daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Cơ hội và thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với các quốc gia đang phát triển. Liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay

Lời mở đầu:
Hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang bùng nổ 1 cuộc
cách mạng mang tên 4.0. Đây được nhận dịnh vừa là thách thức vừa là cơ hội
cho các nước đang phát triển trên thế giới trong đó cả Việt Nam có thể tham
gia hội nhập thời đại cơng nghệ số hóa cùng các nước đã phát triển mạnh về
khoa học và kĩ thuật. Là 1 sinh viên ngành Công Nghệ Thông tin em quyết
định chọn đề tài số 5 với đề tài “Cơ hội và thách thức của cách mạng công
nghiệp 4.0 đối với các quốc gia đang phát triển. Liên hệ thực tiễn Việt Nam
hiện nay”.
Tất cả những quan điểm, ý kiến, nhận xét của em sẽ được nêu ra trong các

đoạn sau đây.


Chương 1: khái quát về cách mạng công nghệ 4.0.
Cách mạng cơng nghệ 4.0 là gì? Và những thách thức, cơ hội mà nó
đem đến cho Việt nam và các nước đang phát triển.
Khái niệm “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” (hay công nghiệp 4.0) lần đầu
tiên được đưa ra ở Cộng hòa liên bang Đức năm 2011 tại cuộc Hội chợ công
nghệ ở Han-nô-vơ. Năm 2012, khái niệm này được sử dụng để đặt tên cho
một chương trình hỗ trợ phát triển cơng nghệ cao của Chính phủ Đức. Năm
2016, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được lựa chọn làm chủ đề của Diễn
đàn Kinh tế thế giới tại Đa-vốt, Thụy Sĩ. Sau đó, khái niệm này được sử dụng
phổ biến để chỉ cuộc cách mạng công nghiệp mới, dù mới bắt đầu nhưng đã
có những bước tiến mạnh mẽ, những thành tựu to lớn, có những ảnh hưởng
sâu rộng tới mọi lĩnh vực trên toàn cầu.
Tổng hợp những kết quả nghiên cứu có thể thấy rằng: Cách mạng cơng
nghiệp lần thứ tư được hình thành trên nền tảng những thành tựu của cách
mạng công nghiệp lần thứ ba và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - cơng
nghệ; là sự tích hợp của nhiều loại hình cơng nghệ và những thành tựu mới
của nhiều lĩnh vực nghiên cứu vật lý, hóa học, sinh học, xóa nhòa ranh giới
giữa các lĩnh vực khoa học này. Trong đó, cơng nghệ nền tảng, đặc trưng của
cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư là công nghệ số; các lĩnh vực mũi nhọn,
đặc trưng của cơng nghiệp 4.0 là trí tuệ nhân tạo; công nghệ thông tin, in-tơnét kết nối vạn vật, điện toán đám mây, cơ sở dữ liệu lớn, Blockchain; công
nghệ na-nô, công nghệ gien, công nghệ vật liệu, công nghệ in 3D trong lĩnh
vực chế tạo...
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đưa đến những hệ thống sản xuất với các
máy móc, thiết bị thơng minh, dây chuyền sản xuất thông minh, hệ thống
quản trị thông minh; tạo ra nền công nghiệp thông minh, nền nông nghiệp
thông minh, dịch vụ thông minh, hệ thống kết cấu hạ tầng điện, giao thơng,
cấp, thốt nước thơng minh, các phương tiện vận tải thông minh, hệ thống

thương mại, dịch vụ thông minh, tiêu dùng thông minh. Nền kinh tế thật sự là


nền kinh tế tri thức - thông minh. Tri thức, thành tựu khoa học - công nghệ,
các ý tưởng đổi mới, sáng tạo trở thành động lực chính cho sự tăng trưởng,
phát triển kinh tế.
Mặc dù cách mạng công nghiệp lần thứ tư mới ở giai đoạn đầu tiên, chưa thể
hiện hết những khả năng phát triển; tuy nhiên, những đánh giá, dự báo trên
thế giới hiện nay đều cho rằng, cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ phát triển
với tốc độ nhanh hơn nhiều lần so với các cuộc cách mạng cơng nghiệp trước
đây, xóa nhịa ranh giới giữa khoa học và cơng nghệ; sẽ có những tác động
mạnh mẽ, sâu sắc, làm thay đổi căn bản từ cách sản xuất, kinh doanh,
tiêu dùng, đến chính trị và an ninh thế giới, tổ chức và sinh hoạt xã hội của
con người trong từng gia đình, từng quốc gia, tới tồn cầu.
Trí tuệ nhân tạo, cơng nghệ na-nơ, công nghệ vật liệu mới sẽ tạo ra những vật
liệu mới với các thuộc tính vượt trội so với các vật liệu hiện nay, làm thay đổi
công nghệ chế tạo và nâng cao chất lượng các sản phẩm. Trí tuệ nhân tạo,
những phần mềm thiết kế theo thuật toán, kết hợp với in 3D đã tạo ra cuộc các
mạng trong thiết kế sản phẩm; có khả năng thiết kế những sản phẩm phức tạp
một cách chính xác trong thời gian ngắn. Người máy thông minh, công nghệ
in 3D làm cho việc chế tạo, lắp ráp sản phẩm được thực hiện hồn tồn tự
động, cực kỳ chính xác, tiết kiệm tối đa ngun liệu, hầu như khơng có sản
phẩm hỏng. Tồn bộ quy trình sản xuất được theo dõi, kiểm sốt chặt chẽ, tất
cả các vật tư, linh kiện được cung ứng chính xác, hồn tồn tự động nhờ hệ
thống mạng kết nối vạn vật.
Các công nghệ mới này làm thay đổi căn bản cách phân phối, tiêu
dùng, cách thức tổ chức làm việc của con người. Công nghệ mới cho phép có
thể cung cấp mọi hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho những người cần đến chúng
vào đúng thời gian, địa điểm cần thiết. Thương mại điện tử sẽ dần thay thế
cho thương mại truyền thống. Quan niệm về văn phịng làm việc cũng sẽ thay

đổi. Rơ-bốt gắn trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế con người trong nhiều cơng việc ở
cơ quan, bệnh viện, trong gia đình, có thể phục vụ cho con người ở mọi lúc,


mọi nơi; thay thế con người ở những nơi độc hại, những nơi con người không
thể tới được, làm được.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đưa tới nền kinh tế thông minh, tất yếu
cũng sẽ đưa tới sự ra đời những ngôi nhà thông minh, quốc gia thông minh,
xã hội thơng minh. Điều này tất yếu địi hỏi phải xây dựng chính phủ thơng
minh, quản trị quốc gia thơng minh. Đây sẽ là bước ngoặt, bước tiến lớn trong
lịch sử phát triển của nhân loại.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đồng thời tạo ra những thách thức lớn đối
với nhiều quốc gia, nhiều đối tượng xã hội, trên nhiều lĩnh vực. Các thành tựu
khoa học - công nghệ trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm cho tài
nguyên thiên nhiên, lao động phổ thông giá rẻ ngày càng mất lợi thế. Sự
chênh lệch về trình độ phát triển, khoảng cách giàu cùng kiệt giữa các quốc gia
trên thế giới có xu hướng mở rộng thêm. Nguy cơ thất nghiệp đối với những
lao động phổ thông, không được đào tạo làm cho sự phân hóa giàu nghèo, sự
chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa các tầng lớp xã hội trong một nước
cũng có xu hướng ngày càng tăng, làm phát sinh nhiều vấn đề xã hội phức
tạp, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định xã hội.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm xuất hiện nhiều vấn đề mới, tác động
tới từng cá nhân, tới chính trị, an ninh của các quốc gia và trên quy mô tồn
cầu. Một khối lượng thơng tin khổng lồ, đa dạng, đa chiều, nhiều quan điểm,
khuynh hướng tư tưởng khác nhau được đưa tới từng cá nhân ở mọi lúc, mọi
nơi. Đồng thời, bối cảnh mới cũng làm xuất hiện nhiều hình thức tội phạm
mới, sử dụng cơng nghệ cao để trốn, lậu thuế, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của
người khác, những hình thức trước kia chưa từng có, gây hậu quả nghiêm
trọng, nhưng khó phát hiện, kiểm sốt, ngăn chặn. Những tiến bộ khoa học công nghệ được ứng dụng trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, tạo ra
những vũ khí, khí tài, phương tiện chiến tranh mới hiện đại hơn, chính xác

hơn, sức cơng phá mạnh hơn, sức hủy diệt lớn hơn, nguy hiểm hơn; đưa chiến
tranh lên vũ trụ, lên không gian mạng; đánh sập, làm rối loạn mạng quản lý,
điều hành hoạt động của hệ thống tài chính, tiền tệ, hệ thống điện, thơng tin


của một quốc gia; chiếm quyền chỉ huy các loại vũ khí, làm tê liệt khả năng
tấn cơng, phịng thủ của lực lượng vũ trang của một đất nước... gây ra những
hậu quả to lớn không thể lường hết.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo cơ hội phát triển cho mọi quốc gia,
nhất là các nước đang phát triển, khi biết tận dụng và tận dụng được những
thành tựu khoa học - cơng nghệ mới, có thể “đi tắt, đón đầu”; đồng thời cũng
có thể làm cho các nước đang và kém phát triển sẽ tụt hậu ngày càng xa hơn
nếu không tận dụng được cơ hội này. Sự cạnh tranh giữa các nước trên thế
giới gay gắt, quyết liệt hơn; tương quan sức mạnh giữa các nước, các khu vực
sẽ có những thay đổi, đảo lộn. Bởi vậy, hiện nay, các nước đều xem xét lại,
điều chỉnh chiến lược phát triển của mình. Một số nước đã xây dựng các
chiến lược phát triển mới.
Chương 2: Các thực trạng và vấn đề liên quan đến cách mạng công nghệ
4.0 hiện nay tại Việt Nam.
1. Vấn đề bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cách
mạng khoa học công nghệ.
Nguồn nhân lực chất lượng cao là những người lao động đã qua đào tạo, có
bằng cấp và trình độ chun mơn kỹ thuật. Là bộ phận ưu tú nhất của nguồn
nhân lực đất nước, bao gồm những người tiêu biểu về phẩm chất chính trị,
đạo đức và lối sống; có trình độ học vấn, chun mơn cao; có sức khỏe tốt;
ln đi đầu trong lao động, sáng tạo khoa học, đóng góp tích cực, hiệu quả
vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là những “cán bộ lãnh đạo,
quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành
nghề và cán bộ khoa học công nghệ đầu đàn”( Đảng Cộng sản Việt
Nam,2011).

Nhận rõ tầm quan trọng của lực lượng cán bộ KHCN trong công cuộc đổi mới
và phát triển đất nước, Việt Nam đã đưa ra các chủ trương và chính sách
nhằm thúc đẩy sự lớn mạnh cả về lượng và chất của đội ngũ này. Kết quả là
hiện nay, đội ngũ cán bộ KHCN nước ta đã được tăng cường về số lượng,
nâng cao về chất lượng và hoạt động năng động, sáng tạo hơn trong cơ chế
mới. Theo số liệu thống kê, số cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng trở lên


hiện có khoảng 1,5 triệu người, trong đó số giáo sư, phó giáo sư khoảng 2.000
người, hơn 14.000 tiến sĩ, hơn 11.000 thạc sĩ. Số cán bộ hoạt động trong lĩnh
vực KHCN hơn 34.000 người, hơn 42.000 cán bộ giảng dạy trong các trường
đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và hàng vạn cán bộ KHCN làm
việc trong các ngành, lĩnh vực kinh tế khác.
Trong điều kiện quy mô và tiềm lực của nền kinh tế còn thấp, Việt Nam đã có
những tiến bộ đáng khích lệ so với các quốc gia có thu nhập trung bình thấp,
xét về trình độ và năng lực khoa học và cơng nghệ. Khoảng cách giữa Việt
Nam và các nước trong khu vực được rút ngắn đáng kể trong xếp hạng năng
lực cạnh tranh, năng lực đổi mới sáng tạo toàn cầu và ở một số lĩnh vực khoa
học và cơng nghệ có thế mạnh.
Tuy nhiên, so với những yêu cầu của công cuộc CNH,HĐH đất nước, nhất là
trong xu thế Việt Nam đang tiến hành hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới
địi hỏi các cán bộ KHCN phải có trình độ trí tuệ ngang tầm với khu vực và
quốc tế, nguồn nhân lực KHCN của Việt Nam vẫn cịn có nhiều điểm hạn
chế. Thứ nhất, lực lượng này còn quá nhỏ bé so với yêu cầu (mới chỉ chiếm
17,5% lao động xã hội), trong khi đó vẫn cịn 2,2% trong tổng số lao động có
trình độ chưa có việc làm. Tại Hội chợ Nhân lực phần mềm Việt Nam năm
2015, có tới 63,4% cơng ty phần mềm khẳng định thiếu nhân lực trình độ cao.
Thứ hai, chất lượng đội ngũ cán bộ KHCN nước ta hiện nay còn nhiều bất
cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của CNH, HĐH, nhất là u cầu đi tắt đón
đầu về cơng nghệ. Hiện nay, Việt Nam rất thiếu nguồn nhân lực KHCN ở các

ngành mũi nhọn, có tính chất quyết định như cơng nghệ sinh học, cơng nghệ
vật liệu mới,… Ví dụ rõ ràng nhất được thể hiện trong việc đăng ký và cấp
bằng độc quyền sáng chế rất thấp của các cán bộ KHCN Việt Nam. Thứ ba,
đội ngũ cán bộ KHCN nước ta hiện còn phân tán, thiếu tập trung với một bộ
phận khơng nhỏ cịn chưa tận tâm với nghiên cứu khoa học. Thứ tư, cơ chế thị
trường chưa thực sự vận hành trong lĩnh vực nhân lực KHCN. Một yếu tố
quan trọng của thị trường lao động là tiền lương chưa được xác định trên cơ
sở thị trường. Cơ chế trả lương đang còn bị chi phối bởi quy định của Nhà
nước về lương tối thiểu, thang, bảng lương.


2. Cuộc cách mạng 4.0 và những tác động, ảnh hưởng đối với tình hình
trật tự, an tồn xã hội nói chung và tình hình tội phạm có tổ chức xun
quốc gia nói riêng.
Trong tương lai, tình trạng thất nghiệp do việc thay thế người lao động bằng
người máy sẽ diễn ra ở nhiều lĩnh vực kinh tế như dệt may, dịch vụ, giải trí, y
tế, giao thơng, giáo dục… Theo báo cáo của Tổ chức lao động quốc tế (ILO),
ở Việt Nam có khoảng 86% lao động trong ngành may mặc, da giày sẽ chịu
chung tác động từ làn sóng tự động hóa, cơng nghiệp hóa của ngành. Do đó,
cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 đang đặt ra cho Việt Nam những vấn đề
phức tạp về TTATXH, trong đó có vấn đề ninh mạng, an ninh thơng tin, các
loại tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm xâm phạm sở hữu trí tuệ, đặc
biệt là khi các loại tội phạm này hoạt động theo cách có tổ chức
xuyên quốc gia.
Tội phạm sử dụng công nghệ cao được xếp vào nhóm có nguy cơ đe dọa an
ninh lớn nhất đối với các quốc gia, gây ra những tổn thất nặng nề trên phạm vi
đặc biệt rộng nếu không được kịp thời phát hiện, ngăn chặn. Theo thống kê từ
Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT), hơn 134.000 sự
cố an ninh mạng đã xảy ra trong năm 2020 (bao gồm sự cố Phishing, Malware
và Deface), tăng gấp bốn lần so với năm 2019. Trước đó, cùng nhận định với

VNCERT, trong báo cáo tình hình an ninh mạng mới đây, Tập đồn Cơng
nghệ Bkav cũng ghi nhận rằng, năm 2020 vừa qua là năm bùng nổ của
Ransomware (một loại mã độc) khi mà trung bình 100 email nhận được thì
1,6 email có chứa Ransomware. Cũng theo báo cáo này, người dùng Việt
Nam đã chịu thiệt hại lên đến 10.400 tỷ đồng, tăng gần 9.000 tỷ đồng so với
mức thiệt hại năm 2020. Thông qua các diễn đàn trên mạng Internet (còn gọi
là underground hay thế giới ngầm), tội phạm sử dụng cơng nghệ cao thường
tìm kiếm, tập hợp, liên kết với nhau để chia sẻ công cụ, cách thức, thủ đoạn
phạm tội. Vì vậy, thủ đoạn của chúng ngày càng tinh vi, kín đáo và có sự thay
đổi cách liên tục nhằm lẩn tránh sự phát hiện của các cơ quan bảo vệ
pháp luật. Đặc biệt, tội phạm sử dụng công nghệ cao hoạt động có tổ chức
“ln tìm cách tạo dựng lên vỏ bọc hợp pháp của một công ty, một doanh
nghiệp, một tổ chức” hoạt động trong lĩnh vực này để dễ dàng tạo dựng mối
quan hệ, đi sâu vào thu thập thông tin hoạt động của những doanh nghiệp làm
ăn chân chính nhằm chiếm đoạt tài sản.
Ngoài các loại tội phạm sử dụng cơng nghệ cao, các loại tội phạm có tổ chức,
xuyên quốc gia khác cũng thường lợi dụng triệt để các thành tựu khoa học
công nghệ hiện đại của cuộc cách mạng 4.0 như thành tựu về giao thông liên
lạc, công nghệ thông tin, công nghệ sao chụp, làm giả các giấy tờ chứng minh
nhân thân, nguồn gốc, thay đổi nhận dạng… để dễ dàng đi lại, tìm kiếm thơng
tin, liên lạc, trao đổi với nhau về cách, thủ đoạn nhằm thực hiện các


hoạt động phạm tội hay trốn tránh sự truy bắt của các cơ quan luật pháp.
Trong 10 năm qua, các lực lượng chức năng của Bộ Công an đã phát hiện,
khởi tố, điều tra 1.260 vụ án có yếu tố nước ngoài. Trong tổng số 2.041 đối
tượng bị bắt giữ có 692 đối tượng là người nước ngồi. Ở Việt Nam, tội phạm
có tổ chức, xuyên quốc gia hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh vực, bao gồm:
Tội phạm mua bán người, tội phạm về ma túy, tội phạm sản xuất, buôn bán
tiền giả, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội phạm đánh bạc, gá bạc, tổ

chức mại dâm… Nổi lên là:
– Tội phạm sử dụng công nghệ cao: Gia tăng nhanh chóng nhất là trong lĩnh
vực tài chính, ngân hàng. Thủ đoạn chủ yếu của loại tội phạm này là sử dụng
các thành tựu khoa học công nghệ mới để tấn công vào trang điện tử của các
doanh nghiệp hay xâm nhập vào các cơ sở dữ liệu của các ngân hàng để lấy
cắp thông tin thẻ tín dụng rồi làm thẻ tín dụng giả và rút tiền tại các máy
ATM tại Việt Nam. Chúng hoạt động rất phức tạp và thường xuyên thay đổi
cách, thủ đoạn để đối phó với các cơ quan chức năng.
– Tội phạm mua bán người và đưa người ra nước ngồi trái phép: Đây cũng là
loại tội phạm có diễn biến phức tạp, theo chiều hướng gia tăng với nhiều thủ
đoạn mới tinh vi, xảo quyệt hơn như kết hôn giả, lợi dụng miễn thị thực nhập
cảnh (visa), sử dụng hộ chiếu giả để đưa phụ nữ và trẻ em Việt Nam ra nước
ngoài hoạt động mại dâm, bán làm vợ người nước ngồi, bóc lột sức lao
động… Một số đối tượng lợi dụng các loại máy móc, phương tiện, chương
trình phần mềm cơng nghệ cao để làm giả các loại giấy tờ tùy thân như hộ
chiếu, thị thực để dễ dàng qua lại các cửa khẩu.
– Tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản: Tội phạm sử dụng công nghệ cao để
lừa đảo chiếm đoạt tài sản gia tăng một cách đáng báo động trong thời gian
gần đây. Các đối tượng lừa đảo bằng hình thức tặng q, thơng báo trúng
thưởng qua facebook, zalo và các mạng xã hội khác có tài khoản hay địa chỉ
tại nước ngồi, cấu kết với những người trong nước để giả danh cán bộ bưu
điện, cán bộ các công ty vận chuyển hàng hóa, bưu phẩm để chiếm đoạt tiền
của người dân. Khi người bị hại tin tưởng, chúng sẽ đưa ra tình huống khác để
dụ người bị hại chuyển tiền vào tài khoản cho chúng để có thể lấy được món
quà.
– Tội phạm sản xuất, buôn bán tiền giả, hàng giả, gian lận thương mại, buôn
lậu, trốn thuế xuất nhập khẩu, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Lợi dụng các thành tựu khoa học công nghệ, tội phạm hoạt động sản xuất, vận
chuyển, tiêu thụ các loại tiền giả (tiền Việt Nam giả, ngoại tệ giả) diễn biến
phức tạp và có chiều hướng tăng. Ngồi ra, cịn xuất hiện một số đối tượng

người nước ngoài sử dụng séc giả, thẻ tín dụng giả, phát hành và đưa các loại
Cơ hội và thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với các quốc gia đang phát triển. Liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: Với xu hướng phát triển của nền kinh tế Việt Nam, thế giới và cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay có thể mang lại các cơ hội, thách thức gì đối với nhân viên ngành tài chính ngân hàng, Với xu hướng phát triển của nền kinh tế Việt Nam, thế giới và cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay có thể mang lại các cơ hội, thách thức gì đối với vị trí công việc chuyên viên vận hành chứng khoán và giao dịch, Xu hướng phát triển của nền kinh tế Việt Nam, thế giới và cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Cơ hội và thách thức đối với các yêu cầu vị trí công việc tuyển dụng của Công ty chứng khoán SV, Xu hướng phát triển của nền kinh tế Việt Nam, thế giới và cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Cơ hội và thách thức đối với các yêu cầu vị trí công việc tuyển dụng của Công ty chứng khoán, cơ hội và thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với doanh nghiệp việt nam, Thách thức trong cách mạng 4.0 triết học đại cuongw, tiểu luận cách mạng công nghiệp 4.0 cơ hội và thách thức với các nước đang phát triển, cơ hội và thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với việt nam, tiểu luận về những cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay, cơ hội và thách thức công nghệ 4.0 đối với ngành Toà án, theo em các quốc gia có cơ hội và thách thức gì trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay?
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D tiểu luận xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới, cơ hội và thách thức cho việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Cơ cấu xã hội – giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Môn đại cương 0
D Hiệp Định Thương Mại Tự Do Việt Nam - Liên Minh Kinh Tế Á Âu - Cơ Hội Và Thách Thức Của Xuất Khẩu Luận văn Kinh tế 0
D Cơ hội và thách thức của Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa Luận văn Kinh tế 0
D Chiến lược thâm nhập của các tập đoàn nước ngoài vào thị trường bán lẻ việt nam cơ hội và thách thức Luận văn Kinh tế 0
P Khảo sát đề xuất cơ hội giảm thiểu nước thải và phương án xử lý nước thải cho công ty dệt may Hà Nội Kiến trúc, xây dựng 0
H Cơ hội và thách thức của sự phát triển thương mại điện tử đối với các nước đang phát triển Luận văn Kinh tế 0
R Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam hiện , cơ hội thách thức và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
P Vai trò của bảo hiểm xã hội đối với người lao động và với người sử dụng lao động trong cơ chế thị trường Luận văn Kinh tế 2
Y Bối cảnh trong nước và quốc tế. Những cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển đất nước đến năm 2030 Luận văn Kinh tế 3

Các chủ đề có liên quan khác

Top