daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
CHƯƠNG I: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Mạch điện và các đại lượng cơ bản
1.1 Mạch điện
Mạch điện: một hệ gồm các thiết bị điện, điện tử ghép lại trong đó xảy ra quá trình truyền đạt, biến đổi năng lượng hay tín hiệu điện đo bởi các đại lượng dòng điện, điện áp.
Mạch điện được cấu trúc từ các thành phần riêng rẽ đủ nhỏ, thực hiện các chức năng xác định được gọi là các phần tử mạch điện. Hai loại phần tử chính của mạch điện là nguồn và phụ tải.
- Nguồn: các phần tử dùng để cung cấp năng lượng điện hay tín hiệu điện cho mạch.
VD: máy phát điện, acquy …
- Phụ tải: các thiết bị nhận năng lượng hay tín hiệu điện.
VD: động cơ điện, bóng điện, bếp điện, bàn là …
Ngoài 2 thành phần chính như trên, mạch điện còn có nhiều loại phần tử khác nhau như: phần tử dùng để nối nguồn với phụ tải (VD: dây nối, dây tải điện…); phần tử làm thay đổi áp và dòng trong các phần khác của mạch (VD: máy biến áp, máy biến dòng …); phần tử làm giảm hay tăng cường các thành phần nào đó của tín hiệu (VD: các bộ lọc, bộ khuếch đại…).
Trên mỗi phần tử thường có một đầu nối ra gọi là các cực để nối nó với các phần tử khác. Dòng điện đi vào hay đi ra phần tử từ các cực. Phần tử có thể có 2 cực (điện trở, cuộn cảm, tụ điện …), 3 cực (transistor, biến trở …) hay nhiều cực (máy biến áp, khuếch đại thuật toán …).



1.2. Các đại lượng cơ bản

* Điện áp
Điện áp giữa 2 điểm A và B là công cần thiết để làm dịch chuyển một đơn vị điện tích (1 Coulomb) từ A đến B.
Đơn vị: V (Volt)
UAB = VA – VB
UAB = - UBA
UAB : điện áp giữa A và B.
VA; VB: điện thế tại điểm A, B.
* Dòng điện
Dòng điện là dòng các điện tích chuyển dịch có hướng. Cường độ dòng điện (còn gọi là dòng điện) là lượng điện tích dịch chuyển qua một bề mặt nào đó (VD: tiết diện ngang của dây dẫn …).
Đơn vị: A (Ampere)
Chiều dòng điện theo định nghĩa là chiều chuyển động của các điện tích dương (hay ngược chiều với chiều chuyển động của các điện tích âm). Để tiện lợi, người ta chọn tuỳ ý một chiều và kí hiệu bằng mũi tên và gọi là chiều dương của dòng điện. Nếu tại một thời điểm t nào đó, chiều dòng điện trùng với chiều dương thì dòng điện mang dấu dương (i > 0); còn nếu chiều dòng điện ngược chiều dương thì dòng điện mang dấu âm (i < 0).

0,52 x 2 = 1,04
0,04 x 2 = 0,08

 0,69D = 0,10110B
- Một số tính chất của số nhị phân:
+ Số nhị phân N bit có tầm giá trị từ 0  (2N - 1)
+ Số nhị phân chẵn (chia hết cho 2) có LSB = 0
+ Số nhị phân lẻ (không chia hết cho 2) có LSB = 1
+ Bit còn được dùng để làm đơn vị đo lường thông tin
- Các bội số của bit là:
1 byte = 8 bit
1 KB (kilobyte) = 210 byte = 1024 byte
1 MB (megabyte) = 210 KB
1 GB (gigabyte) = 210 MB
1.4.3. Hệ bát phân (octal)
Có cơ số là 8, sử dụng 8 ký số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
Hệ bát phân được ký hiệu bởi ký tự O hay số 8 dưới dạng chỉ số dưới.
Ví dụ: 367O hay 3678
- Chuyển đổi giữa hệ bát phân và hệ thập phân
+ Hệ bát phân  Hệ thập phân
Tính giá trị của số bát phân cần chuyển.
Ví dụ: 2738= 2.82 + 7.81 + 3.80 = 2 x 64 + 7 x 8 + 3 x 1 = 18710


2. Các phần tử hai cực
2.1 Các phần tử hai cực thụ động
2.1.1 Điện trở
Là phần tử đặc trưng cho hiện tượng tiêu tán năng lượng điện từ .
Ký hiệu: R – Đơn vị: Ohm (Ω)
G = : điện dẫn – Đơn vị: Ω-1 hay Siemen (S)
Ghép nhiều điện trở:
- Nối tiếp:
- Song song:
Quan hệ giữa dòng và áp của điện trở tuân theo định luật Ohm.

U(t) = R.I(t)
U(t): Điện áp giữa 2 đầu điện trở (V)
I(t): Dòng điện giữa 2 đầu điện trở (A)
R : Điện trở (Ω) I(t) = G.U(t)
U(t): Điện áp giữa 2 đầu điện trở (V)
I(t): Dòng điện giữa 2 đầu điện trở (A)
G: Điện dẫn (Ω-1 /S)
Khi R = 0 (G = ∞): mô hình ngắn mạch.
Khi R = ∞ (G= 0): mô hình hở mạch.
Công suất tiêu thụ trên điện trở : P = UI = RI2 (W)
* Các thông số cần quan tâm của điện trở :
- Trị danh định: giá trị xác định của điện trở.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top