Nyle

New Member
Câu này của cụ Nguyễn Khuyến đó bạn mình cũng sưu tầm được mấy bài phân tích câu đối tết hay lắm!


Mình không có cốt cách của các cụ đồ nho nên không hiểu hết nghĩa, hết cách chơi chữ, đối nhau chan chát của các cụ... đành phải hiểu câu đối qua cách dịch Nôm. Nhưng những câu đối của các cụ dù vừa dịch Nôm mà vẫn còn thấy hay, thấy tài của các cụ, thấy các cụ ngày xưa hóm hỉnh, thông minh, mà cũng chua ngoa đanh đá ra trò.


Câu đối ngày Tết nổi tiếng nhất, ai cũng biết, ai cũng thuộc, chỉ đọc lên là vừa thấy tất cả những gì xung quanh mình ngày tết:





Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ.


Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.





Thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng xanh, pháo thì đúng là mình nhìn thấy từ bé, ngày bé Tết bao giờ cũng phải thủ vào người vài bánh pháo tép, ai đến nhà mừng tuổi pháo thì thích lắm. Nhớ có năm nằng nặc đòi mẹ mua pháo, không biết tại sao mẹ không mua, chắc tại mình còn bé quá nên không muốn mua, khóc nằng nặc nằng nặc… đến nhà người ta vẫn khóc, cuối cùng được mừng tuổi vài quả pháo đùng xanh đỏ, lại khóc vì to quá, sợ không dám đốt… Bánh chưng là món mình ghét nhất ngày tết, nhưng lại thích được xem gói bánh chưng, được luộc bánh chưng… Dưa hành thì mãi lớn lên mới biết cách ăn, ngon và dễ ăn, nhưng ăn một vài miếng thì được, chứ ngày tết nào cũng phải ăn thì chán chết, mà cái món dưa này dễ hỏng thế, vừa mới bỏ ra được một lúc vừa hỏng… Câu đối đỏ, cái này nhà mình chẳng bao giờ có, bố mẹ mình theo tây học hết, cả ông nội nữa, cụ ngày xưa nói tiếng Pháp như gió, mỗi tội không biết viết… Nêu, cái này đọc trong truyện cổ tích lâu lắm rồi, nhưng không hình dung được, mãi đến vài năm sau này mới được tận mắt nhìn thấy cây nêu, cứ bảo giữ quốc hồn quốc túy dân tộc, chứ thực ra nhìn cây thông Noel của bọn tây vẫn vui mắt hơn nhiều, chả trách được bọn trẻ con cứ thích thông Noel, thích đồ chơi của ngoại…





Tối ba mươi khép cánh Càn Khôn ,nịch thật chặt kẻo Ma vương đưa quỷ tới


Sáng mồng một lỏng then Tạo hoá , mở toang ra cho thiếu nữ đón xuân vào.





Câu đối này có vẻ bác học hơn, nào là Càn Khôn, nào là Tạo hóa, nhưng vẫn có cái nghịch ngầm của các cụ - thiếu nữ đón xuân vào. Đúng giọng thơ của Hồ Xuân Hương, nhưng tài ở chỗ vế đối ấy lại là của ông Tổng Cóc. Nghe cái tên vừa thẫy xấu xí rồi, thế mà lại ví von mình với mùa xuân…





Câu này của cụ Nguyễn Khuyến cũng hay





Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa


Sáng mồng một, rượu say tuý luý, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà.





Câu đối nói được cả cái cảnh nhà bần hàn, nhưng lòng vẫn phơi phới sắc xuân khi đón tết.





Nhưng Tết là ngày vui, vui như Tết, nhưng cũng có những câu đối chua chát, kiểu như cụ Tế Xương:





Thiên hạ xám rồi, còn đốt pháo.


Nhân tình bạc thế, lại bôi vôi.





Vẫn hình ảnh ngày Tết, pháo đỏ, vôi bôi trước cửa đuổi tà ma, nhưng đọc lên nghe chua chát, cay nghiệt… Nghe như giọng mẹ chông đang nhiếc nàng dâu. Văn vẻ, chính trị chính em phân tích thì bảo đây là thân phận của người dân sống thời (gian) đen tối, tết cũng tối thui như đêm ba mươi…





Đấy là loanh quanh dăm ba câu đối tết, câu vui câu buồn. Còn cả những câu đối chính thống dán bên bàn thờ kiểu như





Phước thâm tự hải


Lộc cao như sơn





Hay





Thiên tăng tuế nguyệt, nhân tăng thọ


Xuân mãn càn khôn, phúc mãn đường





Thì mình chẳng thấy hay ho gì cả hehe. Nhưng câu đối tết chung lại cũng chỉ là những lời cầu chúc may mắn, hạnh phúc, hy vọng… Nào năm mới, chúc mình, chúc tất cả người thêm một lần nữa có một năm, mười hai tháng, bốn mùa xuân…





Có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái


Tết ước gì nhỉ, một năm mười hai tháng, cả bốn mùa xuân.


(Nguyễn Khuyến)





Linh tinh đêm 30 tháng chạp Giáp Thân…
 
Theo tui đây là câu đối của cụ Nguyễn Công Trứ :


Câu đối Việt Nam


Bài từ dự án mở Wikiquote.


Jump to: navigation, search


Thơ Tục Cổ Kim - Thi Thơ Đối Đáp Việt Nam Câu Đố - Câu đối Việt Nam - Chơi Chử





Trang này biên tập chủ để câu đối Việt Nam


Vợ cả, vợ hai,cã hai đều vợ cả.





Con nuôi, con để, để nuôi (há) cậy con nuôi.(không rõ)





"Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai, ai dễ biết ai" -- (Đặng Trần Thường - Tướng của Chúa Nguyễn Ánh)


Thế Chiến quốc, Thế Xuân Thu, gặp thời (gian) thế, thế thời (gian) phải thế --(Ngô Thì Nhậm - Tướng của Chúa Nguyễn Huệ)


"Da trắng vỗ bì bạch" -- (Đoàn Thị Điểm)


Rừng sâu mưa lâm thâm -- (Không rõ)


"Sinh Sự, Sự Sinh" -- (Vô Danh)


Tán Gái, Gái Tán -- (Không Tên)


"Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan"


Qua cửa ải trễ, cửa quan đóng, mời khách qua đường qua cửa quan. --(Đây là vế ra câu đối của quan giữ ải Phong Luỹ, Trung Quốc)


"Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối


Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, mời tiên sinh đối trước. --(Đây là câu đối lại của xứ thần Việt, trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi)


"Mỹ nhân như ngọc, hành vũ, hành phong, anh linh mặc trắc.


Tế thế kỳ âm, hộ dân, hộ quốc, thướng lai vô cùng." Nguyễn Khuyến --(Vế đối đề tại Đền thờ Thánh Mẫu Làng Cổ Ngựa, Xã Hiền Khánh, Huyện Vụ Bản, Nam Định)


"Tứ thời (gian) bát tiết canh chung thủy" - (Bốn mùa, tám tiết luôn chung thủy)


"Ngạn liễu đôi bồ dục điểm trang" - (Dặm liễu, gò bồ muốn điểm trang). -- Câu đối viết cho góa phụ bán thịt lợn)Nguyễn Khuyến


Chí khí quán sơn hà, Việt Nam anh hùng duy hửu nhất


Minh Tinh quang vũ trụ, Á Âu hào kiệt thị vô song -- (Câu đối do Mao Trạch Đông tặng chủ tịch Hồ Chí Minh)


Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng Bần ra cửa.


Sáng mồng một, rượu say tuý luý, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà. -- (Nguyễn Công Trứ, câu đối làm vào dịp tết lúc còn hàn vi.)


Tùng thanh, trúc thanh, chung khánh thanh, thanh thanh tự tại.


Sơn sắc, thủy sắc, yên hà sắc, sắc sắc giai không. -- (Câu đối khắc ở chùa Diệu Đức, Huế).


Tự (字) là chữ, cất giằng đầu, chữ tử (子) là con, con ai con nấy?


Vu (于) là chưng, bỏ ngang lưng, chữ đinh (丁) là đứa, đứa nào đứa này? -- (Câu đối khắc ở chùa Diệu Đức, Huế).


Cung kiếm ra tay, thiên hạ đổ dồn hai mắt lại.


Rồng mây gặp hội, anh hùng chỉ có một ngươi thôi . -- (Câu đối tặng một người chột mắt mới đỗ khoa thi võ)


Con cóc leo cây vọng cách, nó rơi xuống cọc, nó cạch đến già


Con công đi qua chùa kênh, nó nghe tiếng cồng nó kềnh cổ lại . -- (Câu đối có bốn chữ : cóc cách cọc cạch đối với bốn chữ công kênh cồng kềnh)


Chị em ơi! ba mươi sáu tuổi rồi, khắp đông, tây, nam, bắc bốn phương trời, đâu cũng lừng danh con quan xác.


Trời đất nhẻ! gắng một phen này nữa, xếp cung, kiếm, cầm thư vào một gánh, làm cho nổi tiếng trượng phu . -- (Nguyễn Công Trứ, câu đối tự thuật)


"Miệng nhà quan có gang có thép


Đồ nhà khó vừa lọ lại vừa thâm


Xuân, Hạ, Thu, Đông đủ bốn mùa


Mai, Lan, Cúc, Trúc đủ bốn hoa


Thầy giáo tháo giày, tháo cả ủng, thủng cả áo, lấy giáo án dán áo ; Nhà trường nhường trà, nhường cả hoa, nhoà cả hương, đem lương hưu lưu hương. ( 1 vế của Văn Như Cương)





Hồ sơ này còn sơ khai. Bạn có thể viết bổ sung. (Xin xem phần trợ giúp để biết thêm về cách sửa đổi hồ sơ.)





[Liên kết ngoài


CÂU ĐỐI VIỆT NAM – BIỂU TƯỢNG NHỊP CẦU GIAO LƯU VĂN HÓA VIỆT–TRUNG - Tác giả: Nguyễn Thiện Chí


Lấy từ « »
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top