daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Tập thơ “Điêu tàn”
của Chế Lan Viên
Nhóm: 04
Chương 1: Giới thiệu Chế Lan Viên và tập thơ “Điêu Tàn”
1.1 Cuộc đời và Sự nghiệp văn học của Chế Lan Viên
1.1.1Cuộc đời của Chế Lan Viên
1.1.2 Sự nghiệp văn học
1.2 Tập thơ Điêu Tàn - Niềm kinh dị
1.2.1 Hoàn Cảnh ra đời
1.2.2 “Điêu tàn”- quan niệm thơ của Chế Lan Viên trước cách mạng tháng Tám









Nội dung chính
Chương 2 Giá trị nội dung và nghệ thuật của tập thơ Điêu Tàn
2.1 Nội dung của tập thơ Điêu Tàn
1.1 Cái tui trữ tình trong tập thơ
1.1.1 Cái tui cô đơn
1.1.2 Cái tui đau khổ, ưu phiền
1.1.3 Cái tui ngập trong “điên loạn”
1.1.4 Cái tui bế tắc tuyệt vọng
1.1.4 Cái tui chối bỏ thực tại
1.2 Thế giới hình ảnh trong tập thơ điêu tàn
2.2 Nghệ thuật của tập thơ Điêu Tàn
2.1 Chất suy tưởng, trí tuệ
2.2 Không gian nghệ thuật trong “Điêu tàn”
2.2.1 Không gian hiện thực trần thế đầy ánh sáng
2.2.2 Không gian của cõi âm và bóng tối
2.2.3 Không gian của vũ trụ rộng lớn
2.3 Màu sắc - phương diện mỹ học đặc sắc trong tập thơ “Điêu tàn”
2.4 Hình ảnh kinh dị trong Điêu Tàn
2.5 Thủ pháp nghệ thuật tương phản, đối lập
2.5.1 Tương phản đối lập trong các hình tượng thơ
2.5.2 Tương phản đối lập trong nghệ thuật xây dựng thời gian và không gian
2.6 Đề tài

Chương 3: So sánh Chế Lan Viên với một số nhà thơ cùng thời
3.1 Trong nội bộ trường thơ loạn
3.2 So sánh Chế Lan Viên với một số nhà thơ trong phong trào thơ mới
PHẦN KẾT LUẬN
1.1 Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Chế Lan Viên
1.1.1 Cuộc đời của Chế Lan Viên
Chế Lan Viên (1920 - 1989) tên thật là Phan Ngọc Hoan. Quê tại làng An Xuân, xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
năm 1927, ông chuyển vào An Nhơn, Bình Định. Đó là mảnh đất làm nên cảm hứng trong thơ của ông trước cách mạng.
Năm 1954, ông về Hà Nội tiếp tục hoạt động văn học, nhiều năm tham gia lãnh đạo hội nhà văn Việt Nam.
Con đường thơ Chế Lan Viên trải qua nhiều chặng đường với những bước ngoặt đánh dấu sự chuyển biến tư tưởng và những tìm tòi đổi mới nghệ thuật của nhà thơ.

Chương 1: Giới thiệu Chế Lan Viên và tập thơ “Điêu Tàn”
1.1 Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Chế Lan Viên
1.1.2 Sự nghiệp văn học
Các tập thơ: Điêu Tàn (1937), Ánh sáng và phù sa (1960), Di cảo thơ, tập I (1992), tập II (1993), tập III (1996).
- Các tập tiểu luận - phê bình: Vào nghề (1962), Phê bình văn học (1962), Suy nghĩ và bình luận (1971), Từ gác Khuê Văn đến quán Trung Tân (1981).
Chương 1: Giới thiệu Chế Lan Viên và tập thơ “Điêu Tàn”
1.1 Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Chế Lan Viên
1.2 Tập thơ “Điêu tàn”
1.2.1 Nguyên nhân và hoàn cảnh ra đời
Vì chứng kiến cảnh nước non
Chàm oanh liệt bị tàn lụi dần theo năm
tháng, viễn tưởng biết đâu nước non
Việt Nam cũng sẽ điêu tàn.
Hoàn cảnh đau buồn cô đơn, đó là cha
mất từ nhỏ nên trong tâm trí của cậu
thiếu niên 16, 17 tuổi đã hình thành
nỗi ám ảnh.
Chế Lan Viên là người có trí tưởng
tượng thần bí.
Năm 1937, Chế Lan Viên xuất bản tập thơ
“Điêu Tàn” .

Chương 1: Giới thiệu Chế Lan Viên và tập thơ “Điêu Tàn”
5. Tháp Đôi
4. Tháp Thủ Thiện
3. Tháp Bình Lâm
2. Tháp Phú Lộc
1. Tháp Cánh Tiến
1.1 Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Chế Lan Viên
1.2.2 “Điêu tàn”- quan niệm thơ của Chế Lan Viên trước cách mạng tháng Tám

Chương 1: Giới thiệu Chế Lan Viên và tập thơ “Điêu Tàn”
Chế Lan Viên đã có một tuyên ngôn về thơ nổi tiếng trong lời tựa tập thơ “Điêu tàn”: “Hàn Mặc tử nói: làm thơ tức là điên. tui nói thêm: làm thơ là sự phi thường. Thi sĩ không phải là Người. Nó là người Mơ, người Say, người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu. Nó thoát hiện tại, nó xối trộn dĩ vãng. Nó ôm trùm tương lai. Người ta không hiểu được nó vì nó nói những cái vô nghĩa, tuy rằng những cái vô nghĩa hợp lí. Nhưng thường thường nó không nói. Nó gào, nó thét, nó khóc, nó cười. Cái gì của nó cũng tột cùng. Nó gào vỡ sọ, nó thét đứt đầu, nó khóc trào máu mắt, nó cười tràn cả tuỷ là tuỷ”.
2.1 Giá trị nội dung
2.1.1 Điêu tàn thể hiện cái tui trữ tình của Chế Lan Viên
2.1.1.1 Cái tui cô đơn
Vượt ra khỏi giới hạn thơ cổ, Thơ Mới bắt đầu dung nạp và dưỡng nuôi cái tui cá nhân.
Cái tui trong Thơ Mới bắt nguồn từ thực tại. Khi bất mãn với thực tại con người quay vào hướng nội, gặm nhắm nỗi cô đơn của mình.
Trong “Điêu tàn” tiếng kêu hốt hoảng mà sâu thẳm, tiếng kêu khắc khoải về nỗi cô đơn của con người đã nhiều lần cất lên:
“Ai kêu ta trong cùng thẳm hư vô
Ai réo gọi giữa muôn sao chới với”
(Ngủ trong sao)

Chương 2: Giá trị nội dung - nghệ thuật tập thơ “Điêu tàn”
2.1 Giá trị nội dung
2.1.1 Điêu tàn thể hiện cái tui trữ tình của Chế Lan Viên
2.1.1.1 Cái tui cô đơn
Với Chế Lan Viên, ngay chỉ việc tìm cảm hứng trong hoài niệm cũng bộc lộ rõ sự cô đơn của ông đối với thực tại.
Chế Lan Viên tìm về quá khứ nhưng không phải quá khứ tàn tạ mà là quá khứ đau thương của dân tộc Chàm.
Như một nỗi niềm dễ lây lan, cái tui cô đơn rợn ngợp ấy triền miên trong “Điêu tàn” nhanh chóng trở thành cảm hứng chủ đạo của tập thơ.
Cái tui trong “Điêu tàn” là cái tui nội cảm, cô đơn, bế tắc của Chế Lan Viên.
Chương 2: Giá trị nội dung - nghệ thuật tập thơ “Điêu tàn”
2.1 Giá trị nội dung
2.1.1 Điêu tàn thể hiện cái tui trữ tình của Chế Lan Viên
2.1.1.2 Cái tui đau khổ, ưu phiền
- “những ưu phiền, đau khổ, với buồn lo” nó phát sinh từ sự tàn phá của thời gian, và sự chuyển dời vô cùng của vũ trụ.
“Ngày mai đây muôn loài rồi tan rã
Vũ trụ kia rồi biến ra hư không”
Và:
“Cả dĩ vãng là chuỗi mồ vô tận
Và tương lai là chuỗi huyệt chưa thành
Và hiện tại, biết cùng chăng bạn hỡi
Cũng đương chôn lặng lẽ chuỗi ngày xanh”
- Nước non Chàm oanh liệt kia đã Điêu Tàn... biết đâu, non nước Việt Nam cũng sẽ điêu tàn. Viễn tưởng ấy làm cho ông đau lòng, ông cất tiếng lâm li khóc để thức tỉnh chính toàn dân tộc ta.

Chương 2: Giá trị nội dung - nghệ thuật tập thơ “Điêu tàn”
2.1 Giá trị nội dung
2.1.1 Điêu tàn thể hiện cái tui trữ tình của Chế Lan Viên
2.1.1.3 Cái tui ngập trong “điên loạn”
Chính cái tui điên loạn này đã chứng minh quan niệm cho “Trường thơ Loạn” của Chế Lan Viên.
Tên tập thơ: Nhan đề “Điêu tàn” có cái gì đó mất mát, lụi dần. Nhan đề thể hiện cảm thức của tác giả đối với toàn bộ tập thơ, là cảm thức về sự lụi tàn, là những mất mát khó vực dậy nổi, là lời khóc thương chân chính của một người nghệ sĩ chân chính trong thế giới “điêu tàn”.
Tên nhan đề của từng bài thơ trong tập thơ “Điêu tàn”: trong những bài thơ riêng biệt khi đọc tên những bài thơ mỗi chúng ta cũng cảm nhận được “hơi lạnh” toát ra từ những tên gọi đó.
Chương 2: Giá trị nội dung - nghệ thuật tập thơ “Điêu tàn”
2.1 Giá trị nội dung
2.1.1 Điêu tàn thể hiện cái tui trữ tình của Chế Lan Viên
2.1.1.3 Cái tui ngập trong “điên loạn”
Điên loạn qua hình ảnh: Đọc thơ “Điêu tàn” của Chế Lan Viên ta vẫn thường thấy những hình ảnh hết sức “loạn” và những hình ảnh đó có thể gây kinh hãi. Ông thường nhắc đến những hình ảnh như: “sọ, máu, xương, tủy, nấm mồ”…
“Trên một nấm mồ tàn ta nhặt được
Khớp xương ma trắng tựa não cân người
Tủy đã cạn, nhưng vẫn đầm hơi ướt,
Máu tuy khô, còn đượm khí tanh hôi.”
(Xương khô)
- Giọng thơ “điên loạn”: Được thể hiện ngay ở lời đề tựa của tập thơ do Chế Lan Viên viết.
Chương 2: Giá trị nội dung - nghệ thuật tập thơ “Điêu tàn”
2.1 Giá trị nội dung
2.1.1 Điêu tàn thể hiện cái tui trữ tình của Chế Lan Viên
2.1.1.4 Cái tui bế tắc, tuyệt vọng
- Tập thơ là giọng buồn ảo não, có pha màu huyền bí.
Ông cay đắng khi nhận ra cái thế giới xung quanh mình đầy rẫy những trò gian trá, bịp bợm, thâm hiểm và xảo quyệt.
Chế Lan Viên tìm đến thơ để gửi gắm và giãi bày sự suy ngẫm của mình về cuộc sống. Ông nói đến nỗi đau của dân tộc Chàm cũng là để bộc lộ nỗi đau của chính mình trước cảnh đời hiện tại.
Ông cảm nhận sâu sắc về sự vô nghĩa, “cái u buồn”, “u tối”, “cái sầu vô hạn” :
“Với tui tất cả đều vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!”
( Xuân )
Chương 2: Giá trị nội dung - nghệ thuật tập thơ “Điêu tàn”
2.1 Giá trị nội dung
2.1.1 Điêu tàn thể hiện cái tui trữ tình của Chế Lan Viên
2.1.1.4 Cái tui bế tắc, tuyệt vọng
- Con người cô đơn, tuyệt vọng là mảnh hồn tàn:
“Ta lặng lẽ nhìn muôn sao tự hỏi:
Mảnh hồn ta tiêu diệt tự bao giờ?
Mà trong chiếc hòm con kia u tối,
Có phải chăng thi thể của người ta?
Văng vẳng nghe trong không giới bao la
Một vì sao êm gieo lời đáp lại!”
(Đám ma)
- Thơ Chế Lan Viên trước cách mạng là sự bế tắc của cái tui không tìm ra hướng đi cho mình.
Chương 2: Giá trị nội dung - nghệ thuật tập thơ “Điêu tàn”
2.1 Giá trị nội dung
2.1.1 Điêu tàn thể hiện cái tui trữ tình của Chế Lan Viên
2.1.1.5 Cái tui chối bỏ thực tại
Đây là hệ quả là sản phẩm tất yếu của cái tui Thơ Mới, cái tui Chế Lan Viên.
Chế Lan Viên đã mở rộng và quay ngược lối thoát ấy về một quá khứ xa xăm mong níu giữ tâm hồn bấn loạn, đang bị tổn thương của mình.
Ta bắt gặp trong “Điêu tàn” một kiểu thoát li trong một thế giới riêng biệt:
“Ai tưởng đến tháp Chàm kia trơ trọi
Tháng ngày luôn rộng cửa đợi ma Hời
Ai nhìn đến làn thương rêu lở lói
Trên thịt hồng nứt nẻ gạch Chàm tươi”
Chương 2: Giá trị nội dung - nghệ thuật tập thơ “Điêu tàn”
2.1 Giá trị nội dung
2.1.1 Điêu tàn thể hiện cái tui trữ tình của Chế Lan Viên
2.1.1.5 Cái tui chối bỏ thực tại
Chế Lan Viên đi triền miên trong những tháp, những tượng, những đền đài hoang phế đó.
- Tuy nhiên con đường ấy lại gặp phải hố thẳm của địa ngục trần gian cho nên thi nhân mới thốt lên:
“Hãy cho tui một nấm mộ hoang tàn
Đào đất lên cậy cả nắp hòm săng
Hãy chôn chặt thân ta vào chốn ấy”
(Máu xương)
- Chế Lan Viên đưa ngòi bút của mình chìm sâu trong thế giới ấy và tương quan với nó, tâm hồn ông cũng đau đớn, quằn quại. Kiểu thoát li trong “ Điêu tàn” là tiêu cực và mang màu sắc điên loạn.
Chương 2: Giá trị nội dung - nghệ thuật tập thơ “Điêu tàn”
2.1 Giá trị nội dung
2.1.2 “Điêu tàn” - thế giới siêu hình, kinh dị
- Thế giới trong “Điêu tàn” là thế giới của hồn ma, não sọ, mồ chôn, xương tuỷ, của những bóng ma Hời, những “Cái sọ người”, “Mồ không”, “Những nấm mồ”, “Đống xương khô”, “Đám ma”, “Bóng tối”, “Máu xương”… Chế Lan Viên đã hướng ngòi bút của mình vào một thế giới của sự huỷ diệt, siêu hình, của những linh hồn vất vưởng:
“Hồn ma ơi? Hồn ma ơi! có nhớ
Nơi mi hằng chôn gửi hận trần gian
Nơi đã khô của mi bao máu đỏ
Bao tuỷ nồng, não trắng với xương tàn?”
(Mồ không)
Chương 2: Giá trị nội dung - nghệ thuật tập thơ “Điêu tàn”
2.2 Giá trị nghệ thuật
2.2.1 Chất suy tưởng, trí tuệ
Chế Lan Viên là một triết gia, một nhà tư tưởng trong thi ca.
Thơ Chế Lan Viên rất giàu chất suy tưởng, trí tuệ. Ý nghĩa triết lý, tư tưởng được tạo lập, được toát ra từ hình tượng, hình ảnh, từ ngôn ngữ của bài thơ.
Chế Lan Viên không bao giờ miêu tả chỉ để miêu tả.
Mặt khác thơ ca không phải sinh ra là để làm công việc miêu tả, đó là cả một thế giới của những suy tưởng, của những tưởng tượng, của cái ảo giác, cả những cái siêu thực.
Hiện thực trong thơ Chế Lan Viên không phải đơn giản là cái nhìn thấy, mà là cái cảm thấy, nghĩ thấy. Nó là cái được khái quát, nhào nặn qua tư duy, qua suy tưởng, qua tưởng tượng, có thể bị xáo trộn, bị gián đoạn, nó là cái vô nghĩa hợp lý...
Chương 2: Giá trị nội dung - nghệ thuật tập thơ “Điêu tàn”
2.2 Giá trị nghệ thuật
2.2.1 Chất suy tưởng, trí tuệ
- Ông chỉ khắc sâu nỗi "điêu tàn" đang có của nó để phục sinh những tâm hồn bị vong nô:
“Ai tưởng đến tháp Chàm kia trơ trọi
Tháng ngày luôn rộng cửa đợi ma Hời
Ai nhìn đến làn thương rêu lở lói
Trêu thịt hồng nứt nẻ gạch Chàm tươi”
(Thu về)
- “Điêu tàn” vì thế phần nào có thể làm cho một số người biết suy nghĩ và nhớ lại thân phận đích thực của mình cùng những bài học lịch sử đầu lòng của một dân tộc chưa bao giờ chịu làm nô lệ.
Chương 2: Giá trị nội dung - nghệ thuật tập thơ “Điêu tàn”
2.2 Giá trị nghệ thuật
2.2.2 Không gian nghệ thuật
2.2.2.1 Không gian hiện thực trần thế
- Không gian trong tập thơ “Điêu tàn” xuất hiện không gian tươi đẹp tràn đầy sức sống của trần gian như:
“Cũng mới độ nào trong gió lộng
Nến lau bừng sáng núi lau xanh
Bướm vàng nhè nhẹ bay ngang gió
Những khóm tre cao rũ trước thành”
(Thu)
Càng bế tắc thì lại càng khát khao níu đời, vì thế nhưng vần thơ trong sáng mà nhà thơ viết nên luôn vô cùng đẹp đẽ, tươi sáng.
Không gian ấy xuất hiện rất ít bởi cái tui không thể tìm thấy chỗ đứng trong hiện thực mà luôn vươn tới cõi siêu nhiên vĩnh hằng.
Chương 2: Giá trị nội dung - nghệ thuật tập thơ “Điêu tàn”
2.2 Giá trị nghệ thuật
2.2.2 Không gian nghệ thuật
2.2.2.2 Không gian của cõi âm
- Không gian máu và xương: Hai hình tượng này không tách rời mà gắn bó với nhau và chúng tồn tại trong mối quan hệ cộng hưởng với những biểu tượng khác. “Trên một nấm mồ tàn ta nhặt được
Khớp xương ma trắng tựa não cân người,
Tủy đã cạn, nhưng vẫn đầm hơi ướt,
Máu tuy khô, còn đậm khí tanh hôi”
(Xương khô)
- Máu và xương là biểu tượng cho không gian của cõi âm, của một quá khứ đã lụi tàn gợi nhắc về một đất nước đã mất.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top