nusinh_hue89vn

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

BÀI THẢO LUẬN MÔN KINH TẾ LAO ĐỒNG ĐỀ TÀI VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT
I. Khái quát chung về thất nghiệp:
Thất nghiệp luôn là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Hầu hết các quốc gia
trên thế giới đều cố gắng xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô để thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế, ổn định giá cả, cải thiện việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Thất
nghiệp cũng là mối lo của mọi người dân lao động bởi vì nó gắn liền với đời sống
vật chất và tinh thần của họ. Vậy thất nghiệp là gì?
1. Khái niệm về thất nghiệp:
Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế xã hội tồn tại trong nhiều chế độ xã hội.
Đã từng có nhiều khái niệm về thất nghiệp được đưa ra, song định nghĩa thất
nghiệp của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) được nhiều nhà kinh tế và nhiều nước
tán thành. Theo tổ chức này thì: “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người
trong độ tuổi lao động, muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức
lương thịnh hành”.
Trong kinh tế học thì: Thất nghiệp là tình trạng người lao động muốn có việc làm
mà không tìm được việc làm.
Còn khái niệm về người thất nghiệp thì: đó là người trong độ tuổi lao động có khả
năng lao động nhưng hiện tại không có việc làm và đang có nhu cầu tìm việc làm.
Theo các quan niệm trên thì tình trạng thất nghiệp của nền kinh tế được đánh giá
bằng chỉ tiêu “Tỷ lệ thất nghiệp”. Nó được xác định bằng tỷ lệ phần trăm giữa số
người thất nghiệp và lực lượng lao động trong độ tuổi lao động. Công thức tính tỷ lệ
thất nghiệp:
Tỷ lệ thất nghiệp = 100% x
Số người không có việc làm
Tổng số lao động xã hội
2. Các đặc trưng của người thất nghiệp:
Từ các khái niệm ở trên có thể thấy, người lao động được coi là thất nghiệp phải
thể hiện đầy đủ các đặc trưng sau:
- Đó là người lao động, có khả năng lao động;
- Hiện đang không có việc làm (tuỳ theo quy định của từng nước về độ dài thời
gian từ khi nghỉ việc củ người lao động đó);
- Đang tích cực đi tìm việc làm.
Như vậy thì người thất nghiệp có thể là các công nhân trong các doanh nghiệp, có
thể là học sinh, sinh viên các trường chuyên nghiệp đã tốt nghiệp ra trường hay là
bộ đội xuất ngũ
3. Các loại thất nghiệp:
Căn cứ tính chất của thất nghiệp có:
- Thất nghiệp tự nhiên: là loại thất nghiệp được dùng để chỉ mức thất nghiệp mà
bình thường nền kinh tế trải qua. Loại này xảy ra do quy luật cung cầu của thị trường
lao động tác động.
- Thất nghiệp chu kỳ: là loại thất nghiệp được dung chỉ những biến động của thất
nghiệp từ năm này đến năm khác xung quanh mức thất nghiệp tự nhiên và nó gắn
với những biến động ngắn hạn của hoạt động kinh tế. Loại này xảy ra do mức cầu về
lao động giảm xuống.
- Thất nghiệp tạm thời: phát sinh do sự dịch chuyển lao động giữa các vùng, các
miền, thuyên chuyển công tác giữa các giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất.
- Thất nghiệp thời vụ: phát sinh theo chu kỳ sản xuất kinh doanh, xảy ra phổ biến
trong ngành nông lâm ngư nghiệp.
- Thất nghiệp cơ cấu: xảy ra khi mất cân đối giữa cung cầu về các loại lao động.
Cầu loại lao động này tăng thì cầu lao động khác lại giảm xuống, trong khi cung
điều chỉnh không kịp.

- Thất nghiệp công nghệ: xảy ra do sự áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật
và công nghệ vào sản xuất ngày càng được tăng cường làm cho người lao động trong
các dây chuyền sản xuất bị dôi ra.
Căn cứ vào ý chí người lao động có:
- Thất nghiệp tự nguyện: là hiện tượng người lao động từ chối một công việc nào
đó do mức lương được trả không thoả đáng hay do không phù hợp với trình độ
chuyên môn, mặc dù họ vẫn có nhu cầu làm việc.
- Thất nghiệp không tự nguyện: là hiện tượng người lao động có khả năng lao
động, trong độ tuổi lao động có nhu cầu làm việc và chấp nhận mức lương được trả,
nhưng người sử dụng lao động không chấp nhận hay không có người sử dụng lao
động nên thất nghiệp.
Căn cứ vào mức độ thất nghiệp có:
- Thất nghiệp toàn phần: có nghĩa là người lao động hoàn toàn không có việc làm
hay thời gian làm việc thực tế mỗi tuần dưới 8 giờ và họ vẫn có nhu cầu làm thêm.
- Thất nghiệp bán phần: có nghĩa là người lao động vẫn có việc làm, nhưng khối
lượng công việc ít hay thời gian lao động thực tế trung bình chỉ đạt 3 đến 4 giờ
trong một ngày làm việc và họ vẫn có nhu cầu làm thêm.
4. Nguyên nhân thất nghiệp:
Trong lịch sử loài người, thất nghiệp chỉ xuất hiện trong xã hội tư bản. Ở
xã hội cộng đồng nguyên thủy, việc phải duy trì trật tự trong bầy đàn buộc
mọi thành viên phải đóng góp lao động và được làm việc. Trong xã hội
phong kiến châu Âu, truyền đời đất đai đảm bảo rằng con người luôn có việc
làm. Ngay cả trong xã hội nô lệ, chủ nô cũng không bao giờ để tài sản của
họ (nô lệ) rỗi rãi trong thời gian dài. Các nền kinh tế theo học thuyết Mác-
Lênin cố gắng tạo việc làm cho mọi cá nhân, thậm chí là phình to bộ máy
nếu cần thiết (thực tế này có thể gọi là thất nghiệp một phần hay thất nghiệp
ẩn nhưng đảm bảo cá nhân vẫn có thu nhập từ lao động).
Trong xã hội tư bản, giới chủ chạy theo mục đích tối thượng là lợi nhuận,
mặt khác họ không phải chịu trách nhiệm cho việc sa thải người lao động, do
đó họ vui lòng chấp nhận tình trạng thất nghiệp, thậm chí kiếm lợi từ tình
trạng thất nghiệp. Người lao động không có các nguồn lực sản xuất trong tay
để tự lao động phải chấp nhận đi làm thuê hay thất nghiệp.
Các học thuyết kinh tế học giải thích thất nghiệp theo các cách khác nhau.
Kinh tế học Keynes nhấn mạnh rằng nhu cầu yếu sẽ dẫn đến cắt giảm sản
xuất và sa thải công nhân (thất nghiệp chu kỳ). Một số khác chỉ rằng các vấn
đề về cơ cấu ảnh hưởng thị trường lao động (thất nghiệp cơ cấu). Kinh tế
học cổ điển và tân cổ điển có xu hướng lý giải áp lực thị trường đến từ bên
ngoài, như mức lương tối thiểu, thuế, các quy định hạn chế thuê mướn người
lao động (thất nghiệp thông thường). Có ý kiến lại cho rằng thất nghiệp chủ
yếu là sự lựa chọn tự nguyện. Chủ nghĩa Mác giải thích theo hướng thất
nghiệp là thực tế giúp duy trì lợi nhuận doanh nghiệp và chủ nghĩa tư bản.
Các quan điểm khác nhau có thể đúng theo những cách khác nhau, góp phần
đưa ra cái nhìn toàn diện về tình trạng thất nghiệp.
Việc áp dụng nguyên lý cung - cầu vào thị trường lao động giúp lý giải tỷ
lệ thất nghiệp cũng như giá cả của lao động. Nghiên cứu của Ngân hàng Thế
giới ở Châu Phi, Trung Đông và Châu Mỹ Latinh chỉ ra, ở các nước đang
phát triển, tình trạng thất nghiệp cao trong phụ nữ và thanh niên còn là hậu
quả của những quy định về trách nhiệm chủ lao động.
Trong nền kinh tế thị trường có rất nhiều nguyên nhân gây ra thất nghiệp và kèm
theo đó là những tác động xấu đến sự phát triển kinh tế xã hội và sự ổn định của đất
nước. Một số nguyên nhân chính là:
- Chu kỳ kinh doanh có thể mở rộng hay thu hẹp do sự điều tiết của thị trường. Khi

mở rộng thì thu hút thêm lao động, nhưng khi thu hep thì lại dư thừa lao động, làm
cho cung cầu lao động trên thị trường sức lao động co giãn, thay đổi gây ra hiện tượng
thất nghiệp.
- Do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự tự động hoá quá trình sản xuất
diễn ra nhanh chóng, nên trong một chừng mực nhất định máy móc đã thay thế con
người. Vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, các nhà sản xuất luôn tìm cách mở rộng sản
xuất và đổi mới công nghệ, đưa tự động hoá vào quá trình sản xuất nhằm nâng cao
chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để cạnh tranh. Những cỗ máy tự động đó đã thay
thế cho hang chục , hang trăm công nhân, do đó gây ra hiện tượng thất nghiệp.
- Sự gia tăng dân số và nguồn lao động, cùng với quá trình quốc tế hoá và toàn cầu
hoá kinh tế cũng có những mặt tác động tiêu cực đến thị trường, làm một bộ phận
người lao động bị thất nghiệp. Nguyên nhân này chủ yếu diễn ra ở những nước đang
phát triển có dân số và nguồn lao động tăng nhanh.
- Do người lao động không ưu thích công việc đang làm hay địa điểm làm việc, họ
phải đi tìm công việc mới, địa điểm mới.
- Một nguyên nhân nữa là do tính chất thời vụ của nghề nghiệp thường gây ra hiện
tượng thất nghiệp mùa vụ.
Những nguyên nhân trên gây ra tình trạng thất nghiệp luôn tồn tại trong nền kinh tế.
Do đó việc nghiên cứu các nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp là rất cần thiết để tìm các
giải pháp nhằm làm giảm bớt thất nghiệp
5. Những ảnh hưởng của thất nghiệp đến phát triển kinh tế xã hội:
Thất nghiệp đã gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động và gia đình
họ, đồng thời tác động mạnh đến tất cả các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi
quốc gia.
a. Thất nghiệp gây ra sự thiệt thòi với mỗi cá nhân
Không có việc làm đồng nghĩa với hạn chế giao tiếp với những người lao
động khác, tiêu tốn thời gian vô nghĩa, áp lực tâm lý và tất nhiên là không có
khả năng chi trả, mua sắm vật dụng thiết yếu cũng như các hàng hóa tiêu
dùng. Yếu tố sau là vô cùng trầm trọng cho người gánh vác nghĩa vụ gia
đình, nợ nần, chi trả chữa bệnh. Những nghiên cứu cụ thể chỉ ra rằng, gia
tăng thất nghiệp đi liền với gia tăng tỷ lệ tội phạm, tỷ lệ tự tử, và suy giảm

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top