Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lời nói đầu.

Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế với sự gia tăng của các phương tiện giao thông cá nhân và công cộng, thêm vào đó là sự phát triển các khu công nghiệp đã, đang được xây dựng và đưa vào hoạt động. Tất cả những điều này đã tác động rất lớn đến môi trường mà trực tiếp là sức khoẻ của người dân. Những nguyên nhân trên đã làm cho môi trường sống của chúng ta ngày càng bị ô nhiễm nặng nề hơn nếu như các hoạt động đó là tự phát và không có ý thức. Môi trường không khí là một loại môi trường đang bị phá hoại nghiêm trọng, điều đó được thể hiện ở sự phá huỷ tầng Ôzôn dẫn đến sự nóng lên toàn cầu bởi hiệu ứng nhà kính.
Môi trường không khí bị phá hoại bởi nhiều nguồn khác nhau, và một trong số đó là khí xả của các phương tiện giao thông. ở Việt Nam trong vài năm gần đây do nền kinh tế phát triển nên số lượng xe tham gia giao thông ngày càng tăng đặc biệt ở các thành phố lớn nơi có mật độ dân cư đông đúc. Số lượng xe tăng mà đường xá không tăng tương ứng, số lượng xe mới được thêm vào trong khi số lượng xe cũ không đủ tiêu chuẩn vẫn tham gia lưu hành, hơn nữa vẫn chưa có một tiêu chuẩn nào chặt chẽ và được cập nhật thường xuyên cho tiêu chuẩn khí phát thải từ động cơ dẫn đền môi trường không khí bị ô nhiễm trầm trọng.
Ngay từ đầu những năm 50 ở Mỹ đã đưa ra những tiêu chuẩn hạn chế độc hại trong khí xả, các chu trình thử nghiệm cho các phương tiện giao thông có gắn động cơ và các tiêu chuẩn này đều được cập nhật thường xuyên theo từng đời xe. ở châu âu công việc này cũng được tiến hành nhưng muộn hơn vào khoảng năm 70.
Các tiêu chuẩn cho phép xác định mục tiêu môi trường và đặt ra các hạn chế về số lượng hay nồng độ cho phép của các chất độc hại thải vào khí quyển. Việc tạo ra các tiêu chuẩn là hết sức cần thiết và cấp bách đối với tất cả các nước trên thế giới
Trước những vấn đề trên và tình hình thực tiễn ở Việt Nam còn nhiều hạn chế về điều kiện kỹ thuật, nên chưa thể tạo ra được các tiêu chuẩn riêng cho mình, mà các tiêu chuẩn được áp dụng thường là theo một tiêu chuẩn của nước khác và ở đây là Châu âu và Mỹ.
Với mục đích này em xin được làm đồ án của em về việc xây dựng một hồ sơ kỹ thuật thử công nhận kiểu về khí thải Ôtô con trên băng thử Chassis dynamometer 48”. Đây là một chu trình thử thực tế đối với ôtô con theo các tiêu chuẩn Châu Âu và Mỹ.
Với chu trình thử này và với các điều kiện giao thông thực tế ở Việt Nam có thể vẫn chưa thực sự là đúng đắn lắm nhưng nó có thể sẽ là một cơ sở để sau đó phát triển cho phù hợp với điều kiện thực tế và tạo ra được tiêu chuẩn riêng của Việt Nam.
Tuy nhiên đề tài mới chỉ thực hiện ở trên một loại phương tiện và trong một phạm vi hẹp và nó chưa thực sự đi sâu vào các giai đoạn của quá trình thử như về thời gian tăng tốc và giảm tốc nên chỉ có thể áp dụng được ở một phạm vi nhất định.
Đề tài sẽ nói về các hệ thống dùng trong phòng thử Chassis dynamometer 48” thuộc Phòng thí nghiệm Động cơ đốt trong tại Đại học Bách khoa Hà Nội, một chu trình thử nghiệm thực tế với xe Ford Laser Ghia 1.8 được lắp ráp ở Việt Nam và các kết quả thu được.
Em xin Thank PGS. TS Phạm Minh Tuấn và thầy Trần Đăng Quốc đã giúp đỡ và hướng dẫn em tận tình để em có thể thực hiện đồ án này.
Đây là một đề tài mới với các thiết bị rất hiện đại và thực hiện trong một thời gian ngắn nên không thể tránh khỏi những thiếu xót, mong thầy cô chỉ bảo và đóng góp ý kiến.
Em xin cảm ơn.

Đề tài : Xây dựng hồ sơ kỹ thuật thử
công nhận kiểu về khí thải động cơ ôtô con trên băng thử
Chassis dynamometer 48”.

Mục lục
Tiêu đề Trang
Lời nói đầu
Mục lục
Đề tài: 1
Chương I: Các thành phần độc hại chính trong khí xả động cơ 2
2.1 Monoxitcacbon (CO) 2
2.2 Total Hydrocacbon (THC) 3
2.3 Oxitnitơ (NOX) 3
2.4 Anđehit (C-H-O) 3
2.5 Chất thải dạng hạt (P-M) 3
2.6 Hợp chất chứa lưu huỳnh 4
2.7 Cacbondioxit 4
Chương II: Những vấn đề chung về thử công nhận kiểu 5
I. Các chu trình thử 6
1.1 Chu trình thử ở Mỹ 6
1.1.1. Chu trình thử FTP -72 cho xe con 6
1.1.2. Chu trình thử FTP - 75 cho xe con 6
1.1.3. Chu trình thử UDDS cho xe tải hạng nặng 7
1.1.4. Chu trình thử FTP cho động cơ xe tải hạng nặng 8
1.1.5. Chu trình thử CSC cho xe tải hạng nặng chạy ở vùng ngoại ô 9
1.2. Chu trình thử ở Châu Âu 10
1.2.1. Chu trình thử ECE - EUDC 10
1.2.2. Chu trình thử ESC 11
1.2.3. Chu trình thử ELR 12
1.2.4. Chu trình thử ETC 12
1.3. Chu trình thử ở Nhật Bản 13
1.3.1. Chu trình thử với 10 mode 13
1.3.2. Chu trình thử 10-15 mode 14
1.3.3. Chu trình thử 6 mode 15
1.3.4. Chu trình thử 13 mode 15
1.4. Chu trình thử Việt Nam 16
1.4.1. Chu trình thử cho xe ôtô lắp động cơ xăng TCVN 6432:1998 16
1.4.2. Chu trình thử cho xe ôto lắp động cơ diesel TCVN 6566:1999 17
II. Tiêu chuẩn thử 17
2.1. Tiêu chuẩn thử ở Mỹ 17
2.1.1. Tiêu chuẩn thử cho xe con và xe tải hạng nhẹ 17
2.1.2. Tiêu chuẩn cho xe tải nặng. 21
2.2. Tiêu chuẩn khí thải ở Châu Âu. 22
2.2.1. Tiêu chuẩn cho xe con (LDV). 22
2.2.2. Tiêu chuẩn cho xe tải hạng nặng (HDV). 23
2.3. Tiêu chuẩn thử ở Nhật Bản. 24
2.3.1. Cho xe trở khách loại nhỏ. 24
2.3.2. Cho xe hoạt động trong ngành thương mại. 25
2.4. Tiêu chuẩn Việt Nam. 27
III. Thử công nhận kiểu. 27
3.1. Thử công nhận kiểu. 27
3.2. Yêu cầu với thử công nhận kiểu. 28
3.3. Điều kiện thử. 28
3.4. Thiết bị thử. 28
3.5. Chuẩn bị mẫu thử. 29
3.6. hệ thống băng thử phân tích khí xả trong phòng thử Chassis dynamometer 48” tại
Đại học Bách khoa Hà Nội. 29
Chương III: Phòng thử phân tích khí thải ôtô trên băng thử Chassis dynamometer 48” 30
I. Sơ đồ phòng thử. 30
II. Băng thử Chassis dynamometer 48”. 30
III. Hệ thống lấy mẫu khí xả CVS. 33
3.1. Giới thiệu tổng quát về hệ thống thu gom khí xả CVS. 33
3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống thu gom khí xả CVS. 34
3.2.1. Điểm hoà trộn (Mixing - Point). 35
3.2.2. Hệ thống lọc không khí (Pre filter Unit) 37
3.2.3. ống làm loãng (Tunnel Unit). 37
3.2.4. Tủ phân tích mẫu khí hạt (Particulate Unit). 38
3.2.5. Đầu lấy mẫu phân tích Hydrocarbon 40
3.2.6. Bộ phận lấy mẫu một ống Venturi 41
3.2.7. Các túi khí mẫu (Bags Sampler Cabinet). 42
3.2.8. Quạt hút (Blower Unit). 44
3.2.9. Máy tính điều khiển (Control PC). 45
3.3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống lấy mẫu không đổi AVL CEC CFV. 47
3.3.1. Giới thiệu chung về hệ thống CVS. 47
3.3.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống lưu lượng. 48
3.4. Các thiết bị đo lưu lượng. 53
3.5. Phần mềm điều khiển băng thử CVS. 55
3.5.1. Cửa sổ chính của phần mền điều khiển. 56
3.5.2 Thanh trạng thái. 57
3.5.3 Nút công cụ. 58
3.5.4 Các phím chức năng. 58
3.5.5 Cửa sổ cuộn các thông báo. 59
3.5.6 Bảng CVS và PTS. 59
3.5.7 Bảng CVS. 61
3.5.8 Bảng PTS. 62
3.5.9 Menu chính. 63
3.6. Các bước chuẩn bị thử nghiệm. 87
3.6.1 Bật và thiết lập các hệ thống. 87
3.6.2. Thủ tục chuẩn bị thử nghiệm. 90
3.6.3. Kết nối hệ thống băng thử CVS với phương tiện vận tải. 92
3.6.4. Lấy mẫu. 92
3.6.5. Phân tích. 93
IV. Hệ thống phân tích khí CEB II. 93
4.1. Giới thiệu chung về CEB II 94
4.2. Cấu trạo của tủ CEB II 95
4.2.1. Vị trí của các modun trong tủ phân tích. 95
4.2.2. Bố trí của tủ CEB II. 96
4.3. Mô tả hệ thống. 98
4.3.1. Bố trí hệ thống điều khiển. 98
4.3.2 Điều khiển nhiệt độ. 99
4.4 Các thành phần. 99
4.4.1 Đường lấy mẫu. 99
4.4.2 Lọc khí mẫu. 99
4.4.3. Đường dẫn khí mẫu tới bộ phân tích. 100
4.4.4.. Bộ phân tích lạnh. 100
4.4.5. Bộ phân tích nóng. 101
4.5. các chức năng chính của hệ thống phân tích. 101
4.5.1 Giản đồ lưu lượng. 102
4.5.2 Pause (trạng thái tạm dừng). 102
4.5.3 Standby (trạng thái chờ) 103
4.5.4 Sample (lấy mẫu). 103
4.5.5 Tính toán khí. 104
V. Màn hình hỗ trợ người lái (Drivers Aid) 105
5.1. Giới thiệu 105
5.2. Hoạt động của Drivers aid. 106
5.3. Hoạt động của thiết bị điều khiển 107
5.4. Các menu dược hiển thị. 108
Chương III: Qui trình thử nghiệm. 109
I. Kiểm tra các chai khí mẫu. 109
II. Kiểm tra các thiết bị. 109
III. Kiểm tra các nguồn điện vào hệ thống. 110
IV. Khởi động hệ thống máy tính. 110
V. Khởi động hệ thống quạt thông gió. 111
VI. Chuẩn bị cấu hình thử. 111
VII. Lái xe theo chu trình thử. 117
VIII. Phân tích kết quả, in ấn và đánh giá. 118
IX. Kết thúc quá trình thử và tắt các hệ thống. 119
Chương IV: Thử nghiệm khí thải ôtô Ford Laser 1.8 120
4.1. Giới thiệu ôtô Ford Laser 1.8. 120
4.2. Các bước tiến hành thử nghiệm. 122
4.3. Kết quả thử nghiệm. 125
4.4 Nhận xét về kết quả thử. 127
4.5. Một số hạn chế với hồ sơ thử. 129
Chương V: Kết luận và kiến nghị 130
5.1. Kết luận. 130
5.2. Kiến nghị 130
Tài liệu tham khảo 131

3.5. Chuẩn bị mẫu thử.
ôtô mẫu phải được vận hành ít nhất là 3000 km trước khi thử (trừ trường hợp nhà sản xuất yêu cầu tiến hành phép thử trên ôtô mẫu đã được vận hành chưa đến 3000 km).
Hệ thống lấy mẫu không được có bất kỳ rò rỉ nào làm ảnh hưởng tới việc thu gom khí xả.
Phải kiểm tra độ kín khít của toàn hệ thống nhằm đảm bảo cho việc pha trộn hỗn hợp không bị ảnh hưởng của không khí lọt vào.
Điều chỉnh động cơ phải theo quy định của nhà sản xuất.
ôtô mẫu phải được chạy không tải tới khi nhiệt độ động cơ đạt tới nhiệt độ làm việc bình thường. Tắt động cơ và giữ trong phòng thử ít nhất là 6 giờ nhưng không lớn hơn 30 giờ khi nhiệt độ của dầu bôi trơn và chất làm mát đạt tới nhiệt độ môi trường với sai số không lớn hơn +/-2%.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu đặc điểm của hệ thống gạt mưa rửa kính,thiết lập các bài tập thực hành và thí nghiệm trên mô hình hệ thống gạt mưa rửa kính Khoa học kỹ thuật 0
D ứng dụng công nghệ siêu âm hiệu quả cao trong chống đóng cặn trên các thiết bị trao đổi nhiệt và hệ thống đường ống Kiến trúc, xây dựng 0
D Hoàn thiện công tác tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các công ty chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D quản lý các dòng chảy của hệ thống kênh phân phối cho sản phẩm kem tràng tiền Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đánh giá các phương pháp tính toán thiết kế hồ điều hòa cho hệ thống thoát nước đô thị Nông Lâm Thủy sản 0
D Đặc điểm hoạt động kiến tạo các hệ thống đứt gãy khu vực thủy điện Sông Tranh 2, tỉnh Quảng Nam Kiến trúc, xây dựng 1
D Lựa chọn một hệ thống thương mại điện tử (TMĐT) đang hoạt động. Tìm và lập danh sách các hệ thống tương tự (hệ thống vừa lựa chọn) Thương Mại Điện Tử 0
D Tính toán phân tích độ tin cậy của hệ thống cung cấp điện và đánh giá hiệu quả của các thiết bị phân đoạn Khoa học kỹ thuật 0
D So sánh các hệ thống biểu hiện PROTEIN tái tổ hợp Khoa học Tự nhiên 0
D Phân tích lượng vết các anion f , cl , SO42 , PO43 trong hệ thống nước làm mát của nhà máy nhiệt điệ Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top