duongpbinh

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Bàn về cách tính khấu hao tài sản cố định và phương pháp kế toán khấu hao tài sản cố định theo chế độ hiện hành trong các doanh nghiệp
- Ba là: Xuất phát từ nguyên tắc của kế toán với nội dung cơ bản là: Thu nhập phải phù hợp với chi phí đã chi ra trong kỳ kế toán mà chi phí khấu hao là một khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Bốn là: Vì khấu hao là một yếu tố chi phí có liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu quy định các doanh nghiệp phải tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng để đảm bảo số liệu tính thuế được đúng đắn khi thực hiện như vậy đã có sự đồng nhất giữa kế toán doanh nghiệp và kế toán thuế, trong khi hệ thống kế toán doanh nghiệp không đồng nhất với kế toán tính thuế.

VII. đề xuất một số giải pháp
Để đảm bảo số liệu kế toán cung cấp phản ánh đúng thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp, Nhà nước nên thay đổi quy định về khấu hao TSCĐ theo hướng sau:
- Thứ nhất: Cho phép doanh nghiệp được lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp với công dụng cách thức sử dụng nhằm mục đích thu được lợi ích kinh tế trong quá trình sử dụng. Cụ thể như sau:
+ Nhà cửa, vật kiến trúc, các TSCĐ vô hình áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng.
+Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải thường gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh, chức năng công suất bị giảm dần trong quá trình sử dụng: Cho phép áp dụng phương pháp khấu hao theo sản lượng hay phương pháp khấu hao nhanh.
+ Đối với các thiết bị hay công cụ quản lý thường chịu tác động của hao mòn vô hình lớn nên áp dụng phương pháp khấu hao nhanh.
- Thứ hai: Có quy định cụ thể về mức khấu hao hay phương pháp khấu hao phục vụ mục tiêu tính thuế, phạm vi áp dụng của các quy định này vào thời điểm cuối niên độ kế toán khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải thực hiện với ngân sách Nhà nước.
- Thứ ba: Đối với trường hợp các doanh nghiệp có TSCĐ hạch toán theo hợp đồng thuê dài hạn, phương pháp khấu hao cũng được áp dụng như các TSCĐ cùng loại thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hay phù hợp với điều kiện cách thức sử dụng tài sản để thu lợi.
Khi doanh nghiệp được phép áp dụng các phương pháp khấu hao khác nhau dẫn tới số liệu do kế toán phản ánh về chi phí khấu hao sẽ khác với số liệu của kế toán thuế, do đó kết quả hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng ở mức độ nhất định, nhưng theo quan điểm kế toán là được phép. Cũng có ý kiến cho rằng, áp dụng phương pháp khấu hao nhanh sẽ ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước. Các doanh nghiệp lợi dụng tăng mức khấu hao để giảm thuế thu nhập, song theo em nghĩ thì không. Mục đích của khấu hao là thu hồi đủ vốn đầu tư ở TSCĐ, áp dụng phương pháp khấu hao nhanh trong thời gian đầu mức khấu hao cao làm giảm thuế thu nhập, nhưng khi đã thu hồi đủ vốn đầu tư TSCĐ, tài sản vẫn sử dụng tốt mà không phải trích khấu hao, khi đó lợi nhuận sẽ tăng lên do đó thuế thu nhập tăng.
- Thứ tư: Cũng cần kiến nghị với chính phủ nên nghiên cứu đưa ra một bộ luật về kế toán thống nhất bao gồm hệ thống các chuẩn mực rõ ràng, chi tiết. Bộ luật này được áp dụng chung cho cả kế toán doanh nghiệp và kế toán thuế.
* Tình hình sử dụng TSCĐ:
Một trong những việc làm cần thiết góp phần hoàn thiện công tác quản lý TSCĐ và tìm hướng đầu tư đúng đắn là phân tích tình hình TSCĐ, gồm:
- Tình hình trang bị TSCĐ.
- Tình hình sử dụng TSCĐ.
- Tình hình nguồn vốn cố định và mức độ bù đắp vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Cũng cần nói thêm rằng: Nếu chỉ giám sát TSCĐ qua các con số thì chưa đủ, nhất là đối với hao mòn. Sổ sách chỉ có thể ghi chép được hao mòn hữu hình chứ không biểu hiện được hao mòn vô hình. Vì vậy, hàng năm các doanh nghiệp nên tổ chức đánh giá lại máy móc, thiết bị chính. Phương pháp xác định hao mòn thực tế của TSCĐ phải đảm bảo vừa có tính chất khoa học, vừa có tính chất hiện thực, có ý nghĩa, nội dung, phương pháp phải phù hợp với những nguyên tắc kinh tế, kỹ thuật có kết hợp cụ thể với công tác quản lý tài sản hiện tại. Khi lập các số liệu tính toán, cần kết hợp giữa điều tra đo lường và kinh nghiệm thực tế của cán bộ quản lý kinh tế, kỹ thuật cũng như công nhân trực tiếp sử dụng TSCĐ. Số hao mòn mới này thực sự là căn cứ cần thiết để có kế hoạch đổi mới và trang bị thêm TSCĐ cho doanh nghiệp vì nó đã tính đến sự tiến bộ của KHKT ( hao mòn vô hình ).

Kết luận:

Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội và sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật thì tốc độ hao mòn TSCĐ cũng ngày một lớn. Điều đó đặt ra cho công tác quản lý TSCĐ những yêu cầu ngày càng cao như làm thế nào để nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư vào TSCĐ, sử dụng nguồn vốn khấu hao như thế nào cho có hiệu quả?... Dựa trên cơ sở lý luận đã được học tại trường và thời gian công tác thực tế tui đã thực hiện đề án này.
Mặc dù có những nỗ lực của bản thân, nhưng do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên đề tài có thể có những sai sót. Vì vậy

Mục lục

Lời mở đầu 1
I. Những vấn đề chung. 2
1.Vai trò, đặc điểm của TSCĐ trong sản xuất kinh doanh. 2
2. Hao mòn và khấu haoTSCĐ. 2
II.Các phương pháp tính khấu hao. 4
1. Các phương pháp tính khấu hao áp dụng ở Việt Nam. 4
1.1. Phương pháp khấu hao đều. 4
1.2. Phương pháp khấu hao theo sản lượng. 5
1.3. Phương pháp khấu hao nhanh. 7
2. Các phương pháp khấu hao áp dụng trên thế giới. 10
2.1. Phương pháp khấu hao bình quân. 10
2.2. Phương pháp khấu hao theo sản lượng. 11
2.3. Phương pháp khấu hao nhanh. 11
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức khấu hao. 13
1. Nguyên giá. 13
2. Thời gian sử dụng. 14
3. Giá trị thu hồi. 16
4. Mối quan hệ giữa khấu hao TSCĐ với: 16
IV. Tổ chức hạch toán khấu hao. 16
1. Căn cứ xác định khấu hao. 16
2. Các nguyên tắc tính khấu hao. 16
3. Chứng từ khấu hao TSCĐ. 17
V. Hạch toán khấu hao TSCĐ. 17
1. Tài khoản sử dụng. 17
2. Hạch toán các nghiệp vụ trích khấu hao. 18
3. Hạch toán các nghiệp vụ ghi giảm khấu hao. 20
4. Hạch toán các nghiệp vụ sử dụng nguồn vốn khấu hao. 21
VI. Một số vấn đề khấu hao hiện nay. 22
VII. Đề xuất một số giải pháp. 23
Kết luận 25
Tài liệu tham khảo
1. Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính- chủ biên : TS. Nguyễn Văn Công.
2. Kiểm toán tài chính- chủ biên : GS.TS. Nguyễn Quang Quynh.
3. Kế toán công- chủ biên : PGS.TS. Nguyễn Thị Đông.
4. Kế toán quốc tế –chủ biên : PGS.TS. Nguyễn Minh Phương – PGS.TS. Nguyễn Thị Đông.
5. Hệ thống kế toán doanh nghiệp- NXB Tài Chính 1995.
6. Các tạp chí Kế toán- Kiểm toán, Tài Chính.
7. Quyết định 51/TTg của thủ tướng Chính phủ.
8. Quyết định 166/1999/QĐ - BTC ngày 30-12-1999.
9. Bốn chuẩn mực kế toán mới.
10. Một số tài liệu khác.


lời nói đầu

Để tiến hành các hoạt động sản xuất – kinh doanh, doanh nghiệp cần có ba yếu tố:Tư liệu lao động, đối tượng lao động và lao động. Tài sản cố định (TSCĐ) là tư liệu lao động, là một trong những yếu tố cơ bản của sản xuất.
Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất thì TSCĐ là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động sản xuất – kinh doanh. TSCĐ phản ánh năng lực sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp.
Để tăng năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp không chỉ đơn giản là quan tâm đến vấn đề có và sử dụng TSCĐ mà điều quan trọng là phải tìm ra các biện pháp hữu hiệu để bảo toàn, phát triển và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng TSCĐ, muốn vậy các doanh nghiệp phải xây dựng được chế độ quản lý khoa học toàn diện để có thể sử dụng hợp lý, đầy đủ và phát huy hết công suất của TSCĐ tạo điều kiện để hạ giá thành sản phẩm, thu hồi nhanh vốn đầu tư để tái sản xuất trang thiết bị và đổi mới công nghệ. Một trong những biện pháp mà các doanh nghiệp sử dụng để thu hồi vốn đầu tư vào TSCĐ là trích khấu hao. Phương pháp khấu hao áp dụng thống nhất hiện nay và việc quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn khấu hao đang là một vấn đề đặt ra của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất. Mặt khác việc tính khấu hao TSCĐ còn có mối quan hệ, liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp, tiến bộ khoa học kỹ thuật, tái sản xuất ….
Vì thế em đã chọn đề tài “Bàn về cách tính khấu hao TSCĐ và phương pháp kế toán khấu hao TSCĐ theo chế độ hiện hành trong các doanh nghiệp ” làm đề án nghiên cứu môn học.

I. những vấn đề chung
1. Vai trò, đặc điểm của TSCĐ trong sản xuất kinh doanh.
TSCĐ là cơ sở điều kiện kỹ thuật không thể thiếu được trong bất kỳ một nền kinh tế quốc dân nào cũng như hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. TSCĐ phản ánh năng lực hiện có, trình độ và tiến bộ khoa học kỹ thuật của ta. TSCĐ, đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất là điều kiện quan trọng cần thiết để tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, giảm chi phí, hạ giá thành. Trong giai đoạn hiện nay, khi khoa học kỹ thuật đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì TSCĐ là yếu tố quan trọng để tạo ra sức cạnh tranh đối với các doanh nghiệp.
Để quản lý tốt và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ nhằm tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị doanh nghiệp thì cần xuất phát từ những đặc điểm của TSCĐ trong quá trình sử dụng. Đó là:
- TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng không sử dụng được nữa (đối với TSCĐ hữu hình).
- Trong quá trình tham gia vào sản xuất, TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của nó chuyển dịch dần vào chi phí sản xuất trong kỳ.
-TSCĐ ở doanh nghiệp có nhiều loại, có những loại có hình thái vật chất cụ thể như nhà cửa máy móc thiết bị…có những loại không có hình thái vật chất thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư chi trả, mỗi loại đều có đặc điểm và yêu cầu quản lý khác nhau.
2. Hao mòn và khấu hao TSCĐ
TSCĐ trong quá trình sử dụng bị hao mòn cả về mặt giá trị và hiện vật.
* Hao mòn TSCĐ: Là sự giảm dần giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ do tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bị hao mòn tự nhiên, do tiến bộ khoa học kỹ thuật, ... trong quá trình hoạt động của TSCĐ. Hao mòn TSCĐ được thể hiện dưới hai dạng:
- Hao mòn hữu hình: Là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị cọ sát, bị ăn mòn, bị hư hỏng từng bộ phận.


- Hao mòn vô hình: Là sự giảm giá trị của TSCĐ do tiến bộ khoa học kỹ thuật đã sản xuất ra những TSCĐ cùng loại có nhiều chức năng với năng suất cao hơn và chi phí thấp hơn.
Để thu hồi lại giá trị hao mòn của TSCĐ người ta tiến hành trích khấu hao TSCĐ.
* Khấu hao TSCĐ: Là quá trình kế toán phân bổ giá trị hao mòn của TSCĐ vào chi phí theo một cách thức hợp lý và phù hợp nhằm có được lợi ích từ việc sử dụng TSCĐ.Việc phân bổ giá trị của TSCĐ vào chi phí là phù hợp với nguyên tắc chi phí và doanh thu .
Như vậy, hao mòn TSCĐ là một hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ, còn khấu hao là một biện pháp chủ quan trong quản lý nhằm thu hồi lại giá trị đã hao mòn.
- Mục đích của khấu hao:
+ Nhằm thu hồi lại vốn đã đầu tư vào TSCĐ.
+ Giúp doanh nghiệp có nguồn vốn để đầu tư mua sắm lại TSCĐ khi cần thiết.
- ý nghĩa của khấu hao:
+ Về mặt kinh tế: Khấu hao cho phép doanh nghiệp phản ánh được giá trị thực của tài sản đồng thời làm giảm lợi nhuận ròng của doanh nghiệp, do đó giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
+ Về mặt kế toán: Khấu hao là việc ghi nhận sự giảm giá của TSCĐ.
* Giá trị còn lại của TSCĐ: Thể hiện phần vốn đầu tư chưa thu hồi ở TSCĐ.
Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Giá trị hao mòn TSCĐ
ở đây cần phân biệt giữa giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ sách và giá trị còn lại thực của TSCĐ. Giá trị còn lại thực của TSCĐ là giá thị trường của TSCĐ vào thời điểm đánh giá và được xác định theo công thức:
NG1 = NG0 x H1 x H0
Trong đó:
NG1 : Nguyên giá đánh giá lại.
NG0 : Nguyên giá ban đầu.
H1 : Hệ số trượt giá.
H0 : Hệ số hao mòn vô hình.
Hệ số trượt giá bình quân sẽ do cơ quan tài chính của Bộ chủ quản xác định mỗi năm, từ đó có thể xác định được giá trị còn lại của TSCĐ:
GCL = NG1 x ( 1 - M¬KH )
Trong đó:
- GCL : Giá trị còn lại của TSCĐ tương ứng với nguyên giá đánh giá lại.
- MKH : Tổng mức khấu hao TSCĐ cho tới thời điểm đánh giá lại.
Như vậy, bên cạnh việc theo dõi giá trị còn lại trên sổ sách, cần theo dõi giá trị còn lại thực của TSCĐ để có thể đưa ra các quyết định thanh lý, nhượng bán, nâng cấp, hay đầu tư mới TSCĐ.

II. các phương pháp tính khấu hao
1. Các phương pháp khấu hao áp dụng ở Việt Nam.
Việc tính khấu hao TSCĐ có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp khấu hao nào là tuỳ từng trường hợp vào quy định của nhà nước về chế độ quản lý tài sản đối với doanh nghiệp và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
1.1. Phương pháp khấu hao đều ( Phương pháp khấu hao theo thời gian ):

Mức khấu hao Nguyên giá TSCĐ Nguyên giá Tỷ lệ khấu hao
= = x
năm của TSCĐ Số năm sử dụng TSCĐ bình quân bình quân năm
Mức khấu hao tháng của TSCĐ = Mức khấu hao năm / 12
Ví dụ minh hoạ: Một TSCĐ trị giá 150 triệu, thời gian sử dụng dự tính 5 năm, tỷ lệ khấu hao 20% / năm.
- Mức khấu hao phải tính 1 năm = 150/ 5 = 30 ( triệu đồng )
- Mức khấu hao phải tính 1 tháng = 30/ 12 = 2,5 ( triệu đồng )
* Ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng:
- Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính. Nếu sử dụng khấu hao đều như một đòn bẩy kinh tế sẽ có tác dụng trong việc tận dụng và nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ để giảm chi phí khấu hao trong một đơn vị sản phẩm.
- Nhược điểm:
+ Phương pháp này cố định mức khấu hao theo thời gian nên khi TSCĐ không sử dụng vẫn phải tính và trích khấu hao.
+ Thời gian thu hồi vốn chậm.
+ Trong quá trình sử dụng, càng về sau TSCĐ bị hỏng nhiều, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng cũng phát sinh nhiều hơn. Trong khi đó thì lượng sản phẩm làm ra thường không tăng, thậm chí còn giảm đi so với thời kỳ đầu. Điều này đã làm ảnh hưởng đến sự cân đối giữa chi phí và doanh thu trong kỳ. Hơn nữa, ngoài hao mòn hữu hình, trong quá trình trực tiếp tham gia vào SXKD, TSCĐ còn chịu sự hao mòn vô hình ( do tiến bộ của KHKT ).
+ Thời gian hữu dụng của TSCĐ là con số ước tính, do vậy tỷ lệ khấu hao cũng là con số ước tính tương đối.
- Điều kiện áp dụng: Có thể áp dụng cho mọi TSCĐ.
1.2. Phương pháp khấu hao theo sản lượng:

Mức khấu hao phải Sản lượng hoàn Mức khấu hao bình quân
= x
tính trong năm thành trong năm trên 1 đơn vị sản lượng
Trong đó:
Mức KH bình quân Số KH phân tích trong thời gian sử dụng
=
trích trong năm Sản lượng tính theo công suất thiết kế

Ví dụ minh hoạ:
Cũng vẫn ví dụ như trên, TSCĐ nguyên giá 150 triệu đồng, thời gian sử dụng 5 năm, số lượng sản phẩm theo kế hoạch 150.000 sản phẩm, tỷ lệ khấu hao 20%/ năm. Để thấy rõ hơn ảnh hưởng của sản lượng tới mức khấu hao ta giả sử có hai phương án sau:

Đơn vị tính: 1000 đ
Năm
Chi phí KH 1 đơn vị sp phương án 1 phương án 2
Sản lượng Mức KH KH luỹ kế GTCL Sản lượng Mức KH KH luỹ kế GTCL
1 1 40.000 40.000 40.000 110.000 35.000 35.000 35.000 115.000
2 1 40.000 40.000 80.000 70.000 30.000 30.000 65.000 85.000
3 1 35.000 35.000 115.000 35.000 35.000 35.000 105.000 50.000
4 1 35.000 35.000 150.000 0 20.000 20.000 125.000 30.000
5 1 35.000 35.000 185.000 0 20.000 20.000 145.000 10.000
Cộng 185.000 185.000 140.000 140.000

Nếu sản lượng thực tế lớn hơn kế hoạch do việc tận dụng năng lực sản xuất của thiết bị, tăng ca, tăng năng suất lao động thì với phương án 1 chỉ sau 4 năm doanh nghiệp đã thu hồi vốn ( 150 triệu ). Số sản phẩm làm ra năm thứ 5 đã không phải chịu chi phí khấu hao nữa. Đây là kết quả của các biện pháp mà doanh nghiệp đã phải tìm kiếm, thực hiện trong 4 năm đầu.
Theo phương án 2: Sản xuất ra với khối lượng ít hơn so với kế hoạch thì sau 5 năm, doanh nghiệp vẫn chưa thu hồi đủ vốn ( còn thiếu 5 triệu đồng ). Do đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch thu hồi đủ vốn để tái đầu tư, tái sản xuất đảm bảo hoạt động bình thường của doanh nghiệp trong thời gian tiếp theo.
- Ưu điểm: Phương pháp khấu hao theo sản lượng đã khắc phục được một phần nhược điểm của phương pháp khấu hao nhanh là TSCĐ khi sử dụng mới phải tính và trích khấu hao. Mức trích khấu hao tỷ lệ thuận với sản lượng sản xuất. Cách tính này có định mức khấu hao trên một đơn vị sản lượng nên muốn thu hồi vốn nhanh, khắc phục hao mòn vô hình thì doanh nghiệp phải tăng ca, tăng năng suất lao động.
- Nhược điểm: Phạm vi ứng dụng hẹp.
- Điều kiện áp dụng: Những TSCĐ mà kết quả của nó được thể hiện dưới dạng số lượng sản phẩm, số giờ, số quãng đường, ...
1.3. Phương pháp khấu hao nhanh:
Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đầu tư trang bị cơ sở vật chất, đổi mới máy móc thiết bị công nghệ. Để thực hiện được điều đó, doanh nghiệp phải thực hiện nhiều biện pháp nhằm thu hồi vốn nhanh, tránh hao mòn vô hình trong đó có biện pháp khấu hao nhanh. Thực chất là trong những

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Bàn về cách tính khấu hao tscđ và phương pháp hạch toán khấu hao tài sản cố định theo chế độ hiện hà Công nghệ thông tin 0
L Bàn về cách tính và phương pháp hạch toán khấu hao tài sản cố định theo chế độ hiện hành trong các d Luận văn Kinh tế 0
H Bàn về cách tính khấu hao TSCĐ và phương pháp kế toán khấu hao TSCĐ theo chế độ hiện hành trong các Luận văn Kinh tế 0
M Đề án Bàn về cách tính khấu hao TSCĐ và phương pháp kế toán khấu hao TSCĐ hiện hành trong các doanh Luận văn Kinh tế 0
M Bàn về cách tính khấu hao và phương pháp kế toán khấu hao TSCĐ theo chế độ hiện hành trong các doanh Tài liệu chưa phân loại 0
N Đề án: Bàn về cách tính khấu hao và phương pháp kế toán khấu hao TSCĐ theo chế độ hiện hành trong cá Luận văn Kinh tế 0
E Bàn về cách tính khấu hao Tài sản cố định và phương pháp kế toán khấu hao Tài sản cố định theo chế đ Luận văn Kinh tế 0
M Bàn về cách tính khấu hao Tài sản cố định và phương pháp kế toán khấu hao Tài sản cố định theo chế đ Luận văn Kinh tế 0
H Triết học với tư cách lịch sử triết học (hội nghị bàn tròn về cuốn sách của V.V.Xôcôlốp) Tài liệu chưa phân loại 0
G Bàn về phong cách và thái độ phục vụ trong nhà hàng khách sạn tại Hà Nội Luận văn Kinh tế 3

Các chủ đề có liên quan khác

Top