anh_tan_th

New Member
Mod mới có tài liệu này chia sẻ miễn phí cho các bạn

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do lựa chọn đề tài
Nhãn hiệu, cùng với sáng chế, quyền tác giả và những đối tượng khác của quyền SHTT đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm trên bình diện quốc gia lẫn quốc tế. Trên thực tế, “nhãn hiệu” đã được sử dụng từ khá sớm trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, cụ thể là từ thời kỳ Đồ Đá. Quan điểm liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển của nhãn hiệu nổi bật và nhận được sự ủng hộ của nhiều học giả trên thế giới đã chỉ ra rằng những hình thức sơ khai của nhãn hiệu được sử dụng trên gia súc, cụ thể là những người nông dân vào thời kỳ này đã biết sử dụng sắt nung nóng để đánh dấu lên những con vật thuộc sở hữu của mình. Thực tế này đã được khắc họa lại trên các họa tiết, các nét vẻ trên các vách đá hay trên tường ở Ai Cập cổ đại. một hình thức “đánh dấu” khác cũng được sử dụng trên vật nuôi là hình thức cắt tai xuất hiện ở Madagascar. Mặc dù vậy, phải đến những năm 1800, pháp luật về nhãn hiệu mới thật sự được ban hành lần đầu tiên ở Anh Quốc và những vụ việc đầu tiên liên quan đến tranh chấp về nhãn hiệu được giải quyết tại các Tòa án. Sau đó, vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nói riêng và quyền SHTT nói chung đã được thể chế hóa một cách mạnh mẽ trong nhiều điều ước quốc tế cũng như trong pháp luật quốc gia . Những sự cố gắng đó hiển nhiên đã thể hiện được bước tiến bộ vượt bậc trong việc bảo hộ nhãn hiệu ở từng quốc gia cũng như trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một khía cạnh pháp lý quan trọng của pháp luật về nhãn hiệu chưa được đề cập trong một thời gian khá dài, đó là vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng – những nhãn hiệu được biết đến và sử dụng rộng rãi trên toàn cầu hay ít nhất là trong một quốc gia hay một khu vực địa lý nhất định.
Rõ ràng là sự thiếu vắng của các quy định pháp luật trong lĩnh vực này đã mang lại những khó khăn nhất định cho thực tiễn sử dụng và bảo hộ đối với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng. Trong nhiều năm qua đã có không ít những tranh chấp thương mại quốc tế phát sinh liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng. Việc giải quyết những tranh chấp này chủ yếu được thực hiện dựa trên án lệ ở các nước theo truyền thống Thông luật hay dựa trên các quy định pháp luật liên quan ở các nước theo truyền thống Dân luật. Điều này vô hình chung đã mang lại nhiều thách thức cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng, đồng thời cản trở quá trình hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng cũng như tăng cường và đảm bảo tính thống nhất, tính hiệu quả và sự khả thi của hệ thống pháp luật. Chính vì vậy, việc xây dựng một thiết chế pháp lý mang tính toàn cầu bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của sự phát triển hệ thống pháp luật về nhãn hiệu trong môi trường pháp lý quốc gia cũng như quốc tế.
Học thuyết pháp lý quốc tế liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng lần đầu tiên được thể chế hóa trong Công ước Paris vào năm 1925. Ngày nay, học thuyết này trở nên đặc biệt quan trọng trong một thế giới mà các hoạt động tiếp thị và quảng bá thương mại toàn cầu không ngừng gia tăng. Việc tạo ra một thương hiệu toàn cầu ngày càng trở nên dễ dàng hơn rất nhiếu thông qua các kênh thông tin mới, tiết kiệm và có thể tiếp cận từ xa. Trong khi các biên giới và ranh giới chính trị giữa các quốc gia có vẻ như đang gây ra không ít những trở ngại cho sự tự do đi lại của các cá nhân trên toàn cầu thì chúng cũng không thể nào ngăn cản được dòng chảy tự do của thông tin. Như vậy, một nhãn hiệu có thể được đồng thời chuyển tải đến bất kỳ nơi nào để đến với người tiêu dùng cũng như toàn thể công chúng qua nhiều kênh thông tin hiệu quả và nhanh chóng. Bằng cách đó, một nhãn hiệu có thể nhanh chóng được biết đến rộng rãi trên nhiều thị trường trên thế giới bất chấp những hạn chế đối với sự di chuyển của cá nhân.
Có thể thấy rằng nhãn hiệu nổi tiếng đã được công nhận như là một trong những hình thức quan trọng nhất của hệ thống nhãn hiệu như đã được ghi nhận trong hệ thống pháp luật quốc gia lẫn trong các Điều ước quốc tế. Cơ chế pháp lý bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tiếp tục được củng cố và phát triển theo thời gian nhờ vào sự nhận thức về tầm quan trọng của nhãn hiệu nổi tiếng không ngừng gia tăng trên toàn cầu cũng như sự phát triển của vai trò của nhãn hiệu nổi tiếng trong hệ thống thương mại quốc tế. Mặc dù vậy, những vấn đề pháp lý này vẫn còn là những khái niệm khá mới mẻ ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở những quốc gia đang và kém phát triển, trong đó có Việt Nam.
Với xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẽ gia nhập vào thị trường nội địa của Việt Nam. Họ sẽ mang theo nhiều nhãn hiệu nước ngoài, trong đó bao gồm nhãn hiệu nổi tiếng, không chỉ vào thị trường nội địa mà còn vào trong hệ thống pháp luật quốc gia. Ngày nay, chúng ta có thể nhìn thấy nhiều nhãn hiệu nổi tiếng toàn cầu xuất hiện trong các siêu thị của Việt Nam như SONY, TOYOTA, COCA-COLA, MICROSOFT, NOKIA… Những nhãn hiệu này không chỉ thay mặt cho tài sản của doanh nghiệp nước ngoài mà còn trở thành yếu tố quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế quốc gia nơi chúng được đầu tư. Chẳng hạn, giá trị thương mại của nhãn hiệu COCA-COLA được tính toán vào khoảng 33,4 tỉ Đô là Mỹ năm 1993 và lên đến hơn 70,0 tỉ Đô là Mỹ vào năm 2010 (trở thành thương hiệu có giá trị cao nhất toàn cầu trong năm) . Điều này chứng tỏ rằng giá trị kinh tế của quyền SHTT, và đặc biệt là nhãn hiệu, đang đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế thế giới. trong khi đó, nhìn lại thực tế ở Việt Nam, có thể thấy rằng cơ chế bảo hộ và thực thi quyền SHTT vẫn còn là một bức tranh mờ nhạt. Mặc dù Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành nhiều văn bản luật và những quy định mới, song hiện tượng xâm phạm hay vi phạm quyền SHTT vẫn tiếp tục là những thách thức to lớn đối với các cơ quan có thẩm quyền và đối với các chủ thể quyền SHTT. Pháp luật về nhãn hiệu có vẻ là lĩnh vực chịu thách thức nhiều hơn cả bởi vì ngày càng có nhiều tranh chấp và khiếu nại được đưa ra trước cơ quan có thẩm quyền liên quan đến hành vi xâm phạm nhãn hiệu.
Ở Việt Nam, hầu hết mọi người không có nhiều kiến thức và thông tin liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng. Chẳng hạn, nhãn hiệu HONDA thường được sử dụng một cách thông dụng để chỉ tất cả các phương tiện xe gắn máy mà không có sự phân biệt nào đối với các nhãn hiệu mà chúng mang, dù rằng các nhãn hiệu đó không phải là HONDA và cũng không giống nhau. Điều này có vẻ như là một thực tế phổ biến và nó tồn tại trong một thời gian khá dài. Và với tình huống xảy ra như thế, chúng ta buộc phải trả lời một số câu hỏi quan trọng, ví dụ:
(1) Có bất kỳ sự xâm phạm nào đối với quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu trong ví dụ liên quan đến nhãn hiệu HONDA này?
(2) Liệu chủ sở hữu nhãn hiệu HONDA có quyền khiếu nại yêu cầu bảo vệ quyền lợi của họ liên quan đến nhãn hiệu này không?
(3) Làm thế nào để họ có thể bảo vệ được các quyền lợi chính đáng của mình tại Việt Nam?
Những câu hỏi này không đơn giản và câu trả lời có được tùy thuộc vào các tình huống pháp lý cụ thể. Chẳng hạn, chúng ta có thể sẽ đặt ra vấn đề rằng liệu HONDA có phải là nhãn hiệu nổi tiếng, rằng có văn bản pháp luật nào liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam không, và nếu có, thì pháp luật đặt ra những yêu cầu cụ thể nào trong từng trường hợp?


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo qui định pháp luật Việt Nam
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C Vai trò của thông tin khoa học và công nghệ trong việc quản lý và bảo hộ nhãn hiệu Kinh tế quốc tế 0
P Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo luật nước ngoài Luận văn Luật 2
N Bảo hộ nhãn hiệu trong pháp luật Việt Nam và pháp luật của Liên minh Châu Âu : Luận văn ThS. Luật: 6 Luận văn Luật 0
C Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật liên minh Châu Âu và bài học kinh nghiệm cho vấn đề bảo hộ Luận văn Luật 0
E Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và phá Luận văn Luật 0
N Về việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Việt Nam và pháp l Luận văn Luật 0
C Chế độ pháp lý về việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam Luận văn Luật 2
G Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Việt Nam : Luận văn ThS. L Luận văn Luật 0
T Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của pháp luật Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 30 Luận văn Luật 0
Z Bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận ở Việt Nam theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 Luận văn Luật 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top