daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

TEST BỆNH HỌC NGOẠI KHOA ÔN THI CHUYÊN KHOA –NỘI TRÚ – CAO HỌC
BỎNG
1. Nguyên nhân gây bỏng thường gặp nhất:
A. Do nhiệt
B. Do sét đánh
C. Do hóa chất
D. Do phóng xạ
2. Về cách tính diện tích bỏng:
1) Người lớn tính theo theo “luật 9” của Wallace
2) Ở người lớn bỏng chi dưới chiếm 18 % diện tích bỏng cơ thể
3) Mỗi lòng bàn tay của trẻ em tương đương với 1% diện tích bỏng
4) T.E càng càng lớn thì tỉ lệ đầu mặt cổ so với chi dưới càng hớn hơn người lớn
5) Ở T.E ở chi trên và thân mình thì vẫn dùng “luật 9“ được.
3. Ở người lớn bỏng trên bao nhiêu là bỏng nặng:
A. Bỏng độ 2 quá 30%, bỏng độ 3 quá 15%
B. Bỏng độ 2 quá 25%, bỏng độ 3 quá 15%
C. Bỏng độ 2 quá 20 %, bỏng độ 1 quá 30%
D. Bỏng độ 1 quá 15 %, bỏng độ 2 quá 10%
4. Ở trẻ em bỏng bao nhiều % là bỏng nặng:
A. Bỏng quá 12% tất cả các độ bỏng
B. Bỏng độ 2 quá 12%
C. Bỏng độ 3 quá 4%
D. Bỏng độ 1 quá 12%
5. Phận loại độ sâu bỏng:
1) Chia làm 3 loại bỏng nông, bỏng sâu và bỏng trung gian
2) Bỏng xăng nặng hơn bỏng nước sôi
3) Bỏng nước sôi chỗ có quần áo nhẹ hơn bỏng nước sôi chỗ không có quần áo
4) Bỏng nông bao gồm độ 1 và 2
5) Bỏng trung gian có thể bao gồm các độ bỏng 1,2,3,4
6. Điều nào sau đây không đúng về bỏng độ 1:
A. Thương tổn lớp biểu bì
B. Chỗ da bỏng bị đỏ
C. 2-3 ngày sẽ tự khỏi mà không cần điều trị
D. Không để lại sẹo
E. Hay gặp bỏng nắng, bỏng nước sôi chỗ không có quần áo
7. Điều nào sau đây đúng về bỏng sâu:
1) Tổn thương của bỏng thường ít phụ thuộc vào điều trị
2) Tế bào đáy bị phá hủy hoàn toàn, hoại tử da diện rộng, có thể ăn tới tận xương
3) Hầu hết bị nhiễm khuẩn dù điều trị tại chỗ tích cực
4) Người lớn bỏng quá 15% là bỏng nặng
5) Để lại sẹo sau điều trị
8. Ý nào sau đây không đúng về bỏng :
A. Bỏng độ 2, xuất hiện các nốt phỏng nước chứa dịch trong, sau đục dần do nhiễm khuẩn.
B. Bỏng độ 2 khỏi sau 7-14 ngày, không để lại sẹo
C. Bỏng trung gian là bỏng làm tổn thương lớp nông của lớp TB đáy
D. Bỏng trung gian là loại bỏng chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều trị
9. Chẩn đoán độ sâu của bỏng:
1) Thử cảm giác vùng da bị hoại tử bỏng bằng kim nhọn , tăm bông
2) Nếu bỏng trung bì không còn cảm giác đau
3) Bỏng thượng bì giảm cảm giác đau
4) Bỏng độ 2 trở đi cặp rút lông dễ, không đau
5) Nghiệm pháp tuần hoaàn vùng bỏng, nếu là bỏng nông chi sẽ không thay đổi màu sắc, bỏng sâu chi sẽ tím dần
10. Thứ tự các gian đoạn bỏng nặng:
A. Sốc bỏng  nhiễm trùng  nhiễm độc cấp  hồi phục hay suy kiệt
B. Nhiễm trùng  nhiễm độc cấp  sốc bỏng  hồi phục hay suy kiệt
C. Sốc bỏng  nhiễm độc cấp  nhiễm trùng  hồi phục hay suy kiệt
D. Nhiễm trùng  sốc bỏng  nhiễm độc cấp  hồi phục hay suy kiệt
11. Về giai đoạn sốc bỏng:
1) Kéo dài trong 48 giờ đầu tiên
2) Chia làm thời kỳ sốc thần kinh và sốc bỏng, trong đó sốc bỏng xuất hiện trước và kéo dài hơn
3) Xét nghiệm máu bị cô đặc, toan máu, creatinin tăng.
4) Thận là cơ quan bị tổn thương nặng nề nhất
5) Dấu hiệu nôn ra nước đen, đại tiện không tự chủ là dấu hiệu xấu
6) Điều trị ưu tiên là bồi phụ tuần hoàn thật sớm
12. Điều nào sau đây không đúng về giai đoạn nhiễm trùng:
A. Giai đoạn này kéo dài từ ngày thứ 11 đến khi toàn bộ chỗ mất da được vá xong
B. Vi khuẩn hay gặp là tụ cầu vàng, liên cầu tan huyết, trực khuẩn mủ xanh, có thể cả uốn ván
C. Trường hợp bỏng nặng, nếu qua được thời kì sốc bỏng thì phần lớn không tử vong ở giai đoạn này.
D. Điều trị chô bệnh nhân bao gồm: bồi phụ máu, dịch đủ, vá da sớm cho bệnh nhân.
13. Về giai đoạn nhiễm độc cấp tính, điều nào sau đây không đúng:
A. Do nguyên nhân nhiễm khuẩn, độc chất của tổ chức hoại tử
B. Số cao 40-41 độ, tri giác dần sút kém, có thể dẫn đến hôn mê
C. Dễ bị viêm phổi vì lạnh hay NKH.
D. Khi đếm HC thấy giảm sút nghiêm trọng
E. Đay là giai đoạn nguy hiểm nhất của bỏng
14. Về sơ cứu bệnh nhân bệnh nhân bị bỏng:
1) Giảm đau cho BN lớn bằng morphin hay hỗn hợp thuốc gây liệt hạch thần kinh.
2) Giảm đau cho trẻ em tốt nhất là phối hợp 2 thứ kháng histamin và morphin
3) Bỏng lớn, có thể ngâm toàn thân vào nước lạnh, mỗi lần 20’, thời gian 2 giờ.
4) Uống nhiều nước có đường pha lẫn Natri bicacbonat
5) Cởi hết quần áo cho đến chỗ diện bỏng, trời rét phải ủ ấm
6) Không bôi thuốc, không rửa vết thương, phủ vải sạch chuyển đi
15. Điều trị 2 ngày đầu với bỏng:
A. Truyền dịch sớm nhất có thể cho bệnh nhân, nhất là trong 12 giờ đầu
B. Nếu để chậm có nguy cơ tổn thương không hồi phục ở nội tạng do CIVD
C. Ngay 24 giờ đầu, truyền lượng dịch bằng 1/7 cân nặng bệnh nhân
D. Có thể tính lượng dịch truyền theo công thức Evans: số ml dịch = Kg (cân) x diện tích bỏng (%) x3 + 2000
16. Cách phân phối lượng dịch truyền trong bỏng:
A. 1/3 máu, huyết tương, dịch thay thế
B. 1/6 dung dịch Natri bicacbonat 8,4% hay dung dịch Ringer lactat
C. 1/2 HTM đẳng trương 9 %
D. Đảm bảo dịch truyền vào phân bố 75% ở gian bào và trong TB, 25% trong lòng mạch
17. Phân bổ lượng dịch truyền trong 8 giờ đầu , 8 giờ giữa, 8 giờ cuối ngày đầu tiên:
A. 1:1:1
B. 2:1:1
C. 2:2:1
D. 1:1:2
18. Điều trị tại chỗ vết bỏng:
1) Nốt phỏng to chọc ở bờ cho thoát dịch.
2) Băng vết thương bằng gạc mỡ có KS là tốt nhất
3) Bỏng ở vùng mặt, HM, SD, rắc bột thuốc, sau đó cần băng kín, tránh nhiễm trùng
4) Các vết bỏng sâu, cần cắt lọc tổ chức hoại tử nhiều lần, mỗi lần cần gây mê nhẹ
5) Bỏng sâu ở vùng khớp phải giữ ở tư thế dự phòng quá mức, tập cử động mọi khớp
19. Điều trị 3-15 ngày sau bỏng, ý không đúng:
A. Cho ăn thật tốt 3000-4000 kcal/ngày
B. Nước tiểu phải >1,5 lít mỗi ngày
C. Truyền máu ít một, nhiều lần
D. Cắt lọc diện hoại tử, băng ẩm VT bằng huyết thanh mặn đẳng trương để chuẩn bị vá da
20. Điều trị bỏng sau 2 tuần, ý không chính xác:
A. Sau 6 tuần chưa vá da hết thì chất lượng điều trị thấp
B. Dinh dương tốt và truyền máu duy trì tỉ lệ HST 40-50%
C. Thường vá da tự thân, vá da mỏng, nới da lành, nếu mất da rộng có thể vá da đồng loại hay khác loại tạm thời
D. Vá da theo theo Thiersch, lấy da mỏng trên lớp tế bào đáy nên lấy được nhiều lần


ĐẠI CƯƠNG U XƯƠNG
21. U xương có thể xuất phát từ tổ chức nào:
1) Tb xương
2) Tb sụn
3) Tủy xương
4) Tổ chức phần mềm xung quanh
5) Di căn từ nơi khác
22. Những u ác tính không xuất phát từ cấu trúc cơ bản của xương:
A. U xương lành tính
B. U xơ xương
C. U xương sụn lành tính
D. U nang xương đơn độc thiếu nhi
E. U máu trong xương
23. U nào thuộc loại trung gian xuất phát từ cấu trúc cơ bản của xương:
A. U xương lành tính
B. U tế bào lớn giai đoạn 4
C. U tế bào lớn giai đoạn 3
D. U xương sụn lành tính
24. Loại u xương nào điều trị bằng phẫu thuật ít kết quả:
A. Sarcome Ewing
B. Sarcome mạng lưới
C. Sarcome lympho
D. Cả 3 đều đúng
25. Về ung thư xương:
1) U xương từ các phần mềm xâm nhập luôn là các khối u ác tính
2) U xương do di căn thường từ K tuyến tiền liệt, K phổi, K cổ TC
3) U xương ác tính có độ ác tính rất cao
4) U sụn ác tính hay gặp ở người lớn, ít nhạy cảm với hóa chất, tỉ lệ tử vong cao
5) U tế bào lớn chia làm 3 giai đoạn
6) U tủy xương nhạy cảm với hóa chất, tia xạ
26. Phân loại Sarcome xương theo hệ T.N.M, ý nào không chính xác:
A. T2 là u thay đổi màng xương, thâm nhiễm phần mềm
B. N1 là sờ thấy hạch khu vự
C. M1 là có biểu hiện di căn xa
D. T1 u chưa thay đổi màng xương, chưa thâm nhiễm phần mềm
27. Triệu chứng cơ năng của u xương không chính xác:
1) Đại đa số u xương lành thấy ở người trẻ dưới 30 tuổi
2) Đau là dấu hiệu phổ biến nhất
3) Có thể khối u được phát hiện sau một sang chấn nào đó
4) U xương lành tính thì đau ê ẩm, mơ hồ, tiến triển chậm, khi hoạt động thì đau giảm, nghỉ ngơi bn lại cảm giác đau
5) U xương ác tính đau tăng nhanh, không liên quan đên hoạt động
28. Triệu chứng thực thể của u xương :
A. Khám một cách toàn diện theo trình tự: nhìn, sờ, gõ, đo khối u
B. Trên da có vết hoại tử phải nghĩ tới bệnh loạn sản Recklinghausen
C. Thấy nhiều khối u cứng, nhiều nơi, gần các đầu xương dài, không thâm nhiễm thường là u xương sụn lành tính
D. U có phần mềm xung quanh rắn chắc, di động được thường là u lành
29. Về X-Quang thông thường trong u xương sụn lành tính, ý không chính xác:
A. Lồi xương gần đầu xương dài
B. U hình cầu
C. Nền rộng
D. Có thể ở nhiều nơi
30. Về X-Quang thông thường trong u xương lành tính, ý không chính xác:
A. U kiểu nang
B. Thường có nhiều khối u
C. Vách nang rõ
D. Mọc ở đầu xương dài
E. Thương gặp ở bệnh nhi
31. Về X-Quang thông thường trong u tế bào khổng lồ, ý không chính xác:
A. U mọc ở thân xương
B. Nhiều vách ngăn
C. Nhiều hốc
D. Hay gặp bênh nhân 20-30t
32. Về các phương pháp khác chẩn đoán u xương:
1) C.T Scanner, M.R.I có vai trò quan trọng tron CĐ và tiên lượng khối u
2) Phóng xạ nhâp nháy hay dùng là Canxi
3) Một số sarcome xương có tốc độ máu lắng tăng, phosphatase kiềm tăng
4) Để sinh thiết lấy đúng, đọc chính xác thì cần lấy nhiều nới trên khối u, lấy cả ở tổ chức phần mềm xung quanh u, đọc ở nhiều phòng XN TB khác nhau nếu nghi ngờ
5) Sinh thiết là XN quyết định cuối cùng có cắt cụt chi ko.
33. Vị trí u xương ác tính hay găp nhất:
A. Xương chậu và đầu trên xương đùi
B. Đầu trên xương chày và đầu dưới xương đùi
C. Xương cánh tay
D. Xương sọ
34. Chỉ định điều trị với u lành tính:
A. U phát triển nhanh, đau, kích thích thần kinh
B. Ảnh hưởng đến cơ năng khớp.
C. Ảnh hưởng thẩm mỹ
D. Gãy xương bệnh lý
E. Tất cả đều đúng
35. Phương pháp điều trị u lành tính:
A. Đục bỏ u với u xương sụn
B. Lấy bỏ u và đoạn xương rồi ghép xương với u tế bào lớn giai đoạn 2,3,4
C. Lấp đầy khối u nang xương bằng xương tự thân hay ghép xương đồng loại với u nang xương đơn độc ở thiếu nhi
D. A+B
E. A+C

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top