daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3. Mục đích nghiên cứu 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 5
6. Phạm vi nghiên cứu 6
7. Giả thuyết khoa học 6
8. Phương pháp nghiên cứu 6
9. Đóng góp của đề tài 6
10. Cấu trúc của đề tài 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 8
1.1. Cơ sở lý luận 8
1.1.1. Cơ sở tâm lý học 8
1.1.2. Văn học đối với giáo dục trẻ mầm non 9
1.1.3. Đồng dao đối với việc giáo dục trẻ mầm non 12
1.1.4. Vai trò của đồng dao đối với việc làm giàu vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn . 17
1.2. Cơ sở thực tiễn 18
1.2.1. Khảo sát điều tra 18
1.2.2. Phân tích kết quả điều tra 19
CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN
THÔNG QUA CÁC BÀI ĐỒNG DAO VỚI CHỦ ĐIỂM Ở TRƯỜNG MẦM
NON 23
2.1. Biện pháp sưu tầm các bài đồng dao theo chủ đề dạy học ở trường mầm non 23
2.2. Biện pháp đọc diễn cảm đồng dao kết hợp với đàm thoại, giảng giải nội
dung 27
2.3. Biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan (tranh ảnh, băng đĩa, video,…) 30
2.4. Biện pháp cho trẻ sử dụng đồng dao khi tham gia các trò chơi 33
2.4.1. Trò chơi với việc làm giàu vốn từ 33
2.4.2. Biện pháp cho trẻ sử dụng đồng dao khi tham gia các trò chơi 35
2.5. Biện pháp chủ động sáng tạo ra “Đồng dao mới” 38
CHƯƠNG 3: THỂ NGHIỆM SƯ PHẠM 42
3.1. Mục đích thể nghiệm 42
3.2. Thời gian, đối tượng và địa bàn thể nghiệm 42
3.3. Điều kiện và tiêu chí thể nghiệm 42
3.4. Nội dung thể nghiệm 43
3.5. Kết quả thể nghiệm 43
Tiểu kết 44
KẾT LUẬN 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân,
có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát
triển nhân cách của con người. Giáo dục mầm non đặt nền móng cho sự phát
triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ em Việt Nam. Phát triển giáo
dục mầm non là trách nhiệm chung của các cấp, các ngành và toàn xã hội dưới
sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước.
Bước vào thế kỉ XXI, trước những yêu cầu mới của đất nước và của giáo
dục mầm non, chương trình chăm sóc - giáo dục mẫu giáo ở Việt Nam đã bộc lộ
một số hạn chế, bất cập về mục tiêu, nội dung, phương pháp chăm sóc - giáo dục
trẻ. Điều đó đòi hỏi chương trình cần có những cải tiến, đổi mới.
Nghị quyết lần thứ II - BCHTW Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII về
định hướng chiến lược phát triển giáo dục trong thời kì công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đã nêu rõ mục tiêu giáo dục của giáo dục Mầm non đến năm 2000 là
“Phát triển bậc mầm non phù hợp với điều kiện và yêu cầu của từng nơi. Bảo
đảm hầu hết trẻ 5 tuổi được học chương trình mẫu giáo chuẩn bị vào lớp 1”.
Đồng thời, nghị quyết cũng đã chỉ rõ mục tiêu của giáo dục Mầm non đến năm
2020 là “Xây dựng và phát triển bậc học Mầm non cho hầu hết trẻ em trong độ
tuổi. Phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ trong các gia đình”.
Từ năm 1963, ngành Giáo dục mầm non đã có những chương trình thử
nghiệm nhằm đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu cải cách chương trình giáo dục
mầm non. Năm 1966, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình Giáo dục
mầm non chính thức có nhiều môn học để giúp trẻ phát triển trên các lĩnh vực
như nhận thức, thể chất, đạo đức… Để đáp ứng những yêu cầu bức thiết của tình
hình mới, ngày 21/01/1978, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức ban hành
“Chương trình giáo dục mẫu giáo” còn gọi là “Chương trình cải tiến” áp dụng
trên phạm vi cả nước. Lần này, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục mầm non,
chủ trương đi sâu cải tiến rõ rệt nhận thức của ngành là phải có nội dung đào tạo,
giáo dục trẻ dựa trên những tri thức của môn học tự nhiên, xã hội, nghệ thuật
nhằm giáo dục trẻ em một cách toàn diện. Trong đó môn học Cho trẻ làm quen
với tác phẩm văn học được xem là phương tiện chính trong lĩnh vực phát triển
ngôn ngữ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ cho trẻ.
Cơ sở khoa học của việc đổi mới hoạt động giáo dục mầm non xuất phát từ
quan điểm “Trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo đang trong thời kì tiền thao tác, các chức

2
năng sinh lý và tâm lý chưa phân hóa rõ rệt”. Do vậy, trẻ chưa lĩnh hội kiến
thức khoa học theo các môn học riêng biệt mà chỉ có thể tiếp nhận kiến thức
khoa học trong đó có văn học dưới hình thức tích hợp các môn học theo từng
chủ đề và chủ điểm. Hệ thống chủ đề thể hiện mục tiêu phát triển toàn diện cho
trẻ về nhận thức, thể lực, ngôn ngữ, tình cảm thẩm mỹ, tình cảm xã hội.
1.2. “Văn học dân gian là nguồn suối không cạn của văn học dân tộc,
nguồn suối trong sạch đó là ngọn nguồn của sự sáng tạo mà mỗi con người đều
tìm về cội nguồn đó” [5.1]. Đặc biệt, đồng dao là món ăn tinh thần không thể
thiếu đối với trẻ thơ. Trong cuộc sống cũng như trong chương trình giáo dục ở
nhà trường mầm non, những bài đồng dao thường được trẻ tiếp nhận một cách
hào hứng, thích thú. Trẻ thường hát xướng lên các bài đồng dao trong những lúc
vui chơi, bản thân việc “đọc” đồng dao cũng là một hình thức chơi, những trò
chơi dân gian đó được nhiều trẻ yêu thích. Qua đó đồng dao góp phần phát triển
thể chất, cung cấp và trau dồi những kiến thức về thế giới xung quanh, nuôi
dưỡng nhân cách trẻ, mở ra cho trẻ một chân trời nghệ thuật ngôn từ, đem đến
những xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ tốt đẹp.
Đối với trẻ mầm non, đồng dao có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và
phát triển nhân cách. Ngay từ thuở lọt lòng các trẻ đã được nghe những tiếng hát
ru ầu ơ của bà, mẹ và những người thân xung quanh. Rời khỏi lòng mẹ, đứa trẻ
theo anh, theo chị bước sang một môi trường văn hóa khác mang tính chất cộng
đồng, cùng chơi cùng hát những khúc đồng dao. Lúc này những khúc đồng dao
có thể coi như một sự tiếp nối những khúc hát ru để gắn bó đứa trẻ với gia đình,
làng xóm, quê hương, bạn bè. Nếu trước đây đứa trẻ chỉ biết tiếp nhận tiếng hát
ru của mẹ một cách thụ động thì nay đã có thể chủ động tìm trò để chơi, tìm câu
để hát và bước đầu làm quen với sinh hoạt văn hóa mang tính cộng đồng. Có thể
nói những bài đồng dao là dòng sữa ngọt ngào thấm vào nuôi dưỡng tâm hồn trẻ
thơ. Từ đó, giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp, yêu quê hương, yêu cuộc sống của
mình. Nhà sư phạm Xukhômlinski đã tổng kết: “Tuổi thơ không thể thiếu âm
nhạc cũng không thể thiếu trò chơi và truyện cổ tích. Thiếu những cái đó trẻ em
chỉ là những bông hoa khô héo”[13.7]. Tuy nhiên, cũng cần nhận thức đúng đắn
một thực tiễn rằng: hiện nay, cuộc sống phát triển theo hướng hiện đại hoá mạnh
mẽ đã tác động không nhỏ đến nhu cầu vui chơi, giải trí, nhu cầu thưởng thức
văn học, âm nhạc của trẻ. Phần lớn trẻ được tiếp xúc với những phương tiện,
thiết bị học, chơi hiện đại, tiện lợi và trở nên say mê chúng. Đối với các em,
những câu chuyện cổ tích, những bài đồng dao, những trò chơi dân gian đôi khi
nhạt dần tính hấp dẫn. Câu hỏi đặt ra cho các nhà giáo dục và các bậc cha mẹ là
làm thế nào để lưu lại trong tâm hồn trẻ những nét đẹp, những giá trị độc đáo

3
của bản sắc văn hoá dân tộc?; làm thế nào để cuốn hút trẻ tham gia vào việc giao
tiếp trong môi trường của văn hoá, văn học dân gian để các em biết và yêu một
nền nghệ thuật dân tộc? Vấn đề mang tính tầm vóc nhưng không phải chỉ được
giải quyết trên tầm vĩ mô. Nó bắt đầu từ chính những việc cụ thể, thiết yếu nhất.
Chẳng hạn, dạy cho trẻ biết đọc, biết hát đồng dao, biết chơi và yêu thích các trò
chơi dân gian. Chính vì những lý do trên mà việc đưa các tác phẩm đồng dao
vào chương trình giáo dục mầm non và quan tâm đến các phương pháp dạy đồng
dao cho trẻ là hết sức cần thiết.
1.3. Lứa tuổi 5 - 6 tuổi là lứa tuổi cuối cùng của tuổi mẫu giáo, là giai đoạn
then chốt để trẻ tới trường phổ thông, là bước ngoặt trong cuộc đời trẻ. Vì thế
cần chuẩn bị tốt các mặt tâm lí để trẻ sẵn sàng đi học trong đó ngôn ngữ là thành
phần cốt yếu. Khi sử dụng ngôn ngữ, các từ ngữ chỉ có giá trị khi nó có chứa
đựng nội dung, bởi vậy việc cung cấp cho trẻ hiểu nội dung của từ là điều cần
thiết. Việc dạy trẻ nhằm tăng số lượng từ trong các trường nghĩa để có điều kiện
lựa chọn là việc hết sức cần thiết. Nếu vốn từ ít thì khả năng lựa chọn sẽ bị hạn
hẹp và hiệu quả dùng từ sẽ giảm, số lượng từ đó cũng chưa đủ để trẻ thể hiện
được chính xác những nội dung phức tạp, tinh tế mà cuộc sống đòi hỏi. Chính vì
vậy cần có kế hoạch để vừa làm tăng chất lượng sử dụng từ vừa mở rộng vốn từ
cho trẻ.
Xuất phát từ những lí do trên, tui đã chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp làm
giàu vốn từ cho trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi) thông qua các bài đồng dao với các
chủ điểm ở trường mầm non” nhằm tìm hiểu vai trò vị trí quan trọng của đồng
dao đối với việc làm giàu vốn từ cho trẻ ở độ tuổi mẫu giáo lớn; từ đó đề xuất một
số biện pháp cơ bản làm giàu vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn qua các bài đồng dao.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua quá trình tìm hiểu về sự tác động của đồng dao trong việc làm giàu
vốn từ cho trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi) và xây dựng một số biện pháp phát triển vốn
từ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua các bài đồng dao tui đã tiếp cận với một số
công trình nghiên cứu trong cũng như ngoài nước. Ở những công trình này, theo
những mục đích nghiên cứu khác nhau, chúng tui nhận thấy các tác giả chủ yếu
quan tâm đến những vấn đề khái quát về đồng dao hay vai trò của ca đồng dao
đối với đời sống tinh thần của trẻ em chứ chưa đi sâu nghiên cứu tác động đặc
biệt của đồng dao đối với việc phát triển vốn từ ở trẻ lứa tuổi mầm non, từ đó đưa
ra các biện pháp cụ thể để phát triển vốn từ cho trẻ thông qua các bài đồng dao.
Ngôn ngữ là tài sản quý báu của văn minh nhân loại. Ngôn ngữ là điểm
mốc then chốt giúp cho nhiều công trình nghiên cứu được tỏa sáng. Không

4
những vậy ngôn ngữ có sức hút mạnh mẽ, lôi cuốn sự tham gia nghiên cứu của
rất nhiều nhà khoa học, từ những lĩnh vực khác nhau: Triết học, tâm lí học, ngôn
ngữ học, giáo dục học, xã hội học,…Vai trò phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ lâu
được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Có thể kể đến
các tác giả như:
Borodis.A.M với cuốn: Phương pháp phát triển tiếng cho trẻ em (NXBGD
Matxcơva - 1974)
Xôkhin với tác phẩm: Phương pháp phát triển lời nói trẻ em (NXBGD
Matxcơva - 1979)
E.Ti.Khêiva với tác phẩm: Phát triển ngôn ngữ trẻ em (NXBGD - 1997)
Các tác giả: Phedorenco.L.P, Phomitreva.G.A, Lomarep.V.K cũng có
những cuốn sách tương tự.
Ngay từ những năm 80 của thế kỉ trước, chúng ta đã có những cuốn giáo
trình đầu tiên về phương pháp phát triển lời nói trẻ em trong các trường đào tạo
giáo viên mầm non:
Phan Thiều với cuốn: Dạy nói cho trẻ trước tuổi cấp 1 (NXBGD - 1973).
Hay nghiên cứu của Nguyễn Xuân Khoa (1997) về: Phương pháp phát
triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo (0 - 6 tuổi).
Các tác phẩm trên đều đề cập đến nội dung và các phương pháp nhằm
hình thành và phát triển vốn từ ngữ cho trẻ. Đây chính là cơ sở, là tiền đề cho
các nhà khoa học sau này nghiên cứu, tìm tòi, khám phá về vấn đề ngôn ngữ

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

thusau_nhoem

New Member
Re: [Free] BIỆN PHÁP LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO (5 - 6 TUỔI) THÔNG QUA CÁC BÀI ĐỒNG DAO VỚI CÁC CHỦ ĐIỂM Ở TRƯỜNG MẦM NON

mình Thank ban ! nhưng bản này mới được 20 trang,vẫn thiếu nhiều trang nữa,bạn có tải được bản full (72 trang) thì share giúp mình với. thank bạn nhiều!!!
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] BIỆN PHÁP LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO (5 - 6 TUỔI) THÔNG QUA CÁC BÀI ĐỒNG DAO VỚI CÁC CHỦ ĐIỂM Ở TRƯỜNG MẦM NON

cài này mình copy được có vậy, bạn thông cảm
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Lợi Nhuận và các biện pháp làm tăng lợi nhuận tại công ty Cổ Phần Xây Dựng & Thương Mại Phú Cường Luận văn Kinh tế 0
P Một số biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động ở địa bàn tỉnh Hà Tây Công nghệ thông tin 0
F Một số biện pháp làm tăng lợi nhuận tại Trung tâm thương mại Intimex – Công ty xuất nhập khẩu Intime Luận văn Kinh tế 0
D Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường (lấy ngành hàng thuỷ sản làm ví d Luận văn Kinh tế 0
K Kinh doanh và biện pháp phát triển kinh doanh của doanh nghiệp (lấy nhà hàng Nhật Hồng làm ví dụ) Luận văn Kinh tế 0
A Một số biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Hà Tây Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu biện pháp làm tăng độ tan và độ hòa tan của felodipin Y dược 0
D NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG CHẾ PHẨM EMINA TRONG QUÁ TRÌNH TRỒNG TRỌT VÀ BIỆN PHÁP LÀM SẠC Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu biện pháp làm tăng độ ổn định của thuốc tiêm vitamin c Y dược 0
F Xử lí lá mía làm phân bón hữu cơ và giải quyết ô nhiễm môi trường nông thôn bằng biện pháp vi sinh v Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top