Sigehere

New Member
Download miễn phí Luận văn cho ae
ĐẶT VẤN ĐỀ
Có lẽ chưa bao giờ Thương hiệu lại trở thành một chủ đề thời sự được các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội thương mại, các nhà báo và kể cả các sinh viên,...quan tâm một cách đặc biệt như hiện nay. nhiều hội thảo, hội nghị đã được tổ chức, hàng trăm bài báo và cả những Website thường xuyên đề cập đến các khía cạnh khác nhau của thương hiệu, thậm chí thương hiệu của tỉnh của quốc gia cũng được đưa ra thảo luận. Phải chăng đây là một thứ ‘mốt mới” hay thực sự là một nhu cầu thiết yếu, một xu thế không thể cưỡng lại được khi chúng ta muốn tồn tại trong bối cảnh hội nhập?
Đối với các doanh nghiệp trên thế giớ từ lâu đã nhận biết sâu sắc rằng thương hiệu là một tài sản hết sức to lớn. Thương hiệu là phương tiện ghi nhận, bảo vệ và thể hiện thành quả của doanh nghiệp. Nó đem lại sự ổn định cả phát triển của thị phần, nâng cao vị thế cạnh tranh, tạo ra danh tiếng và lợi nhuận. Không một doanh nghiệp nào không bỏ công sức và tiền của để tạo dựng và phát triển thương hiệu. Họ gìn giữ, bảo vệ và phát triển thương hiệu bằng tất cả tài năng, trí tuệ, mồ hôi nước mắt của nhiều thế hệ. Họ gây dựng nên những thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới. Và do vậy, cũng dễ hiểu trong nhiều trường hợp giá trị thương hiệu được xác đinh lớn hơn nhiều so với giá trị các tài sản vật chất.
Măc dù vậy với nhiều doanh nghiệp trong nước, việc tạo dưng và quản trị thương hiệu vẫn còn là một vấn đề xa lạ và mới mẻ. Không ít doanh nghiệp chỉ chăm chút sản xuất ra sản phẩm mà chưa khai thác, thậm chí để lãng phí, mất mát tài sản lớn mà mình vốn có. Một số doanh nghiệp khác quan niệm đơn giản, tạo dựng thương hiệu thuần tuý chỉ là đặt cho sản phẩm một cái tên, không nhận thức đầy đủ để có một thương hiệu có giá trị là cả một quá trình bền bỉ với những nỗ lực liên tục và cần được trợ giúp bởi các phương pháp và kỹ năng chuyên biệt. Rốt cục, chúng ta không thể có các thương hiệu lớn, không có các thương hiệu danh tiếng và lợi nhuận, không thể cạnh tranh và thậm chí không thể tồn tại?
Nhận thức được tầm quan trọng và sự bức xúc của vấn đề em đã tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Chiến lược định vị và quảng bá thương hiệu của một số doanh nghiệp dược”. Bao gồm những mục tiêu cơ bản sau:
1. Khảo sát chiến lược định vị và quảng bá thương hiệu của một số doanh nghiệp dược.
2. Kiến nghị và đề xuất một số giải pháp để thực hiện có hiệu quả việc phát triển thương hiệu cho các doanh nghiệp dược Việt Nam.








CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.Thương hiệu và Các khái niệm liên quan đến thương hiệu.
1.1.Thương hiệu :
Thương hiệu được coi là một trong các yếu tố quan trọng góp phần quyết định đế sự phát triển của doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt hiện nay.
Vậy thương hiệu là gì?
Hiện đang tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau về thương hiệu. Có nhiều người cho rằng, thương hiệu chính là nhãn hiệu hàng hoá. Trong khi đó lại có quan niệm cho rằng chỉ có những nhãn hiệu hàng hoá đã được đăng ký bảo hộ, có tính thương mại, có thể trao đổi, mua bán mới gọi là thương hiệu. Tìm trong các văn bản pháp luật Việt Nam hoàn toàn không có thuật ngữ thương hiệu. Một số tác giả nước ngoài thì cho rằng, thương hiệu là một cái tên hay biểu tượng, một hình tượng dùng để nhận diện và phân biệt sản phẩm và doanh nghiệp này với sản phẩm và doanh nghiệp khác.
Nhìn dưới khía cạnh pháp lý, thương hiệu không chỉ là thuật ngữ kinh doanh theo cách hiểu thông thường mà còn là đối tượng của sở hữu công nghiệp được bảo hộ theo các quy định của hệ thống các quy phạm pháp luật về bảo hộ quỳen sở hữu công nghiệp, trong đó văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất là bộ luật dân sự được Quốc hội thông qua ngày 28.10.1995 và có hiệu lực từ ngày 1.7.1996. Nội dung của thương hiệu bao gồm : nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại (tên giao dịch).
• Nhãn hiệu hàng hoá: Điều 785 bộ luật dân sự quy định: Nhãn hiệu hàng
hoá là những dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cung loại của các đợn vị sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là những từ ngữ, hình ảnh hay sự kết hợp các yếu tố thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc.Chẳng hạn: Trung nguyên, Vinamilk...
• Xuất xứ hàng hoá: điều 786 bộ luât dân sự quy định: Xuất xứ hàng hoá
là tên địa lý của một nước, một địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có tính chất, chất lượng đặc thù. Ví dụ: Phú Quốc, Mộc châu...
• Chỉ dẫn địa lý: điều 14 nghị định 54/2000/NĐ-CP quy định, chỉ dẫn địa
lý là thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hoá.
• Tên thương mại: là tên gọi của tổ chức cá nhân dùng trong hoạt động
kinh doanh.
Theo định nghĩa của hiệp hội Marketing Hoa kỳ: Thương hiệu là “một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng hay hình vẽ kiểu thiết kế...hay tập hợp của các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hoá hay dịch vụ của một người bán hay nhóm người bán với hàng hoá và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh”.
Trên góc độ Marketing thương hiệu là một cam kết tuyệt đối về chất lượng dịch vụ và giá trị trong một thời gian dài và đã được chứng nhận qua hiệu quả sử dụng và bởi sự thoả mãn của khách hàng. Thương hiệu là hình ảnh có tính chất văn hoá, lý tính, cảm tính, trực quan và độc quyền mà bạn liên tưởng đến khi nhắc đến một sản phẩm hay một công ty.
1.2. Cấu tạo của thương hiệu:
Bao gồm hai phần:
• Phát âm được: là những yếu tố có thể đọc được, tác động vào thính giác
của người nghe như tên công ty (ví dụ: Unilever), tên sản phẩm (Dove), câu khẩu hiệu (nâng niu bàn chân Việt), ...
• Không phát âm được: là những yếu tố không đọc được mà chỉ có thể
cảm nhận được bằng thị giác như hinmhf vẽ, biểu tượng (ví dụ hình lưỡi liềm cả hãng Nike), màu sắc (màu đỏ của Coca – Cola), kiểu dáng thiết kế, bao bì (kiểu chai nước khoáng Lavie) và các yếu tố nhận biết khác.
Như vậy, nói đến thương hiệu là muốn nói đến hình tượng về một sản phẩm, một doanh nghiệp. Hình tượng đó được thể hiện một cách tổng hợp thông qua nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, thông qua các khẩu hiệu trên nhãn hiệu và thông qua sự khác biệt, đặc sắc của bao bì... Thương hiệu là sự thể hiện ra bên ngoài của chất lượng hàng hoá và dịch vụ, chất lượng hoạt động và uy tín của doanh nghiệp. Nó tạo cho người tiêu dùng và khách hàg một niềm tin, một cơ sở để lựa chọn hàng hoá va dịch vụ của doanh nghiệp, chấp nhận đầu tư và gia tăng quan hệ bạn hàng với doanh nghiệp.
1.3.Thương hiệu và nhãn hiệu
Có thể thấy nhãn hàng hoá, nhãn hiệu và thương hiệu có sự khác nhau nhất định. Nhãn hàng hoá cung cấp những thông tin thiết yếu về sản phẩm nhưng không có tác dụng phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác. Thương hiệu và nhãn hiệu khác với nhãn hàng hoá ở điểm chúng có những dấu hiệu bên ngoài có thể phân biệt được các sản phẩm cùng loại. Thương hiệu là toàn bộ các chính sách về đầu tư phát triển sản phẩm, xây dựng biểu trưng của sản phẩm hay doanh nghiệp và là quá trình quảng bá sản phẩm, xây dựng niềm tin với người tiêu dùng. Còn nhãn hiệu là việc xem xét, cân nhắc đăng ký bảo hộ thương hiệu ở những thị trường cụ thể. Song giữa thương hiệu và nhãn hiệu có mối quan hệ mật thiết: Thường thì khi đăng ký bảo hộ xong một nhãn hiệu nào đó thì phần việc về nhãn hiệu coi như hoàn tất. Nhưng để quảng bá hình ảnh tốt đẹp đó thì vẫn tiếp tục, đó là công việc của thương hiệu, xây dựng niềm tin ở người tiêu dùng. Chẳng hạn việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Ford Ranger hoàn tất từ năm 1999 nhưng việc quảng bá, chăm chút hình ảnh của xe loại xe này là phần việc của thương hiệu vẫn tiếp tục, chúng chỉ kết thúc khi dòng sản phẩm Ford Ranger không có mặt trên thị trường nữa.Nói ngắn gọn : Thương hiệu là một quá trình rất dài từ khi nảy ra ý tưởng thành lập cho đến khi doanh ngiệp giải thể, hay sản phẩm đó không đưa ra thị trường nữa; còn nhãn hiệu là một quá trình ngắn hơn: cân nhắc, quyết định đăng ký bảo hộ ở những thị trường cụ thể, nó ra đời sau thương hiệu và hoàn tất sứ mạng trước thương hiệu.
Dưới đây là bảng so sánh cụ thể sự khác nhau giữa thương hiệu và nhãn hiệu:
1.4. Các nguyên tắc xây dựng thương hiệu
Có 5 nguyên tắc cơ bản giúp các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu:
Một là, Thương hiệu phải dễ nhớ từ tên gọi, biểu tượng, kiểu dáng, nội dung màu sắc... vì thế khi thiết kế thương hiệu cần lựa chọn làm sao cho người tiêu dùng dễ dàng nhớ đến và nhận ra sản phẩm mỗi khi mua hàng.
Hai là, Thương hiệu phải có ý nghĩa, để có thể gây ấn tượng và tác động vào tâm trí khách hàng. Thành phần thương hiệu cần có tính mô tả (một đặc tính nổi bật nào đó của sản phẩm); nhưng lại có thuyết phục (nhấn mạnh lợi ích mà sản phẩm đó đem lại), lại vừa vui vẻ, thú vị, có tính hình tượng cao và gây cảm xúc.
Ba là, thương hiệu phải có tính dễ bảo hộ. theo đó nên chọn các yếu tố thương hiệu dễ bảo hộ về mặt pháp luật trên cơ sở quốc tế và đăng ký chính thức thương hiệu này với cơ quan luật pháp, giúp bảo vệ hiệu quả thương hiệu, chống xâm hại bản quyền và sử dụng những bí quyết riêng trong thiếta kế tránh sự bắt trước của đối thủ.
Thứ tư là thương hiệu cần có tính dễ thích ưng vì khi thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi hay sự thay đổi, chuyển đổi mục tiêu thi trường của doanh nghiệp thì thương hiệu có thể cải tiến hay thay đổi cho phù hợp.
Thứ năm là thương hiệu phải có tính dễ phát triển và khuếch trương.
1.5. Các chức năng của thương hiệu:
1.5.1. Nhằm phân đoạn thị trường
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



Chiến lược định vị và quảng bá thương hiệu của vài doanh
Định vị Thương hiệu Bánh Trung Thu Kinh Đô
Định vị dầu gội đầu?
Kế hoạch Marketing cho sản phẩm cà phê lon Birdy
Website bán hàng thời trang hiphop trực tuyến
BigC Và CoopMart?
Tiểu luận Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về cần, kiệm
Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 19: Quyền tự do
Chiến lược marketing sản phẩm Dove và X-men
Đồ án Thiết kế máy Máy tiện ren vít vạn năng
Các phong cách lãnh đạo
 

vodinhnhan1987

New Member
Re: [Free] Chiến lược định vị và quảng bá thương hiệu của vài doanh nghiệp dược

Bạn cho mình xin tài liệu này với.
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Chiến lược định vị và quảng bá thương hiệu của vài doanh nghiệp dược

Link download đã update cho bạn
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoạch định chiến lược của tập đoàn vingroup Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình phân tích SWOT dể hoạch định chiến lược phát triển trong lĩnh vực internet tại tổng công ty viễn thông quân đội Luận văn Kinh tế 0
D Định hướng chiến lược Marketing du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng đến năm 2020 Văn hóa, Xã hội 0
D Hoạch định chiến lược tại Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Sài Gòn đến năm 2020 Luận văn Kinh tế 0
D Hoạch định chiến lược phát triển công ty xăng dầu dầu khu vực ii tnhh một thành viên đến năm 2020 Luận văn Kinh tế 0
M Hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường Đà Nẵng cho sản phẩm uPVC tại nhà máy Nhựa và FRP (VPF) t Luận văn Kinh tế 0
H Phân tích và một số định hướng chiến lược phát triển ở công ty sơn Tổng hợp Luận văn Kinh tế 0
M Hoạch định chiến lược sản phẩm cho công ty bánh kẹo Hải Hà giai đoạn 2003- 2006 Luận văn Kinh tế 2
T Một số giải pháp hoạch định chiến lược kinh doanh ở Công ty Xây dựng 699 Luận văn Kinh tế 0
O Hoạch định chiến lược sản phẩm trên thị trường nội địa tại công ty cổ phần May 10 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top