trang_van

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
Chính sách đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc và những điểm cần lưu ý đối với Việt Nam trong thu hút FDI từ Hàn Quốc
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA HÀN QUỐC 3
1.1. Cơ sở lý luận về Đầu tư trực tiếp nước ngoài 3
1.1.1.Khái niệm 3
1.1.2.Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 3
1.1.3.Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 3
1.1.4.Tác động của Đầu tư trực tiếp nước ngoài 4
1.2. Tổng quan về nền kinh tế Hàn Quốc và Chính sách đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc 11
1.2.1.Tổng quan nền kinh tế Hàn Quốc 11
1.2.2.Chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc 13
2.1. Tình hình Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc và Tình hình FDI tại Việt Nam 17
2.1.1.Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc 17
2.1.2.Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam 18
2.2. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam 23
2.3. Đánh giá tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam 25
2.3.1.Thành công 25
2.3.2. Hạn chế 26
2.3.3.Nguyên nhân của những hạn chế: 26

CHƯƠNG III: MỘT SỐ LƯU Ý VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT NHẰM THU HÚT, SỬ DỤNG HIỆU QUẢ FDI TỪ HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM 28
3.1. Một số lưu ý đối với Việt Nam trong thu hút FDI từ Hàn Quốc 28
3.2. Một số đề xuất nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam 28
3.2.1. Đối với Nhà nước 28
3.2.2. Đối với Doanh nghiệp 30
KẾT LUẬN 33
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

FDI (Foreign Direct Investment): Đầu tư trực tiếp nước ngoài
ĐTNN: Đầu tư nước ngoài
GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm quốc nội
HQ: Hàn Quốc






LỜI MỞ ĐẦU

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu của tất cả các nền kinh tế trên thế giới, quá trình vận chuyển các luồng vốn quốc tế nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các quốc gia cũng là một tất yếu. Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển với một xuất phát điểm thấp, hội nhập kinh tế quốc tế mang lại rất nhiều thuận lợi nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức nếu sự quản lý nền kinh tế không khoa học và phù hợp. Với mục tiêu phát triển nền kinh tế đất nước, nâng cao mức sống của người dân, Việt Nam không những cần khai thác những nguồn lực sẵn có trong nước mà cần khai thác các nguồn lực từ bên ngoài. Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giúp nước ta tiếp thu được trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến của thế giới và trình độ quản lý khoa học, giúp giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng, tăng nguồn thu ngoại tệ và nguồn thu thuế cho ngân sách từ đó nâng cao phúc lợi xã hội mang lại nền kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ.
Nền kinh tế Hàn Quốc đã có một “kỳ tích sông Hàn” nhờ những thay đổi linh hoạt, khoa học và hợp lý, kịp thời trong chính sách; từ khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đến nay, Hàn Quốc đã “thay da đổi thịt”, trở thành một nền kinh tế công nghiệp mới, phát triển đứng thứ 15 trên thế giới. Để có sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và nhanh chóng như vậy là do có sự đóng góp không nhỏ của chính sách kinh tế đối ngoại, trong đó là sự thay đổi trong chính sách đầu tư quốc tế của Hàn Quốc. Từ năm 2005, chính phủ Hàn Quốc đã chuyển chính sách đầu tư quốc tế từ chính sách tập trung thu hút FDI vào trong nước sang thúc đẩy các công ty và cá nhân đầu tư mạnh mẽ ra nước ngoài với những biện pháp tích cực hỗ trợ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Kể từ khi Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao (1992), quan hệ kinh tế và sự hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc trên nhiều lĩnh vực đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Riêng về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, hiện nay Hàn Quốc đứng đầu các quốc gia về số vốn đăng ký đầu tư vào Việt Nam. Các doanh nghiệp Hàn Quốc lớn đầu tư tại Việt Nam đã khẳng định được thương hiệu của mình và đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam như Samsung, LG, Hyundai,... Tranh thủ chính sách hỗ trợ thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của chính phủ Hàn Quốc, tận dụng những lợi ích mang lại từ thu hút FDI từ Hàn Quốc, Việt Nam cần có những chính sách, biện pháp để tăng cường thu hút FDI từ Hàn Quốc. Bài tiểu luận với đề tài: “Chính sách đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc và những điểm cần lưu ý đối với Việt Nam trong thu hút FDI từ Hàn Quốc”, ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung được kết cấu thành ba chương như sau:
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA HÀN QUỐCCHƯƠNG II: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA HÀN QUỐC VÀ FDI CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM
CHƯƠNG III: MỘT SỐ LƯU Ý VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT NHẰM THU HÚT, SỬ DỤNG HIỆU QUẢ FDI TỪ HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM
Do hạn chế về nguồn tài liệu và thời gian nghiên cứu nên Bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót, nhóm nghiên cứu rất mong sự thông cảm và góp ý của cô giáo để bài nghiên cứu thêm hoàn thiện.
Nhóm nghiên cứu xin chân thành Thank cô!






CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI
CỦA HÀN QUỐC

1.1. Cơ sở lý luận về Đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1.Khái niệm
Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hay tạo ra những tài sản vật chất và tài sản trí tuệ, gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển. Về mặt địa lý có hai loại đầu tư, đó là đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn đầu tư và sử dụng vốn là một chủ thể; có nghĩa là các doanh nghiệp, các cá nhân người nước ngoài (các chủ đầu tư) trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý, sử dụng vốn đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư nhằm thu hồi vốn đã bỏ ra.
Chính sách đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một hệ thống các công cụ, biện pháp của một quốc gia nhằm điều chỉnh các hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó trong một thời gian nhất định.
1.1.2.Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Thứ nhất, đây là hình thức đầu tư mà các chủ đầu tư được tự mình đưa ra quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và phải tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Hình thức này mang tính khả thi và có hiệu quả cao, không có những ràng buộc chính trị và không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế.
Thứ hai, chủ đầu tư nước ngoài tự mình điều hành một phần hay toàn bộ công việc của dự án đầu tư.
Thứ ba, nước nhận đầu tư có thể tiếp cận được với công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý hiện đại của nước ngoài.
Thứ tư, nguồn vốn đầu tư không chỉ là vốn đầu tư ban đầu mà còn có thể được bổ sung, mở rộng từ nguồn lợi nhuận thu được của chủ đầu tư nước ngoài.
1.1.3.Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hiện nay, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện dưới các hình thức chủ yếu sau đây.
 Phát triển thị trường bán lẻ
Đầu tư vào ngành bán lẻ tại Việt Nam phát triển nhanh với mãi lực kinh doanh tăng khoảng 23%/năm, thị trường Việt Nam có tiềm năng thu hút đông đảo tập đoàn nước ngoài. Hiện tại chỉ có 1 số ít các tập đoàn và doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào ngành bán lẻ tại Việt Nam tập trung ở các loại hình trung tâm thương mại tổng hợp, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp, thực phẩm.
Một số doanh nghiệp Việt Nam đã phát triển hình thức bản lẻ từ những năm đầu 2000 như FiviMartk, Intimex, Co.opMart, TopCare...nhưng vẫn chưa chiếm được thị phần cao và thu hút được số lượng lớn khách hàng trung thành. Tại lĩnh vực này, đầu tư FDI từ Hàn Quốc vẫn rất khiêm tốn và dàn trải ở các mặt hàng đơn giản, mặc dù từ lâu Hàn Quốc đã nổi tiếng với 1 số nhãn hiệu thời trang, mỹ phẩm, đồ điện tử và gia dụng. Để tận dụng những thực tại và những đặc điểm này của ngành bán lẻ, các doanh nghiệp có thể có những chính sách và giải pháp sau để thu hút FDI từ Hàn Quốc:
- Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng lợi thế sân nhà và sự am hiểu thị trường nội địa trong việc chịu tránh nhiệm về mặt quảng cáo sản phẩm, dịch vụ để kích thích dòng vốn đầu tư từ lĩnh vực thời trang, mỹ phẫm vốn đã được ưu chuộng tại lứa tuổi 12-40 tài Việt Nam
- Thúc đẩy cổ phần hoá doanh nghiệp với chính sách bán/mua cổ phần mở rộng ra các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là Hàn Quốc với một số ưu đãi tuỳ theo đặc điểm của ngành và doanh nghiệp
- Áp dụng và tuân thủ các quy trình về kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế để nâng tầm doanh nghiệp lên mức chuyên nghiệp và tạo sự tin cậy từ đối tác Hàn Quốc
- Chủ động tìm nguồn đầu tư từ Hàn Quốc bằng cách trực tiếp đi thăm, kêu gọi đầu tư với sự giúp đỡ của các cục xúc tiến thương mại tại Hàn Quốc.
 Đầu tư vào các ngành bưu chính viễn thông:
Hàn Quốc đã sớm nhận ra tiềm năng và sự phát triển của thị trường viễn thông với hơn 80tr dân của Việt Nam với những dòng vốn đầu tư lớn vào xây dựng mạng điện thoại CDMA và những dịch vụ giá trị gia tăng kèm theo. Với sự bùng nổ về số lượng thuê bao di dộng (hơn 100 tr) và số lượng người kết nối mạng Internet (hơn 20% dân số), các doanh nghiệp viễn thông VN bắt đầu gặp những khó khăn về phát triển hạ tầng và nâng cao chất lượng dịch vụ. Các chuyên gia của Nokia Siemens Networks (NSN) cũng đã khuyến cáo các nhà mạng Việt Nam về việc tối ưu hạ tầng mạng di động, tiết kiệm chi phí đầu tư, phát triển các giải pháp hướng khách hàng, và mang lại các trải nghiệm dịch vụ tốt hơn cho người dùng. Mặc dù các doanh nghiệp viễn thông lớn như VNPT (Vinaphone, Mobile), Vietel...có tiềm lực và lợi thế về tài chính nhưng với những kinh nghiệm và khả năng công nghệ, Hàn Quốc vẫn là một trong những nước dẫn đầu thế giới. Chúng ta hoàn toàn có thể kêu gọi đầu tư từ khía cạnh này để tăng tốc độ phát triển và chất lượng của viễn thông Việt Nam bằng cách: Sử dụng số lượng thuê bao điện thoại và Internet hiện có với ưu đãi về lợi nhuận để kích thích các doanh nghiệp viễn thông Hàn Quốc đầu tư vào; Sẵn sàng áp dụng và tạo điều kiện triển khai và phát triển những công nghệ có tiềm năng; Các doanh nghiệp có thể tự mở rộng lĩnh vực đầu tư vào cơ sở hạ tầng, thiết bị và dịch vụ.
• Chủ động tiếp cận và tìm kiếm thông tin từ các Tổ chức xúc tiến thương mại của Hàn Quốc như: Cơ quan xúc tiến đầu tư và Thương mại Hàn Quốc (KOTRA), Hiệp hội Ngoại thương Hàn Quốc (KITA) và Phòng Thương mại và công nghiệp Hàn Quốc (KCCI), Trung tâm ASEAN của Hàn Quốc,…

KẾT LUẬN

Hàn Quốc được đánh giá là một trong những nền kinh tế phát triển nhất Châu Á và là một trong những nền kinh tế lớn trên thế giới. Đạt được những thành tựu như ngày hôm nay phải kể đến sự đúng đắn trong chính sách phát triển kinh tế nói chung cũng như chính sách kinh tế đối ngoại về đầu tư và thương mại của Hàn Quốc nói riêng.
Về mặt hợp tác kinh tế, các công ty của Hàn Quốc đã có mối quan hệ lâu dài với Việt Nam trong quá khứ và giờ đây mối quan hệ này đã phát triển lên một tầm cao mới nhờ làn sóng đầu tư của các công ty Hàn Quốc. Số vốn của các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Viêt Nam vân tiếp tục tăng lên trong đó cả lĩnh vực và địa bàn đầu tư đều được mở rộng.
Như vây, các nhà đầu tư Hàn Quốc đã chứng tỏ được là những nhà đầu tư hết sức thành công ở thị trường Việt Nam. Hi vọng trong thời gian tới, cùng với những chính sách chủ trương mở cửa từ phía Việt Nam, sự hợp tác về tất cả các mặt nói chung và kinh tế nói riêng giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ còn đạt được nhiều bước tiến to lớn hơn nữa.
Bài tiểu luận đã nghiên cứu Chính sách đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc, tìm hiểu và đánh giá thực trạng FDI của Việt Nam nói chung và FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam, đưa ra những điểm cần lưu ý để đưa đến những biện pháp nhằm thúc đẩy thu hút FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam. Để tận dụng hiệu quả nguồn vốn, công nghệ và trình độ kỹ thuật cao từ Hàn Quốc nói riêng và từ các quốc gia phát triển khác trên thế giới nói chung, Việt Nam cần xây dựng một môi trường đầu tư lành mạnh, cạnh tranh công bằng và xây dựng nền cơ sở hạ tầng hiện đại, cải cách hành chính, môi trường thông tin chính sách kinh tế vĩ mô trong suốt, tránh những điều chỉnh bất ngờ khó lường trước để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI cùng đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Thực hiện Chính sách thu hút đầu tư trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Cơ sở lý luận về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Luận văn Kinh tế 0
N Tiết kiệm và đầu tư luận thuyết, vấn đề hóc búa và chính sách Công nghệ thông tin 0
O Quan hệ Việt Nam – Malaysia kinh nghiệm của malaysia đối với Việt Nam trong chính sách thu hút đầu t Luận văn Kinh tế 0
P Những chính sách của Nhà nước đối với đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư phát triển Giáo dục và Đào tạo – Luận văn Kinh tế 0
R Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của việt nam Luận văn Kinh tế 0
N Tim hiểu các chính sách mà Việt Nam áp dụng để khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào V Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI Luận văn Sư phạm 0
A Điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top