Alcott

New Member
Download Báo cáo Đánh giá những yếu tố tác động đến sự lây nhiễm HIV/AIDS trong ngành thủy sản tỉnh An Giang

Download miễn phí Báo cáo Đánh giá những yếu tố tác động đến sự lây nhiễm HIV/AIDS trong ngành thủy sản tỉnh An Giang





MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
MỤC LỤC CÁC HÌNH, BẢNG, HỘP 5
MỤC LỤC BẢNG BIỂU 6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 10
TÓM TẮT TỔNG QUAN 11
1. Đặc điểm lao động thủy sản tỉnh An Giang 11
2. Kiến thức về HIV/AIDS 13
3. Nguồn thông tin, từ đó ngư dân tiếp nhận thông tin về HIV/AIDS 15
4. Thái độ đối với HIV/AIDS 16
5. Hành vi tình dục an toàn 17
6. Các hoạt động vui chơi giải trí và những yếu tố tác động tới sự lây truyền HIV/AIDS. 18
7. Nhu cầu của người dân về các chương trình can thiệp phòng chống HIV/ADIS 21
PHẦN I. TỔNG QUAN CHUNG 28
1.1. Bối cảnh 28
1.2. Mục tiêu của nghiên cứu 29
1.3. Phương pháp nghiên cứu 29
1.3.1. Phương pháp tiếp cận 29
1.3.2. Phương pháp thu thập thông tin 30
1.4. Đối tượng, địa bàn, thời gian và cỡ mẫu thực hiện tại địa bàn nghiên cứu 31
1.4.1. Đối tượng khảo sát 31
1.4.2. Địa bàn, phạm vi thực hiện 31
1.4.3. Cỡ mẫu nghiên cứu 32
1.4.4. Thời gian nghiên cứu 32
1.5. Những thuận lợi và khó khăn 32
1.5.1. Thuận lợi 32
1.5.2. Khó khăn 32
1.6. Các khái niệm làm việc 34
PHẦN II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 36
1.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội 36
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tư nhiên 36
1.1.2. Tài nguyên đất 37
1.1.3. Tài nguyên rừng và Tài nguyên khoáng sản 37
1.1.4. Tài nguyên thủy sản 37
1.1.5. Dân số và nguồn lao động 37
1.2. Tình hình thủy sản tại An Giang 38
1.3. Thực trạng lây nhiễm HIV/AIDS ở An Giang 39
1.4. Hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại An Giang. 41
CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG THỦY SẢN TẠI AN GIANG 44
2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu 44
2.2. Đặc điểm vê tình di động của các nhóm nghề 49
2.3. Vai trò giới trong gia đình người làm nghề thủy sản 54
CHƯƠNG III. KIẾN THỨC VÀ HÀNH VI VỀ BỆNH LTQĐTD VÀ HIV/AIDS 59
3.1. Thực trạng kiến thức về các bệnh lây qua đường tình dục 59
3.2. Đánh giá kiến thức về cách phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS 67
3.2.1. Các con đường lây nhiễm HIV 67
3.2.2. Nhận thức về các con đường không bị lây nhiễm 68
3.3. Kiến thức về triệu chứng của người bị nhiễm HIV/AIDS 73
3.4. Nguồn thông tin, từ đó ngư dân tiếp nhận thông tin về HIV/AIDS 76
3.4.1. Nguồn truyền thông đại chúng. 76
3.4.2. Nguồn từ truyền thông trực tiếp: các cuộc hội thảo, các lớp tập huấn 78
3.4.3.Nguồn truyền thông liên cá nhân 80
3.5. Xét nghiệm HIV và hoạt động tư vấn 81
CHƯƠNG IV. THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI HIV/AIDS 84
4.1. Quan niệm của lao động thủy sản về thái độ cần có đối với người có HIV 84
4.2. Thái độ của cộng đồng với NCH tại dịa phương 89
4.3. Thái độ của chính bản thân NCH: Tự kỳ thị 90
CHƯƠNG V. HÀNH VI TÌNH DỤC VÀ TÌNH DỤC AN TOÀN 95
5.1. Hành vi quan hệ tình dục 95
5.1.1. Đặc điểm nhóm người quan hệ tình dục 95
5.1.2. Hình thức quan hệ tình dục 97
5.1.3. Địa điểm quan hệ tình dục 98
5.2. Hành vi sử dụng BCS 101
5.2.1.Thực trạng sử dụng bao cao su 101
5.2.2. Lí do không sử dụng bao cao su 103
5.2.3. Mục đích sử dụng BCS 106
CHƯƠNG VI. CÁC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI GIẢI TRÍ VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI SỰ LÂY TRUYỀN HIV/AIDS 110
6.1. Các hoạt động trong thời gian rảnh rỗi của những người lao động thủy sản tại An Giang 110
6.1.1. Đặc điểm hoạt động vui chơi giải trí của các nhóm nghề 112
6.1.2. Đặc điểm về hoạt động giải trí của những người đi công tác xa 118
6.2. Việc sử dụng chất kích thích và mối liên hệ của chúng đối với hành vi tình dục 122
CHƯƠNG VII. HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP PHÒNG CHỐNG HIV/ AIDS VÀ NHU CẦU CÚA NGƯỜI DÂN 130
7.1. Các chương trình đã thực hiện tại địa phương 130
7.2. Sự hưởng ứng và Nhu cầu của người dân 131
7.2.1. Sự hưởng ứng của người dân đối với các hoạt động can thiệp phòng chống lây nhiễm HIV/ AIDS tại địa phương 131
7.2.2. Nhu cầu về cung ứng bao cao su 132
7.3. Nhu cầu và sở thích của lao động thủy sản đối với các hoạt động can thiệp phòng chống HIV/AIDS trong tương lai 133
7.3.1. Các hình thức truyền thông 133
7.3.2. Địa điểm truyền thông 138
7.3.3. Thời điểm truyền thông 139
7.4. Nhu cầu về các giải pháp giúp đỡ những ngư nhân bị nhiễm HIV/ AIDS 140
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

ang con, tiêm chích. Vết thương đụng máu cũng lây. Còn trường hợp muỗi đốt, ăn uống, mặc chung quần áo...thì không, không lây”. (TLNTT Nhóm Hậu Cần, Thị Xã Châu Đốc).
Tương tự như vậy, hầu hết các thành viên trong các cuộc thảo luận nhóm đều nêu những ví dụ cụ thể về những nguyên nhân lây nhiễm cơ bản của HIV.
« HIV thì khi nào hút chích thôi chị ơi hay là chơi bời này kia, hút chích thì chích chung cây kim này.
Chích chung cây kim này, rồi.
Còn đường tình dục, lây qua từ mẹ sang con, khi nào người mắc bệnh sanh con ra bị nhiễm.
Cái đó mình không biết người ta bị bệnh như thế nào, nghe nói kiểu như bệnh Sida vậy thôi, nào từ giờ chưa biết thế nào đâu, chưa biết…Nó kiểu như qua đương máu, mình bị đứt tay đứt chân cũng lây, chứ đâu phải chỉ qua đường tình dục…
Đường máu đó. Kiểu như buổi sáng dùng bàn chải này nọ, nếu người ta có bị nếu mình dùng chung bàn chải cũng bị.
tui chỉ biết là lây qua đường máu, tình dục ra máu là mình bị.
Từ mẹ sang con cũng có.
Từ mẹ sang con là mẹ bị bệnh rồi truyền sang con là vậy
(TLNTT Nhóm khai thác, xã Phú Bình)
Đây là những thông tin được nhắc đến nhiều trong các chiến dịch truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng và tại cộng đồng.
3.2.2. Nhận thức về các con đường không bị lây nhiễm
Tương tự như nhận thức về đường lây, đa số người trả lời đều xác định đúng về những con đường không lây. Đối với những phương án giao tiếp khác không lây trong thực tế như muỗi, côn trùng đốt hay dùng chung đồ dùng trong sinh hoạt đời thường hay bắt tay, ôm hôn…, tỷ lệ những người quan niệm không đúng không đáng kể. Cụ thể, chỉ có 5% cho rằng “muỗi côn trùng đốt” làm lây nhiễm HIV; 8,7% cho rằng “dùng chung công cụ với người có HIV” bị lây nhiễm; 5% cho rằng “ôm hôn” và 4,3% cho rằng bắt tay cũng bị lây HIV.
Tuy nhiên, trong những trường hợp khác ít được trực tiếp chứng kiến, lao động trong các nhóm nghề đã có tỷ lệ khá lớn những người quan niệm sai. Khi đề cập tới việc “giao hợp qua đường miệng không dùng BCS”, chỉ có 40,3% người cho rằng có thể bị nhiễm HIV; Tỷ lệ đồng ý có khả năng nhiễm nếu “QHTD đồng giới nam” là 54,7%,; tương tự như vậy, chỉ có 48,7% quan niệm nếu “giao hợp hậu môn không dùng BCS” sẽ có khả năng lây nhiễm, 3,3% “giao hợp qua đường âm đạo không dùng BCS” (Xem bảng 10).
Như vậy về cơ bản sự hiểu biết về HIV nói chung và về con đường lây nhiễm của loại vi-rút này của lao động thủy sản ở An Giang khá cao. Mặc dù vậy, cho đến thời điểm nghiên cứu vẫn còn một bộ phận lao động trong ngành thuỷ sản còn chưa hiểu biết về HIV một cách thấu đáo.
Bảng 11. Nhận thức của các nhóm nghề trong ngành thuỷ sản về con đường lây nhiễm HIV/AIDS
Nhận thức của các nhóm nghề về con đường lây nhiễm HIV/ AIDS
Khai thác
(%)
Chế biến
(%)
Nuôi trồng
(%)
Dịch vụ, hậu cần
(%)
Tổng
(%)
Dùng chung công cụ ăn uống
8,1
5,9
13,9
3,8
8,7
Muỗi/côn trùng đốt
6,5
3,9
4,6
5,1
5,0
Dùng chung bơm kim tiêm
90,3
84,3
86,1
88,6
87,3
Mẹ sang con
98,4
98,0
90,7
96,2
95,0
Giao hợp qua đường âm đạo không Dùng BCS
83,9
76,5
81,5
88,6
83,0
Giao hợp hậu môn không dùng BCS
30,6
52,9
53,7
53,2
48,7
Giao hợp đường miệng không dùng BCS
27,4
41,2
44,4
44,3
40,3
QHTD đồng giới nam
38,7
47,1
60,2
64,6
54,7
QHTD với mại dâm không dùng BCS
96,8
84,3
83,3
96,2
89,7
Truyền máu không được kiểm dịch
90,3
80,4
81,5
89,9
85,3
Ôm hôn
3,2
9,8
5,6
2,5
5,0
Bắt tay
1,6
9,8
3,7
3,8
4,3
Kiến thức về HIV không hoàn toàn giống nhau giữa các nhóm nghề, những người làm nghề khai thác và chế biến có tỷ lệ không hiểu rõ về kiến thức HIV trong quan niệm về đường lây cao hơn cả. Khi trả lời về khả năng lây do “giao hợp qua hậu môn không dùng BCS”, chỉ có 30,6% số người nhóm khai thác và 52,9 % số người của nhóm chế biến - dịch vụ trả lời có khả năng nhiễm HIV, tương tự như vậy, đối với trường hợp “giao hợp bằng đường miệng không dùng BCS”, chỉ có 27,4% từ nhóm khai thác và 41,2 % từ nhóm chế biến - dịch vụ khẳng định có thể lây nhiễm căn bệnh này. Đối với trường hợp “quan hệ đồng giới nam”, trong khi các nhóm khai thác có tỷ lệ người hiểu biết cao hơn (trên 60% đối với cả nhóm) thì cũng chỉ có 38,7% số người trả lời của nhóm khai thác và 47,1% số người trả lời từ nhóm chế biến cho rằng có khả năng lây nhiễm HIV bằng cách này.
Những thông tin từ các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu, cho thấy người dân từ các nhóm nghề thường không tự mình đưa ra những thông tin về các trường hợp cụ thể như: giao hợp bằng đường miệng không dùng BCS, giao hợp qua hậu môn không dùng BCS , hay quan hệ đồng giới nam…nếu được gợi ý, họ cũng trả lời rất dè dặt. “cái này không biết đâu à nghe, ….cái này ai biết thì nói đi…”.
Những thông tin này gợi ra những câu hỏi cho những người thiết kế và thực hiện cá dự án can thiệp cộng đồng về nội dung và phương pháp truyền thông. Liệu việc nhấn mạnh tới HIV/AIDS và những hệ quả của nó nhưng lại không cung cấp rõ hay chưa tới nơi tới chốn những thông tin có liên quan trên các phương tiện truyền thông đại chúng có đem lại hiệu quả mong muốn hay không? Chưa nói tới khả năng tạo ra sự kỳ thị cộng đồng mà chúng tui sẽ phân tích ở những chương sau.
Nhận thức về các biện pháp phòng tránh HIV/AIDS
Để hiểu rõ hơn mức độ hiểu biết của lao động thủy sản tại An Giang về cách phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS chúng tui đã đưa ra 9 phương án tương quan với 9 giải pháp, trong đó có một số phương án được coi là yếu tố gây nhiễu. Việc xác nhận các phương án trả lời sẽ cho thấy mức độ hiểu biết của những người trả lời.
Về cơ bản, những người làm nghề thủy sản tại An Giang có mức độ hiểu biết tương đối tốt về các biện pháp phòng tránh HIV/AIDS. Các phương án tương ứng với biện pháp cần thiết để phòng chống HIV/AIDS được nhiều người xác nhận hơn so với các phương án gây nhiễu. Chẳng hạn, “Chung thuỷ một vợ, một chồng”, “Luôn sử dụng bao cao su”, “Chỉ truyền máu khi máu đó đã được kiểm tra”, là những phương án được nhiều người trả lời tán đồng hơn cả. (tỷ lệ tương ứng là: 97,7% , 90,7% , 92,7% ). “Dùng riêng bơm kim tiêm” là phương án nói lên biện pháp cần thiết, mang tính bắt buộc lại có tỷ lệ đồng ý tương đối thấp so với các phương án trên. “Không quan hệ tình dục” là cách phòng tránh không thực tế. Tỷ lệ người không đồng ý với phương án này không cao. Mặc dù vậy, vẫn có tới 64,3% người chấp nhận phương án này.
Đối với phương án về con đường không lây, vẫn còn một tỉ lệ nhất định người trả lời bị nhầm lẫn. Có 15,7% số người trả lời rằng cần tránh muỗi đốt và 23,7% từ tổng số cho rằng không nên tiếp xúc với người nhiễm.
Nếu xét theo nhóm nghề, tỷ lệ những người hiểu rõ về các biện pháp phòng tránh HIV?AIDS cũng có sự khác biệt và nhóm chế biến, nhóm dịch vụ hậu cần hiểu rõ về các con đường lây nhiễm hơn nhóm nuôi trồng và nhóm khai thác. Về mặt giới tính, lao động nữ nắm rõ kiến thức về phòng chống ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Báo cáo tự đánh giá theo tiêu chuẩn AUN-QA Luận văn Kinh tế 0
D Quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện Luận văn Kinh tế 2
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính Luận văn Kinh tế 0
D Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái Khoa học Tự nhiên 0
L phân tích các Báo cáo tài chính của công ty trong ba năm: 2006, 2007, 2008 để đánh giá thực trạng tà Kiến trúc, xây dựng 0
D Báo cáo ĐTM đánh giá tác động môi trường công ty thủy sản PROCIMEX Luận văn Sư phạm 0
H Những đánh giá và đề xuất phương hướng hoàn thiện quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính và kiểm toán Luận văn Kinh tế 0
L Đánh giá việc lập và trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo chế độ kế toán hiện hành Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top