meoxu90

New Member
Cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý





A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN.



- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống... của con người.



- Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận là phải làm sáng tỏ các vấn đề , tư tưởng, đạo lý bằng cách: Giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích ... để chỉ ra chỗ đúng ( hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.



- Về hình thức: Bài viết phải có bố cục ba phần:



* Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lý cần bàn luận.



* Thân bài:



+ Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lý.



+ Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lý đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.



* Kết bài: Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hay tỏ ý hành động.



Trong bài văn nghị luận cần có luận điểm đúng đắn sáng tỏ, lời văn chính xác, sinh động.



B. CÁC DẠNG ĐỀ



1. Dạng đề 2 hay 3 điểm.



Đề 1:
Viết một đoạn văn ngắn ( 15 đến 20 dòng) Trình bày suy nghĩ của em về đức tính trung thực.



Gợi ý:



a.Mở đoạn.




Giới thiệu chung về đức tính trung thực.



b.Thân đoạn.



- Trình bày được khái niệm về đức tính trung thực.



- Biểu hiện của tính trung thực



- Vai trò của tính trung thực trong cuộc sống



+ Tạo niềm tin với mọi người



+ Được mọi người yêu quý.



+ Góp phần xây dựng, hoàn thiện nhân cách con người trong xã hội.



- Tính trung thực đối với học sinh ( Học thật, thi thật)



c. Kết đoạn.



- Sự cần thiết phải sống và rèn luyện đức tính trung thực.



2. Dạng đề 5 đến 7 điểm



Đề 1:




Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn



Em hiểu như thế nào về lời khuyên trong câu ca dao trên? Hãy chứng minh rằng: Truyền thống đạo lý đó vẫn được coi trọng trong xã hội ngày nay.



Dàn bài.



a. Mở bài.




- Giới thiệu chung về truyền thống thương yêu, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau của dân tộc Việt Nam.



- Trích dẫn câu ca dao.



b. Thân bài.



* Hiểu câu ca dao như thế nào?




- Bầu bí là hai thứ cây khác giống nhưng cùng loài, thường được trồng cho leo chung giàn nên cùng điều kiện sống.



- Bầu bí được nhân hoá trở thành ẩn dụ để nói về con người cùng chung làng xóm, quê hương, đất nước.



- Lời bí nói với bầu ẩn chứa ý khuyên con người phải yêu thương đoàn kết dù khác nhau về tính cách, điều kiện riêng.



* Vì sao phải yêu thương đoàn kết?



- Yêu thương đoàn kết sẽ giúp cho cuộc sống tốt đẹp hơn.



+ Người được giúp đỡ sẽ vượt qua khó khăn, tạo lập và ổn định cuộc sống.



+ Người giúp đỡ thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, gắn bó với xã hội, với cộng đồng hơn.



+ Xã hội bớt người khó khăn.



- Yêu thương giúp đỡ nhau là đạo lý, truyền thống của dân tộc ta.



* Thực hiện đạo lý đó như thế nào?



- Tự nguyện, chân thành.



- Kịp thời, không cứ ít nhiều tuỳ hoàn cảnh.



- Quan tâm giúp đỡ người khác về vật chất, tinh thần.



* Chứng minh đạo lý đó đang được phát huy.



- Các phong trào nhân đạo.



- Toàn dân tham gia nhiệt tình, trở thành nếp sống tự nhiên.



- Kết quả phong trào.



c. Kết bài.



- Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao.



C. BÀI TẬP



1. Dạng đề 2 hay 3 điểm.



Đề 1:




Viết một đoạn văn ngắn về việc thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô giáo trong xã hội hiện nay.



1. Mở đoạn.



Giới thiệu chung về việc thể hiện lòng biết ơn của học sinh đối với thầy cô giáo hiện nay.



2. Thân đoạn.



- Cách thể hiện lòng biết ơn:



+ Làm và thực hiện tốt những điều thầy cô dạy bảo.



+ Chăm chỉ học tập rèn luyện.



+ Kính trọng lễ phép với thầy cô giáo.



+..........



- Phê phán những biểu hiện : Vô lễ không tôn trọng thầy cô giáo.....



3. Kết đoạn.



Khẳng định vai trò của thầy cô giáo đối với mỗi người.



2. Dạng đề 5 hay 7 điểm.



Đề 1.




Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

Suy nghĩ của em về lời khuyên trong câu ca dao trên?



Dàn bài.



a. Mở bài.




- Giới thiệu chung về nét đẹp tình cảm gia đình của dân tộc Việt Nam.



- Trích dẫn câu ca dao.



b. Thân bài.



* Giải thích ý nghĩa của câu ca dao.



- Hình ảnh so sánh: Anh em như thể chân tay.



+ Tay - Chân: Hai bộ phận trên cơ thể con người có quan hệ khăng khít, hỗ trợ cho nhau trong mọi hoạt động.



+ So sánh cho thấy mối quan hệ gắn bó anh em.



- Rách , lành là hình ảnh tượng trưng cho cùng kiệt khó, bất hạnh và thuận lợi, đầy đủ.



Từ đó câu ca dao khuyên : Giữ gìn tình anh em thắm thiết dù hoàn cảnh sống thay đổi.



* Vì sao phải giữ gìn tình anh em?



- Anh em cùng cha mẹ sinh ra dễ dàng thông cảm giúp đỡ nhau.



- Anh em hoà thuận làm cha mẹ vui.



- Đó là tình cảm nhưng cũng là đạo lý.



- Là trách nhiệm, bổn phận của mỗi con người.



- Là truyền thống dân tộc.



* Làm thế nào để giữ được tình cảm anh em?



- Quan tâm đến nhau từ lúc còn nhỏ cho đến khi đã lớn.



- Quan tâm giúp đỡ nhau về mọi mặt: Vật chất, tinh thần.



- Giữ hoà khí khi xảy ra xung khắc, bất đồng.



- Nghiêm khắc nhưng vị tha khi anh, chị em mắc sai lầm.



c. Kết bài.



- Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao.



(Sưu tầm)














No Avatar


bongbi2212 20:59, 3rd Dec 2012 #14470 
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN. - Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống... của con người. - Yêu cầu về nội dung của







 

bachanlua_tihon

New Member
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Đọc các đề bài sau, so sánh và chỉ ra những điểm giống nhau giữa chúng.

Đề 1: Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường.

Đề 2: Đạo lí Uống nước nhớ nguồn.

Đề 3: Bàn về tranh giành và nhường nhịn.

Đề 4: Đức tính khiêm nhường.

Đề 5: Có chí thì nên.

Đề 6: Đức tính trung thực.

Đề 7: Tinh thần tự học.

Đề 8: Hút thuốc có hại.

Đề 9: Lòng biết ơn thầy, cô giáo.

Đề 10: Suy nghĩ từ câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Gợi ý:

Những điểm giống nhau giữa các đề:

- Các đề đều đưa ra một vấn đề thuộc tư tưởng, đạo lí.

- Dù có đưa ra mệnh lệnh hay không thì các đề đều có điểm chung về yêu cầu: nghị luận (tức là đòi hỏi người viết phải nhận định, giải thích, bình luận, chứng minh).

2. Em thử nghĩ thêm một số đề bài khác tương tự như các đề bài trên.

Gợi ý: Có thể lấy các truyện ngụ ngôn, truyện cười hay các câu tục ngữ mà em đã được học, đọc làm vấn đề nghị luận.

Chú ý: Đề bài có thể đưa ra mệnh lệnh hay không nhưng vấn đề nghị luận thì nhất định phải có và chỉ tập trung vào một vấn đề. Phân biệt giữa vấn đề tư tưởng, đạo lí với vấn đề là sự việc, hiện tượng đời sống.

3. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Chẳng hạn với đề bài: Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, các bước làm bài sẽ là:

* Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý

- Tìm hiểu đề:

+ Đề bài đưa ra vấn đề gì? (đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”)

+ Đề bài yêu cầu như thế nào? (nêu suy nghĩ).

+ Phải huy động những tri thức nào xung quanh vấn đề nghị luận? (Hiểu biết về tục ngữ Việt Nam; Hiểu biết về đời sống có liên quan đến đạo lí Uống nước nhớ nguồn).

- Tìm ý:

+ Tìm hiểu nội dung tư tưởng, đạo lí (nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ);

+ Liên hệ với thực tế (Nội dung câu tục ngữ thể hiện truyền thống ân nghĩa như một nguyên tắc sống của người Việt Nam; Ngày nay, đạo lí Uống nước nhớ nguồn vẫn còn nguyên giá trị và tiếp tục được khẳng định ở những khía cạnh mới…)

* Bước 2: Lập dàn bài

Lập dàn bài theo bố cục 3 phần.

(1) Mở bài

- Giới thiệu tư tưởng, đạo lí sẽ nghị luận (Giới thiệu câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”);

- Nêu khái quát về nội dung và ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí (Khái quát nội dung của câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” và ý nghĩa răn dạy của nó).

(2) Thân bài

- Giải thích nội dung tư tưởng, đạo lí (Giải thích nội dung câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”):

+ Cắt nghĩa tư tưởng, đạo lí (nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ);

+ Phân tích những biểu hiện của tư tưởng, đạo lí (những điều hàm chứa trong câu tục ngữ).

- Đánh giá tư tưởng, đạo lí (Sự đúng đắn và sâu sắc của đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”):

+ Đưa dẫn chứng để chứng minh sự đúng đắn của tư tưởng, đạo lí (Truyền thống ân nghĩa của người Việt Nam);

+ Khẳng định sự sâu sắc, đúng đắn của tư tưởng, đạo lí trong đời sống xã hội hiện tại và tương lai (Uống nước nhớ nguồn còn là nền tảng duy trì, phát huy những giá trị đã được hình thành trong truyền thống dân tộc; là ý thức trách nhiệm với sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát huy thành quả của các thế hệ cha ông; nhắc nhở những kẻ sống vong ân bội nghĩa,…).

(3) Kết bài

- Khẳng định ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí (Khẳng định truyền thống đạo lí Uống nước nhớ nguồn của dân tộc, ý nghĩa sâu sắc của đạo lí này trong hiện tại và tương lai).

- Tự rút ra bài học cho bản thân từ vấn đề vừa nghị luận.

* Bước 3: Viết bài

Dựa trên hệ thống các ý đã sắp xếp trong dàn ý, viết thành bài văn hoàn chỉnh.

* Bước 4: Đọc lại bài viết và sửa chữa

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

Lập dàn bài cho đề bài: Tinh thần tự học.

Gợi ý: Thực hiện đúng các bước:

- Tìm hiểu đề và tìm ý:

+ Tìm hiểu đề: Vấn đề nghị luận là gì? (Tinh thần tự học) Mệnh lệnh của đề là gì? (Đề bài này không có mệnh lệnh cụ thể nhưng vẫn phải xác định các thao tác cụ thể khi làm bài: phân tích, giải thích, chứng minh…).

+ Tìm ý: Tự học là gì? Tại sao phải tự học? Tự học có tác dụng, ưu thế gì? Người có tinh thần tự học là người như thế nào? Em đã biết đến những tấm gương tự học nào? Em đã có tinh thần tự học chưa?

- Lập dàn ý: Dựa vào hướng dẫn ở phần trên để lập thành dàn ý.





Sưu tầm*
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top