Download miễn phí Bài toán Quản lý các đoàn cán bộ đào tạo nước ngoài





 Tiếp theo sơ đồ khung cảnh (Mức 0), người ta phân cấp DFD bằng kĩ thuật phân rã thành các mức tiếp theo: mức 1, mức 2, mức 3. Tuỳ theo mức chi tiết phân tích viên lựa chọn.

 II.2.4 Đề xuất giải pháp và chuẩn bị trình bày báo cáo

 - Sau khi thu thập và mô hình hoá dữ liệu của hệ thống hiện tại, phân tích viên xây dựng mô hình vật lý ngoài và mô hình lô gic. Từ đó dự đoán tồn tại cần khắc phục của hệ thống hiện tại.

- Công việc tiếp theo sau khi chẩn đoán khuyết tật của hệ thống là đề ra giải pháp giải quyết vấn đề. Từ đó xác định mục tiêu của hệ thống mới.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ủa hệ thống:
Gồm cả trách nhiệm, ràng buộc về thời gian, khối lượng, sự sắp đặt vị trí vật lý và các khía cạnh địa vật lý khác.
Dữ liệu vào:
Nội dung, mẫu tài liệu vào, khuôn dạng màn hình thông tin vào, mô tả các thiết bị nhập, nguồn dữ liệu, khối lượng và tần xuất của việc nhập vào, chi phí cho việc nhập vào. (Tài liệu, phương tiện, nhân sự)
Thông tin ra:
Đích đến của thông tin, nội dung và cách tính toán các giá trị; nội dung, tần xuất sản sinh không tin, khối lượng, mô tả thiết bị sản sinh thông tin ra; khuôn dạng và đánh giá khuôn dạng; mẫu báo cáo, khuôn dạng màn hình, hạn chế của màn hình; chi phí cho thông tin ra...
Xử lý:
Các thủ tục thu nhập và nhập các dữ liệu vào, cách nhập, hợp lệ hoá và kiểm soát, các thủ tục biến đổi đầu vào, quan hệ giữa các xử lý, ràng buộc về thời gian, địa điểm thực hiện xử lý, nhân sự thực hiện vị trí công tác và thời gian thực hiện xử lý, các thiết bị được dùng, tài liệu mô tả phương pháp xử lý, chi phí...
Cơ sở dữ liệu:
Nội dung, vật mang, khối lượng, truy nhập (xử lý , nhân sự, kiểm soát tại chỗ), cách thức tổ chức dữ liệu, chi phí về dữ liệu
II.2.2 Mã hoá dữ liệu
Từ các dữ liệu thu được nếu không mã hoá thì không sử dụng tốt cho công việc phân tích và thiết kế.
- Mã hoá được xem như việc xây dựng một tập hợp những hàm thức mang tính quy ước và gán cho tập hợp này một ý nghĩa bằng cách cho liên hệ với tập hợp những đối tượng cần biểu diễn.
- Mã hiệu là biểu diễn theo quy ước, thông thường là ngắn gọn về mặt thuộc tính của một thực thể hay tập hợp thực thể. Mã hiệu có thể là kí hiệu, chữ cái hay những con số mang tính chất ước lệ.
Việc mã hóa dữ liệu có rất nhiều lợi ích:
+ Giúp nhận diện không nhầm lẫn các đối tượng.
Nhờ những thuộc tính định danh mà mỗi cá thể được nhận diện duy nhất, không gây nhầm lẫn khi có những thuộc tính khác giống nhau.
+ Mô tả nhanh các đối tượng.
Nhờ phương pháp mã hoá, mà một chuỗi kí tự dài khó viết, khó nhớ có thể được mã hoá thành một dãy hay một kí hiệu ngắn gọn.
+ Nhận diện nhóm đối tượng nhanh hơn.
Mỗi cá thể có thể dễ dàng được xếp vào các nhóm nhờ các kí hiệu nhóm hay thể hiện thuộc tính, khía cạnh nhóm.
II.2.3 Mô hình hoá dữ liệu
Một số công cụ chuẩn để mô hình hoá và xây dựng tài liệu cho hệ thống. Đó là Sơ đồ luồng thông tin và Sơ đồ luồng dữ liệu và Từ điển hệ thống
a. Sơ đồ luồng thông tin IFD (Information Flow Diagram)
- Sơ đồ luồng thông tin được dùng để mô tả hệ thống thông tin theo cách thức động. Tức là mô tả sự di chuyển của dữ liệu, việc xử lý, việc lưu trữ trong thế giới vật lý bằng các sơ đồ.
- Các kí pháp của sơ đồ luồng thông tin như sau:
+ Xử lý
Thủ công
Giao tác người máy
Tin học hoá hoàn toàn
+ Kho lưu trữ dữ liệu
Thủ công
Tin học hoá
+ Dòng thông tin + Điều khiển
Tài liệu
b. Sơ đồ luồng dữ liệu-DFD (Data flow Diagram)
- Sơ đồ luồng dữ liệu dùng để mô tả hệ thống thông tin dưới góc độ trừu tượng. Trên sơ đồ chỉ gồm: Các luồng dữ liệu, Các xử lý, Các lưu trữ dữ liệu, Nguồn và đích nhưng không quan tâm đến nơi, thời điểm và đối tượng chịu trách nhiệm xử lý.
- Sơ đồ luồng dữ liệu chỉ mô tả đơn thuần: Hệ thống thông tin làm gì và để làm gì?
- Các kí pháp dùng cho sơ đồ luồng dữ liệu DFD
Có 4 loại kí pháp cơ bản: Thực thể (nguồn hay đích), Tiến trình, Kho dữ liệu, Dòng dữ liệu.
Tên người / Bộ phận nhận/phát tin
Tên tiến trình xử lý
Tên dòng dữ liệu
Tệp dữ liệu
Nguồn hay đích
Dòng dữ liệu
Tiến trình xử lý
Kho dữ liệu
Các ký pháp cơ bản của ngôn ngữ DFD
- Các mức của sơ đồ luồng dữ liệu (DFD)
Sơ đồ DFD thường được phân cấp từ cao xuống thấp:
+ Sơ đồ ngữ cảnh (Context Diagram)
Sơ đồ ngữ cảnh thể hiện khái quát nội dung chính của hệ thống thông tin. Sơ đồ này không đi vào chi tiết mà mô tả sao cho chỉ cần một lần nhìn là nhận ra nội dung chính của hệ thống. Để sơ đồ ngữ cảnh sáng sủa và dễ nhìn hơn, có thể bỏ qua các xử lý cập nhật. Sơ đồ khung cảnh còn được gọi là sơ đồ mức 0.
+ Phân rã sơ đồ
Tiếp theo sơ đồ khung cảnh (Mức 0), người ta phân cấp DFD bằng kĩ thuật phân rã thành các mức tiếp theo: mức 1, mức 2, mức 3... Tuỳ theo mức chi tiết phân tích viên lựa chọn.
II.2.4 Đề xuất giải pháp và chuẩn bị trình bày báo cáo
- Sau khi thu thập và mô hình hoá dữ liệu của hệ thống hiện tại, phân tích viên xây dựng mô hình vật lý ngoài và mô hình lô gic. Từ đó đoán tồn tại cần khắc phục của hệ thống hiện tại.
- Công việc tiếp theo sau khi chẩn đoán khuyết tật của hệ thống là đề ra giải pháp giải quyết vấn đề. Từ đó xác định mục tiêu của hệ thống mới.
II. 3 Giai đoạn thiết kế lô gic
- Giai đoạn thiết kế lô gíc được thực hiện sau khi báo cáo của giai đoạn phân tích chi tiết được phê chuẩn.
- Mục đích của giai đoạn này là xác định một cách chi tiết phương án giải pháp để đáp ứng những mục tiêu đã đặt ra ở giai đoạn phân tích chi tiết.
- Sản phẩm của giai đoạn này là mô hình hệ thống mới gồm: Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD), sơ đồ luồng thông tin (IFD)
- Các bước của giai đoạn thiết kế lô gic theo một trật tự sau: Thiết kế cơ sở dữ liệu, thiết kế xử lý và thiết kế các dòng vào .
II.3.1 Thiết kế cơ sở dữ liệu
- Để xác định được một cơ sở dữ liệu chuẩn (không thừa và không thiếu dữ liệu, cung cấp đầy đủ và chính xác theo nhu cầu của người sử dụng là rất khó). Việc này không chỉ đòi hỏi người phân tích thiết kế có kinh nghiệm và kiến thức mà còn phụ thuộc nhiều vào quy mô và sự giúp đỡ của tổ chức, người sẽ sử dụng hệ thống thông tin.
Có 2 phương pháp được sử dụng chủ yếu để thiết kế cơ sở dữ liệu. Đó là thiết kế từ đầu ra và phương pháp mô hình hoá
Phương pháp thiết kế cơ sở dữ liệu từ đầu ra
Xác định các tệp cơ sở dữ liệu trên cơ sở các thông tin đầu ra của hệ thống là phương pháp cổ điển và cơ bản của việc thiết kế cơ sở dữ liệu. Các bước chi tiết khi thiết kế cơ sở dữ liệu đi từ các thông tin ra:
Bước 1: Xác định các đầu ra
+ Liệt kê toàn bộ các thông tin đầu ra.
+ Nội dung, khối lượng, tần suất và nơi nhận của chúng.
Bước 2: Xác định các tệp cần thiết cung cấp đủ dữ liệu cho việc tạo ra từng đầu ra
Liệt kê các phần tử thông tin trên đầu ra
Trên mỗi thông tin đầu ra có nhiều phần tử thông tin. Phân tích viên liệt kê toàn bộ các thuộc tính thành 1danh sách.
+ Đánh dấu các thuôc tính lặp - là những thuộc tính có thể nhận nhiều giá trị dữ liệu. Những thuộc tính lặp kí hiệu là R (Repeatable)
+ Đánh dấu các thuộc tính thứ sinh – là những thuộc tính được tính toán ra hay suy ra từ các thuộc tính khác. Những thuộc tính này được kí hiệu bằng chữ S (secondary). Những thuộc tính thứ sinh sẽ loại bỏ khỏi danh sách.
+ Những thuộc tính không phải thứ sinh thì là những thuộc tính cơ sở. Gạch chân các thuộc tính khoá là những phần tử định danh cho các đối tượng thông tin.
Sau đó thực hiện việc chuẩn hoá dữ liệu
1. Khái niệm chuẩn hoá
- Chu

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top