Link tải miễn phí luận văn

Miêu tả:Xác định động cơ và nguyên nhân cốt lõi của cuộc chiến tranh Nga - Gruzia năm 2008. Đánh giá về diễn biến, hậu quả của cuộc chiến Nga - Gruzia năm 2008, tìm ra nguyên nhân thất bại và thành công của cuộc chiến nhìn từ hai phía Nga và Gruzia. Đánh giá những tác động của cuộc chiến đối với quan hệ quốc tế, đặc biệt là quan hệ giữa Nga với Mỹ, phương Tây và giữa Nga với các nước thuộc không gian hậu Xô Viết. Rút ra một số bài học kinh nghiệm về cách ứng xử trong mối quan hệ bất cân xứng giữa hai nước láng giềng là một nước lớn và một nước nhỏ nhằm ngăn ngừa các hành động có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian gần đây, tình hình thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến
phức tạp, khó lường. Sự tranh giành ảnh hưởng và lợi ích giữa các cường
quốc diễn ra hết sức quyết liệt, tác động tiêu cực đến hòa bình, ổn định và
phát triển của thế giới. Trong đó, sự tranh giành ảnh hưởng và lợi ích giữa
Nga và Mỹ là yếu tố tác động quan trọng nhất đến các mối quan hệ quốc tế
nói chung và đặc biệt tại khu vực không gian hậu Xô viết nói riêng. Việc
nghiên cứu về cuộc chiến tranh Nga - Gruzia có ý nghĩa quan trọng góp phần
tìm hiểu một cách sâu sắc hơn về sự cạnh tranh Nga - Mỹ tại khu vực này.
Ngay từ đầu thế kỷ XXI, chính quyền Nga đẩy mạnh triển khai chiến
lược ngoại giao cân bằng Đông - Tây, trong đó, khu vực không gian hậu Xô
viết, khu vực vốn được coi là thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của Nga,
luôn được đặt vị trí ưu tiên số một. Sự gia tăng ảnh hưởng của các cường
quốc khác tại khu vực này được coi là vi phạm nghiêm trọng đến lợi ích quốc
gia Nga. Về phía Mỹ, mặc dù tuyên bố Sochi giữa Nga và Mỹ (06/04/2008)
được coi là văn kiện khung định hướng quan hệ giữa hai nước nhưng việc Mỹ
triển khai kế hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ tại Cộng hòa Czech và Ba Lan;
thúc đẩy tiến trình mở rộng NATO sang phía Đông; thành lập các căn cứ quân
sự tại khu vực không gian hậu Xô viết; thúc đẩy các dự án năng lượng tại
Kavkaz và Trung Á đi vòng qua Nga; hậu thuẫn cho các quốc gia trong khu
vực, tiêu biểu là Gruzia thực hiện đường lối đối ngoại thân phương Tây,
chống Nga quyết liệt... đã đẩy bất đồng trong quan hệ Nga - Mỹ trở nên
nghiêm trọng. Việc Gruzia, một nước thành viên khối SNG trở thành ngọn cờ
đầu trong phong trào chống Nga tại không gian hậu Xô viết, đẩy nhanh các
tiến trình gia nhập các thể chế của phương Tây đã ảnh hưởng nghiêm trọng
tới lợi ích chính trị - quân sự và kinh tế của Nga, buộc Nga phải tiến hành các
biện pháp trừng phạt Gruzia nhằm khẳng định vị thế là người lãnh đạo khu
vực, đồng thời bảo vệ lợi ích quốc gia Nga.
Sự kiện Mỹ và phương Tây hậu thuẫn cho Kosovo đơn phương tuyên
bố độc lập đã tạo ra tiền lệ nguy hiểm và gây phương hại trọng quan hệ quốc
tế hiện nay. Dưới tác động của sự kiện Kosovo, vấn đề đòi ly khai đang có xu
hướng phát triển phức tạp, nguy hiểm trên toàn thế giới. Với tiền lệ là
Kosovo, ngay sau khi giành được thắng lợi trong cuộc chiến với Gruzia tại
Nam Osetia, Nga đã công nhận độc lập cho hai nước Cộng hòa từ trị đang đòi
ly khai khỏi Gruzia là Abkhazia và Nam Osetia đã khiến cho nhiều quốc gia
trên thế giới đang tồn tại những vấn đề về xung đột sắc tộc, phong trào ly khai
được các thế lực bên ngoài hậu thuẫn, phải đối mặt với nhiều nguy cơ phức
tạp hơn. Vấn đề “ly khai, xung đột sắc tộc” tiếp tục được Mỹ, phương Tây sử
dụng để can thiệp hay phá hoại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của
các nước. Từ thực tiễn Gruzia có thể rút ra những bài học cho các nước trong
vấn đề phòng chống ly khai.
Nghiên cứu làm rõ bản chất của cuộc chiến tranh Nga - Gruzia năm
2008 và những tác động của cuộc chiến tranh này đối với quan hệ quốc tế, từ
đó rút ra những kinh nghiệm, phương pháp xử lý mối quan hệ bất cân xứng
giữa hai nước láng giềng là một cường quốc và một nước nhỏ; giúp cho nước
nhỏ có biện pháp ứng xử đúng đắn trong việc giải quyết những bất đồng giữa
hai bên nhằm tránh xảy ra một cuộc chiến tranh bất đắc dĩ. Trong bối cảnh
diễn ra tranh chấp chủ quyền lãnh hải trên Biển Đông giữa Trung Quốc với
Việt Nam và một số nước ASEAN hiện nay, việc nghiên cứu và tìm ra
phương pháp ứng xử đúng đắn trong việc xử lý những mâu thuẫn giữa một
nước lớn và một nước nhỏ có ý nghĩa ứng dụng thực tiễn quan trọng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Là một vấn đề “nóng” của năm 2008, cuộc chiến tranh giữa Nga và
Gruzia dành được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và phân tích chính trị
của Việt Nam và thế giới. Đã có rất nhiều bài viết, bài bình luận đánh giá về
cuộc chiến tranh Nga - Gruzia năm 2008, sự cạnh tranh Nga - Mỹ tại khu vực
Kavkaz và những tác động và ảnh hưởng của nói đối với thế giới.
2.1 Trong nước
Nga - Mỹ vừa là đối tác vừa là đối thủ của Nguyễn Văn Lập chủ biên,
NXB, Thông tấn, Hà Nội, 2002, cung cấp những thông tin, tư liệu về mối
quan hệ Nga - Mỹ qua từng thời kì và đánh giá của các chuyên gia về mục
đích, ý đồ của mỗi bên trong mối quan hệ này.
Cuộc xung đột quân sự ở Nam Osetia: Ván bài lật ngửa, (Nhữ Quang
Nam, Tạp chí Kiến thức quốc phòng hiện đại, số 10/2008). Công trình đã
nghiên cứu và làm rõ về lịch sử vấn đề đòi độc lập của các nước Cộng hòa tự
trị Abkhazia, Nam Osetia và những nét chính trong khủng hoảng quan hệ Nga
- Gruzia. Công trình cũng phân tích về vai trò của Nga và Mỹ trong cuộc
xung đột này. Theo đó, Mỹ là nhân tố chính thúc đẩy quan hệ Nga – Gruzia
lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng, thúc đẩy Tổng thống Saakashvili thực
hiện phiêu lưu quân sự chống Nga và Nga kiên quyết trừng phạt các hành
động của Gruzia đi ngược lại lợi ích quốc gia Nga. Công trình nghiên cứu
cũng đã rút ra những bài học kinh nghiệm sau cuộc xung đột quân sự tại Nam
Osetia
Tác động của cuộc xung đột quân sự Gruzia - Nga đến chiến lược của
Mỹ, Nga và tình hình thế giới, (Nhữ Quang Nam, Tạp chí Kiến thức quốc
phòng hiện đại, số 12/2008). Đề tài đã làm rõ chiến lược bao vây, kiềm chế, 7
cô lập nhằm làm suy yếu nước Nga của chính quyền Mỹ, sự điều chỉnh chính
sách của Nga nhằm đối phó với chiến lược của Mỹ và những tác động của
cuộc chiến tranh Nga - Gruzia đối với chiến lược trên của Nga và Mỹ. Đề tài
cũng phân tích những tác động của cuộc chiến tranh Nga - Gruzia đến các
mối quan hệ quốc tế nói chung và khu vực SNG nói riêng.
Bài học rút ra từ cuộc xung đột quân sự ở Nam Osetia, (Dương Minh
Trung, Tạp chí Kiến thức quốc phòng hiện đại, số 12/2008). Bài viết đã
nghiên cứu khá hoàn chỉnh về cuộc xung đột quân sự tại Nam Osetia và rút ra
những bài học bổ ích chung cho các quốc gia nhằm ngăn chặn nguy cơ dẫn
tạo tiền đề cho một cuộc chiến tranh có thể xảy ra.
Xung đột quân sự ở Nam Osetia: Nguyên nhân, phản ứng quốc tế và
triển vọng tình hình, (Vũ Dương Huân, Tạp chí nghiên cứu châu Âu, số 8(95),
Hà nội, 2008, tr.15-24). Trong bài viết, tác giả đã đi sâu phân tích nguyên
nhân dẫn tới cuộc xung đột quân sự ở Nam Osetia giữa chính phủ Gruzia với
lực lượng dân quân của vùng lãnh thổ ly khai này. Sự can thiệp của nước Nga
vào cuộc xung đột trên, dẫn tới chiến tranh Nga - Gruzia tháng 08/.008, phản
ứng của cộng đồng quốc tế với sự kiện này và triển vọng tình hình ở Nam
Osetia trong những năm tới đây.
Xung đột Nga - Gruzia: liều thuốc thử, ( Nguyễn Cảnh Toàn, Tạp chí
Nghiên cứu châu Âu, số 8(95), Hà Nội, 2008, tr.25 - 35). Trong bài viết, tác
giả đã đi sâu phân tích cuộc chiến nhìn từ góc độ của hai phía Nga và Gruzia.
Đối với Nga, cuộc chiến này là liều thuốc thử thực sự với họ. Thông qua việc
tiến hành cuộc “chiến tranh 5 ngày” chống lại chính quyền Tbilisi, Moscow
muốn khẳng định với Mỹ, phương Tây và các thế lực khác rằng: nước Nga
đang trở lại là một cường quốc như Liên xô trước đây đã từng có. Bất kỳ thế
lực nào muốn tranh giành ảnh hưởng với Nga ở khu vực không gian hậu Xô 8
viết mà bỏ qua quyền lợi của Moscow, thì Kremli sẽ giáng trả lại thế lực đó
bằng mọi biện pháp có thể, kể cả bằng vũ lực. Còn với chính quyền Tbilisi, họ
cũng muốn tìm kiếm địa vị, ảnh hưởng mới trong khu vực để phát triển đất
nước, nên đẩy mạnh quan hệ với Mỹ, EU và các quốc gia Nam Kavkaz nhằm
thoát khỏi ảnh hưởng của Nga. Gruzia còn muốn sử dụng biện pháp quân sự
để giành lại Abkhazia và Nam Osetia, tách 2 vùng ly khai này khỏi ảnh hưởng
của Moscow. Nhưng những nỗ lực này của Tbilisi đã bị thất bại do gặp phải
phản ứng mạnh mẽ bằng biện pháp quân sự từ phía Nga.
Xung đột tại Nam Osetia: một hình mẫu xung đột trong thời đại toàn cầu
hóa, ( Bùi Hiền, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 10 (97), Hà nội, 2008, tr.28-
29). Trong bài viết, tác giả đã phân tích rõ đặc điểm của cuộc xung đột tại
Nam Osetia, đồng thời cũng đã nêu ra được một mô hình xung đột của quan
hệ quốc tế đương đại cùng những tham vọng, tính toán của các bên khi tham
gia cuộc xung đột này.
Từ Kosovo và Montenegro đến Nam Osetia và Abkhazia cùng những khu
vực ly khai khác, ( Đức Minh - Hoài Phương, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số
9(96), Hà Nội, 2008, tr. 16 - 24). Trong bài viết, các tác giả đã đi sâu phân
tích những tác động của sự kiện Montenegro và Kosovo được độc lập đối với
các khu vực ly khai khác ở không gian hậu Xô viết, đặc biệt là đối với hai
vùng lãnh thổ ly khai ở Gruzia là Abkhazia và Nam Osetia. Thái độ của các
nước Mỹ, EU, phương Tây, Nga và các tổ chức quốc tế đối với sự kiện độc
lập của Kosovo và Montenegro. Hệ quả tiêu cực của các sự kiện trên đối với
các vùng ly khai ở trên thế giới, khu vực SNG và Gruzia cũng như quan hệ
quốc tế trong những năm tới đây.
Tài liệu tham khảo“Cuộc chiến ở Nam Osetia những vấn đề rút ra”,
(Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ môi trường (Bộ quốc phòng),
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top