daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Dùng cho sinh viên khoa Nông Học-ĐHNL Tp. HCM
Chương 1 : Hình thái học côn trùng
1.
Cơ thể côn trùng gồm mấy phần, phần nào ?
Gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng
2.
Cấu tạo khái quát đầu côn trùng ?
Mang một cặp mắt kép, một hay nhiều mắt đơn, một cặp râu, miệng và chi phụ.
3.
Cho biết các kiểu đầu côn trùng ?
Đầu miệng dưới, đầu miệng trước, đầu miệng sau
4.
Cho biết cấu tạo râu và các dạng râu côn trùng?
Râu gồm 3 phần: chân râu, cuống râu, ngọn râu hay roi râu , ngoài ra còn có đốt chân
râu, đốt cuống râu , ổ chân râu, ngấn ổ chân râu.
Các loại râu: râu sợi chỉ, râu lông cứng, râu chuỗi hạt, râu răng cưa, râu hình lược, râu
hình lông chim, râu đầu gối, râu dùi trống, râu đầu gối, râu hình chùy, râu hình lá lợp,
râu ruồi, râu cầu lông
5.
Các kiểu miệng côn trùng ? cho ví dụ ?
Các kiểu miện côn trùng:
-
Miệng nhai gặm (cào cào )
Miệng hút ( loài bướm )
Miệng chích hút ( rầy xanh, rệp sáp )
Miệng cắt hút ( ong )
Miệng liếm hút ( ruồi )
Miệng giũa hút (bù lạch thuốc lá )
6.
Câu tạo kiểu miệng nhai gặm ? cho ví dụ?
Gồm các bộ phận sau:
Môi trên: chứa cơ quan cảm giác
Hàm trên:
Hàm dưới: đốt chân hàm, đốt thân hàm, lá trong hàm, lá ngoài hàm
Râu hàm dưới: có 1 – 5 đốt
Môi dưới
Lưỡi
Ví dụ: cào cào, dế, vạch sành
7.
Cấu tạo kiểu miệng hút ? cho ví dụ?
Hàm trên và môi trên đã thoái hóa
Môi dưới cũng bị thoái hóa chỉ còn một mảnh cứng hình tam giác
Râu môi dưới phát triển phân đốt
Hàm dưới chỉ còn lá ngoài hàm phát trển tạo hai nủa ống tròn
Ví dụ: bướm
8.
Cấu tạo kiểu miệng cắt hút (gặm hút)? Cho ví dụ?
Môi trên và hàm trên vẫn còn giống kiểu miệng nhai gặm
Hàm dưới và môi dưới liên kết phát triển
Râu hàm dưới thoái hóa
Lá ngoài hàm dưới kéo dài như lưỡi dao
Lá môi trong phát triển thành vòi
Râu môi dưới hợp lại tạo thành ống thực quản
Ví dụ: ong
9.
Cấu tạo miệng liếm hút ? cho ví dụ ?
Hàm trên, hàm dưới đều bị thoái hóa
Môi dưới phát triển thành vòi
Môi trên và lưỡi phát triển thành ống dẫn thức ăn
Ví dụ: ruồi
10. Cấu tạo miệng giũa hút? Cho ví dụ?
Môi trên, môi dưới, hàm trên, hàm dưới tạo thành vòi hình chóp không đối xứng
Hàm dưới biến hóa thành hai kim chích
Hàm trên bên trái thành một kim chích, còn hàm trên bên phải bị thoái hóa
2 kim chích còn lại của hàm dưới và lưỡi
Ví dụ: bọ trĩ
11. Cấu tạo tổng quát ngực côn trùng ?
Gồm 3 đốt liên iếp nhau: ngực trước, ngực giữa, ngực sau
Gồm 4 mảnh: mảnh lưng, mảnh bụng và hai mảnh bên
12. Phân biệt đốt ngực có cánh và không cánh ?
Côn trùng không có cánh, ba đốt ngực phát triển gần như nhau, mỗi đốt chia làm
4 khu: khu lưng, khu bụng và hai khu bên. Khu lưng và khu bụng có phiến cứng được
gọi là mảnh lưng mảnh bụng, khu hai bên chứa chất màng mềm nhưng cũng có những
phiến cứng nhỏ không nở nang
Côn trùng có cánh mảnh bên của đốt ngục giữa và ngực sau rất phát triển. mảnh
bên được phân nhỏ thành mảnh bên trên, mảnh bên dưới, mảnh đốt chậu. Trên mảnh
lung và mảnh bụng có các nếp nhăn nguyên thủy gọi là ngấn, mảnh cứng trước ngấn
gọi là mảnh lưng trước, mảnh cứng sau ngấn gọi là mảnh lưng sau.
13. Cấu tạo chân côn trùng ?
Gồm những phần chính sau:
Đốt chậu
Đốt chuyển
Đốt đùi
Đốt chày
Đốt bàn
Đốt cuối bàn: thường có vuốt hay móng, nệm vuốt, nệm giữa vuốt, kim nhọn giữa
hai vuốt.
14. Các dạng chân côn trùng ? cho ví dụ ?
Chân bò hay gọi là chân chạy ( chan gián )
Chân nhảy ( cào cào )
Chân đào bới ( dế dũi )
Chân bắt mồi ( bọ ngựa )
Chân bơi lội ( niềng niễng )
Chân lấy phấn ( ong )
Chân kẹp leo ( chấy, rận )
Chân bám hút ( niềng niễng đực )
15. Cấu tạo ngoài của cánh và các dạng cánh côn trùng ?
Có hình tam giác ( 3 cạnh, 3 góc ) cạnh phía trước gọi là mép trước, cạnh phía
sau gọi là mép sau, cạnh phía ngòa gọi là mép ngoài. 4 khu: khi chính, khi mong, khu
sườn, khu nách.
Các loại cánh: cánh lưới ( chuồn chuồn ), cánh màng ( ong ), cánh da ( cào cào),
cánh nửa cứng ( bọ xít ), cánh cứng ( bọ hung )
16. Cho biết hệ thống mạch cánh côn trùng ?
Hệ thống mạnh cánh gồm:
Mạch dọc: chạy từ gốc cánh ra phía ngoài mép cánh
Mạch ngang: là mạch ngắn nối liền mạch dọc
17. Cho biết dạng buồng cánh và móc cài cánh ?
Buồng cánh kín: các phía đều có mạch cánh. Buồng cánh hở: có một phía là
mép cánh
Móc cài cánh: móc cài cánh trước và móc cài cánh sau
+ móc cài cánh trước: gần gốc ( mép sau của cánh trước ) có phần nhọn chìa ra kẹp
lấy mặt dưới của mép trước của cánh sau
+ móc cài cánh sau: gần gốc mép trước cánh sau có một gai hình lông cứng dùng để
cài vào túm lông ở mặt dưới mép sau cánh trước
18. Cấu tạo tổng quát bụng côn trùng ?
Có từ 10 – 12 đốt, nhưng thường thấy 9 – 10 đốt, các đốt khác thoái hóa thành
bộ phận sinh dục ngoài
Cững giống ngực, bụng cũng được xương hóa thành 4 mảnh cứng: mảnh lưng,
mảnh bụng và hai mảnh bên
19. Cấu tạo và các dạng bộ phận sinh dục ngoài cuả con cái ?
Cấu tạo gồm 3 cặp phiến:
+ 1 cặp phiến đẻ trứng dưới, xuất phát từ đốt bụng thứ 8
+ 1 cặp phiến đẻ trứng trong, xuất phát từ đốt bụng thứ 9
+ 1 cặp phiến đẻ trứng ngoài, xuất phát từ phần dưới bên ngoài của đốt bụng thứ 9
3 cặp phiến kết hợp thành ống đẻ trứng
Nhiều loài côn trùng không có bộ phận đẻ trứng do chi phụ bụng biến hóa thành
mà bộ phân đẻ trứng do một số đốt bụng cuối tạo nên. Những đốt bụng này tương đối
cứng, lồng vào nhau và có khả năng co giãn
20. Ý nghĩa đặc điểm hình thái côn trùng ?
Dùng để phân loại và định danh
Nghiên cứu cơ thể, mối quan hệ, giữa cơ thể sống và môi trường
Chương 2 : SINH LÝ VÀ GIẢI PHẪU CÔN TRÙNG (phần 1)
Cho biết thể xoang côn trùng ?
3 khu: khu máu lưng, khu khoang ruột ở giữa, khu thần kinh bụng được giới hạn
bởi 2 vách ngăn trên và dưới
Da côn trùng có mấy lớp ? lớp nào ?
Gồm 3 lớp : lớp biểu bì, lớp nội bì và lớp màng đáy
Cấu tạo lớp biểu bì trên Epicuticula ?
Rất mỏng chỉ khoảng 1 – 4 micromet, có 2 – 5 tầng nhưng thường thấy 4 tầng:
tầng men, tầng sáp, tầng polyphenon, tầng cuticulin
Cấu tạo lớp biểu bì dưới Procuticula ?
Là một chất không có cấu tạo tế bào gồm hai chất cơ bản là proteine và chitin
Cấu tạo tầng biểu bì ngoài Exocuticula ?
Proteine và chitin không tan trong nước, có màu nâu thẫm
Chủ yếu chứ lượng pro tan trong dung dịc kiềm - sclerotin
Cấu tạo tầng biểu bì trong Endocuticula ?
Mềm và trong hơn
Có hàm lượng pro tan trong nước - actropodin
Tính chất cuả Chitin ?
Bền vững với sự tác dụng hóa học không tan trong kiềm và dung môi hữu cơ
như rượu, este, acid yếu nhưng bị phân hủy trong các acid mạnh và kiềm đun nóng ở
160 – 200 oC
Các loại protein trong da côn trùng ?
Loại proteine tan trong nước gọi là actropodin
Loại proteine không tan trong nước, chỉ tan trong dung dịch kiềm gọi là sclerotin
Sự phụ thuộc cuả độ cứng da côn trùng ?
Khi còn nhỏ da côn trùng chưa cứng do pro tan trong nước và chitin không kết hợp
được. khi tuổi lớn thì actropodic bị oxy hóa tạo thành sclerotin và kết hợp với chitin tạo
thành mạng lưới là cho da côn trùng cứng
10. Đặc điểm đặc trưng cuả lớp biểu bì ?

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Top