài còn nhiều hạn chế. Nếu được tiếp tục nghiên cứu với điều kiện tốt hơn, chúng tui xin đề nghị một số ý kiến sau:
Tiến hành các thí nghiệm trên ở quy mô lớn hơn.
Lặp lại thí nghiệm nhiều lần hơn để kiểm chứng các kết quả thu được.
Nghiên cứu xác định công thức sản xuất BC trên một số môi trường khác: nước mía, nước chiết bã men bia, rỉ đường… để mở rộng nguồn nguyên liệu.
Nghiên cứu thêm nhiều sản phẩm khác để đa dạng hóa ứng dụng của BC.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Luận văn Kinh tế 0
H Một số phương hướng biện pháp nhằm phát triển đa dạng hóa sản phẩm ở công ty Cơ Khí Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
M Hoàn thiện một số điều kiện cơ bản để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H Đa dạng hóa các hình thức Tín dụng ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 2
D Đa dạng sinh học của vi khuẩn kỵ khí ôxy hóa Fe(II), khử nitrate trong một số môi trường sinh thái v Luận văn Sư phạm 0
D Tác động của đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế việt nam Luận văn Kinh tế 0
B Đa dạng hóa loại hình kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triể Luận văn Kinh tế 0
B Hoạch định chiến lược đa dạng hóa sản phẩm tại Công ty Cổ phần vận tải biển VINASHIP Luận văn Kinh tế 0
K Đa dạng hóa các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Kinh tế chính trị 0
C Đa dạng hóa tổ chức kiểm định để nâng cao khả năng kiểm định phương tiện đo theo hướng chuyển từ cơ Kinh tế quốc tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top