daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Áp dụng mô hình học tập blended learning trong giảng dạy học phần Basic IELTS 1 cho sinh viên theo chương trình đào tạo chất lượng cao năm thứ nhất trường Đại học Thương mại
TÓM LƢỢC
Với mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy học phần Basic IELTS 1 cho sinh viên đang theo học chương trình đào tạo chất lượng cao khoa Tài chính – Ngân hàng, trường đại học Thương Mại, nghiên cứu với tiêu đề “Áp dụng mô hình học tập Blended Learning trong giảng dạy học phần Basic IELTS 1 cho sinh viên theo chƣơng trình đào tạo chất lƣợng cao năm thứ nhất trƣờng đại học Thƣơng Mại” đã được thực hiện. Nghiên cứu này tìm hiểu hiệu quả của mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) trong việc nâng cao kết quả học tập bốn kỹ năng nghe, nói, đọc và viết cho sinh viên năm thứ nhất theo chương trình đào tạo chất lượng cao đang học học phần Basic IELTS 1, trường đại học Thương Mại. Nghiên cứu thực nghiệm trên hai lớp, một lớp đối chứng được học theo phương pháp giảng dạy truyền thống trên lớp và một lớp thử nghiệm được học kết hợp trên lớp và học trực tuyến. Phiếu điều tra, khảo sát, phỏng vấn và bài kiểm tra được áp dụng để đánh giá hiệu quả của việc áp dụng mô hình học tập kết hợp đối với học phần Basic IELTS 1. Kết quả điều tra cho thấy mô hình học tập này giúp nâng cao kết quả học tập cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc và viết. Từ đó, nghiên cứu đưa ra cách thức áp dụng mô hình học tập kết hợp cho việc nâng cao kết quả học Basic IELTS 1 cho sinh viên theo học hệ chất lượng cao năm thứ nhất trường Đại học Thương mại một cách hiệu quả nhất.
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i TÓM LƢỢC ............................................................................................................. ii MỤC LỤC................................................................................................................ iii DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT............................................... vi THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƢỜNG .... vii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Tổng quan nghiên cứu của đề tài ............................................................................2 2.1. Trong nước...........................................................................................................2 2.2. Ngoài nước...........................................................................................................6 3. Mục tiêu đề tài.........................................................................................................8 3.1. Mục tiêu chung.....................................................................................................8 3.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................8 3.3. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................9 4. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................9 5. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................9 6. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................10 7. Cấu trúc của bài nghiên cứu..................................................................................11 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..........................13 1.1. Định nghĩa Blended Learning ............................................................................13 1.2. Cấu trúc Blended learning..................................................................................15 1.3. Các mô hình của Blended Learning...................................................................16 1.3.1. Mô hình blended face - to – face.....................................................................16 1.3.2. Mô hình rotation (sự luân phiên) ....................................................................16 1.3.3. Mô hình flex.....................................................................................................17 1.3.4. Mô hình lab school..........................................................................................17 1.3.5. Mô hình self-blended.......................................................................................17 1.3.6. Mô hình online driver......................................................................................17 1.4. Các xu thế thiết kế Blended learning .................................................................18 1.5. Áp dụng mô hình Blended Learning trong đào tạo đại học trên thế giới ..........19 1.5.1. Ưu điểm ...........................................................................................................19
iii

1.5.2. Hạn chế ...........................................................................................................23 CHƢƠNG II: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................................................24 2.1. Cách tiếp cận các mẫu khảo sát .........................................................................24 2.1.1. Cách tiếp cận: .................................................................................................24 2.1.2. Cách tiếp cận các mẫu khảo sát: ....................................................................24 2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................24 2.2.1. Loại dữ liệu .....................................................................................................26 2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp .............................................................27 2.2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu..............................................................................27 2.3. Kết quả khảo sát qua bảng hỏi ...........................................................................27 2.3.1. Về việc sở hữu máy tính cá nhân, máy tính để bàn của sinh viên: .................28 2.3.2. Về cơ hội sử dụng mạng Internet của sinh viên ..............................................28 2.3.4. Về một số lợi ích khác của mô hình học tập kết hợp đối với tổ chức đào tạo nói chung, nhóm nghiên cứu thu được kết quả:........................................................30 2.3.5. Về nhu cầu và mức độ hài lòng của SV đối với mô hình BL...........................30 2.4. Kết quả nghiên cứu qua phỏng vấn....................................................................32 2.4.1. Khó khăn, bất cập sinh viên gặp phải khi áp dụng mô hình này ....................32 2.4.2. Đánh giá hiệu quả của mô hình với từng kỹ năng trong quá trình học tập....33 2.5. Kết quả bài kiểm tra trước và sau thử nghiệm ...................................................35 CHƢƠNG III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP....................................37 3.1. Hiệu quả của mô hình học tập Blended Learning..............................................37 3.2. Đề xuất cách thức áp dụng mô hình học tập Blended Learning ........................38 3.2.1. Đối với sinh viên .............................................................................................38 3.2.2. Đối với giáo viên .............................................................................................40 3.2.3. Vận dụng mô hình ...........................................................................................40 3.2.4. Các học phần nên áp dụng mô hình học tập BL .............................................41 3.3. Đề xuất cho nghiên cứu khác .............................................................................42 KẾT LUẬN ..............................................................................................................43 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................44 PHỤ LỤC.................................................................................................................47
iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Kết quả kiểm tra lớp thử nghiệm 20751......................................................35 Bảng 2. Kết quả kiểm tra lớp đối chứng 20747 ........................................................35
Hình 1. Sơ đồ mô hình học tập kết hợp ....................................................................14 Hình 2. Tỉ lệ SV sở hữu máy tính cá nhân, máy tính để bàn ....................................28 Hình 3. Cơ hội sử dụng mạng Internet......................................................................28 Hình 4. Lợi ích của mô hình học tập kết hợp đối với sinh viên................................29 Hình 5. Một số lợi ích khác của mô hình đào tạo kết hợp nói chung .......................30 Hình 6. Mức độ hài lòng của sinh viên với mô hình BL ..........................................31 Hình 7. Mức độ tiến bộ của các kỹ năng của SV ......................................................31 Hình 8. So sánh sự tiến bộ giữa lớp thử nghiệm và lớp đối chứng...........................36
v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
BL : Blended Learning B-learning : Blended learning ĐH : Đại học
GV : Giáo viên
SV : Sinh viên
vi

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƢỜNG
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Áp dụng mô hình học tập Blended Learning trong giảng dạy
học phần Basic IELTS 1 cho sinh viên theo chƣơng trình đào tạo chất lƣợng cao năm thứ nhất trƣờng đại học Thƣơng Mại
- Mã số: CS20-56
- Chủ nhiệm: ThS. Dương Thị Hồng Thắm
- Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Thương Mại
- Thời gian thực hiện: 8 tháng (1/8/2020 đến 30/3/2021)
2. Mục tiêu:
Nghiên cứu này được thực hiện để thực hiện một số mục tiêu chung như sau: (1) hệ thống cơ sở lý luận về mô hình học tập kết hợp (Blended Learning)
(2) đánh giá hiệu quả của mô hình học tập kết hợp
(3) đề xuất định hướng phát triển cách học tập, đào tạo dựa trên công
nghệ thông tin và đề xuất cách thức triển khai mô hình học tập phù hợp áp dụng Blended Learning cho học phần Basic IELTS 1.
Với những mục tiêu chung như trên, nghiên cứu này được thực hiện thực hiện những mục tiêu cụ thể sau:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận, phân tích đặc điểm, lợi ích của mô hình Blended Learning
- Tìm hiểu thực trạng, tính khả thi và nhu cầu, thái độ của sinh viên đối với mô hình học tập này
- Đưa mô hình vào thử nghiệm, đánh giá hiệu quả việc áp dụng mô hình Blended Learning trong việc nâng cao kết quả học tập học phần Basic IESLTS 1 cho sinh viên năm nhất hệ chất lượng cao trường Đại học Thương mại.
vii

- Tìm ra cách thức triển khai mô hình học tập kết hợp phù hợp nhất cho các em sinh viên năm nhất theo chương trình đào tạo chất lượng cao với học phần Basic IELTS 1.
3. Tính mới và sáng tạo:
Sự phát triển của hình thức dạy học trực tuyến đã giúp cho việc “Học mọi nơi, học mọi lúc, học mọi thứ, học mềm dẻo, học một cách mở và học suốt đời” của con người trở thành hiện thực và là một xu hướng tất yếu có tính cách mạng đối với hoạt động dạy học. Hình thức dạy học kết hợp (Blended learning) có thể được coi là sự kết hợp giữa hình thức dạy học trực tuyến với hình thức dạy học giáp mặt khi triển khai dạy học một mộn học, một học phần hay một một chủ đề cụ thể, đây là hình thức dạy học đã và đang khá phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam, các nghiên cứu và sử dụng hình thức dạy học kết hợp đã hình thành và từng bước phát triển từ đầu thế kỷ 21 đến nay. Tuy nhiên, do các điều kiện về chính sách, nguồn lực chính phủ và địa phương, cơ hội của giáo viên và sinh viên tiếp cận mô hình học tập này còn hạn chế. Để có thêm những cơ sở lí luận và thực tiễn giúp cho việc triển khai đại trà hình thức dạy học Blended learning thì cần tiếp tục có thêm những nghiên cứu sâu, rộng liên quan đến hình thức dạy học này. Về việc áp dụng mô hình học tập kết hợp trong giảng dạy tiếng Anh, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nhưng các nghiên cứu này không bao quát được cả bốn kỹ năng mà chỉ tập trung vào một kỹ năng cụ thể như nói hay viết và cũng chưa có nghiên cứu nào về giảng dạy các kỹ năng định hướng thi chứng chỉ quốc tế IELTS. Nhận thức được những khoảng trống trong các nghiên cứu trên, nhóm tác giả quyết định tiến hành nghiên cứu việc áp dụng mô hình Blended Learning để nâng cao kết quả học tập học phần Basic IESLTS 1 cho sinh viên năm nhất đang theo học hệ chất lượng cao trường Đại học Thương mại.
4. Kết quả nghiên cứu:
4.1. Thực trạng về điều kiện trang thiết bị, thái độ và nhu cầu áp dụng mô hình BL của SV
Kết quả điều tra cho thấy 100% SV sở hữu máy tính cá nhân và máy tính để bàn với tỉ lệ lần lượt là 76% và 24%, điều này rất thuận tiện cho việc dạy học có sử dụng thiết bị máy tính. Hợn nữa, 92% sinh viên không gặp khó khăn khi muốn sử
viii

dụng mạng Internet, với tỉ lệ SV luôn thường trực có kết nối mạng là 60%. Như vậy, những yêu cầu cơ bản để áp dụng mô hình học tập kết hợp đã được đáp ứng.
Về một số lợi ích của mô hình học tập kết hợp đối với sinh viên, nhóm nghiên cứu thu được kết quả: Ba chức năng được đánh giá cao nhất (điểm trung bình >4.4) liên quan đến việc dễ dàng xem lại bài giảng, tạo áp lực học tập thường xuyên và nâng cao kết quả học tập. Mô hình học tập này cũng giúp sinh viên có thể học tập mọi lúc, mọi nơi và phát huy cao tính chủ động học tập (4.16 điểm trung bình). Tuy nhiên, sinh viên chưa tận dụng tốt mô hình này để làm kênh trao đổi với giáo viên và các bạn cùng lớp (với mức điểm trung bình lần lượt là 3.6 và 3). Nguồn tài nguyên tham khảo được sinh viên đánh giá là chưa nhiều về mặt số lượng, điều này hoàn toàn có thể được giải thích do thời gian và nguồn nhân lực còn hạn chế. Ngoài ra, mô hình BL còn một số lợi ích như sự thuận tiện trong quản lý tình hình học tập được sinh viên đánh giá cao nhất (4.6/5) thể hiện tính ưu việt và thuận tiện của hình thức học tập kết hợp. Tài liệu tham khảo cũng như các bài luyện tập, bài kiểm tra được sắp xếp rất logic, được phân vào các mục rất rõ ràng và được sinh viên đánh giá rất cao ở mức 4.5 điểm trung bình. Hơn thế nữa, mô hình này giúp sinh viên cũng như giáo viên đánh giá kết quả học tập dễ dàng hơn (4.1/5) và hiệu quả truyền đạt kiến thức được đánh giá thấp nhất ở mức 3.6 điểm.
Về nhu cầu và mức độ hài lòng của SV đối với mô hình BL, 100% các em sinh viên đồng ý về việc nên áp dụng mô hình học tập kết hợp này và mức độ hài lòng và rất hài lòng của sinh viên với mô hình BL là rất cao (96%) và chỉ có 4% cảm giác „bình thường‟ và không sinh viên nào không hài lòng với mô hình học tập này. Từ đó, nghiên cứu cho thấy thái độ tích cực và nhu cầu áp dụng mô hình học tập BL là rất cao.
4.2. Hiệu quả của mô hình học tập Blended Learning
Qua kết quả bài kiểm tra trước và sau thử nghiệm, nhờ việc áp dụng mô hình học tập Blended Leaning, sinh viên lớp thử nghiệm đã có sự tiến bộ hơn trong kết quả học tập cả 4 kỹ năng so với lớp đối chứng. Như vậy, việc triển khai mô hình học tập BL đã đem lại kết quả cao hơn so với phương pháp dạy học truyền thống. Ngoài ra mô hình còn mang lại một số lợi ích sau:
Về phía sinh viên, các em hứng thú, chủ động tìm tòi kiến thực, phát huy khả năng sáng tạo, tự học, tích cực hơn, nắm chắc kiến thức hơn và làm bài hiệu quả
ix

hơn. Sinh viên được củng cố kiến thức, rèn luyện các kỹ năng với nội dung bám sát chương trình học ở lớp truyền thống. Với kỹ năng đọc và nghe, các em biết điểm ngay sau khi làm bài kiểm tra trực tuyến để tự đánh giá sự tiến của mình. Với kỹ năng viết và nói, các em được giảng viên sửa lỗi phát âm, ý tưởng, từ vựng, ngữ pháp cũng như liên kết ý...nên có sự tiến bộ vượt bậc. Do đó điểm kiểm tra sau thử nghiệm của các em cũng cao hơn so với sinh viên lớp đối chứng. Qua quá trình giảng dạy, quan sát cá nhân và trao đổi trực tiếp với sinh viên, qua bảng câu hỏi điều tra và phỏng vấn sâu, nhóm tác giả nhận thấy hầu hết sinh viên cảm giác hứng thú hơn, hài lòng hơn và mong muốn được áp dụng mô hình học tập này.
Về phía giảng viên, họ có cơ hội được chia sẻ với sinh viên thêm những tài liệu cập nhật hơn, những kinh nghiệm thi IELTS thực tế hơn và từ đó giảng viên cũng có hứng thú hơn với những giờ lên lớp và khai thác bài học một cách sáng tạo hơn. Ngoài ra, GV không cần áp lực chạy giáo án, chạy chương trình. Nhờ mô hình học tập này, GV quản lý lớp dễ dàng hơn, nắm được tình hình làm bài cũng như sự tiến bộ của các em. Dựa trên các lớp thực nghiệm và đối chứng GV có thể đánh giá khả năng học tập của HS, đồng thời rút ra kinh nghiệm và phương pháp học tích cực cụ thể cho từng bài học và tiết học và từng kỹ năng. Nhìn chung, giảng viên cũng vất vả hơn, đầu tư nhiều thời gian, công sức hơn trong việc tìm tài liệu, chữa bài, xây dựng các hoạt động, tương tác với sinh viên nhiều hơn. Tuy nhiên những ưu điểm của mô hình này vượt trội so với nhược điểm nên việc áp dụng mô hình BL là toàn toàn thích đáng.
4.3. Đề xuất cách thức áp dụng mô hình học tập Blended Learning
4.3.1. Đối với sinh viên
- Điều kiện tiên quyết để mô hình phát huy tác dụng là sinh viên có khả năng sử dụng máy vi tính và mạng Internet, có E-mail cá nhân, đăng kí thành công và được GV gửi lời mời vào nhóm lớp học tập của học phần Basic IELTS 1.
- Để đạt được hiệu quả cao trong việc học tập, rèn luyện các kỹ năng tiếng Anh nhằm đáp yêu cầu môn học, SV theo học hệ chất lượng cao cần phát huy tính chủ động, sáng tạo, thực hiện một cách có trách nhiệm nhiệm vụ học tập của mình cả trên lớp lẫn trên mạng.
+ Trên lớp, SV tập trung nghe giảng lý thuyết, ghi chép bài, tham gia các hoạt động thảo luận và thực hành trên lớp.
x
Hình 7 cho thấy sinh viên tự đánh giá họ có tiến bộ vượt bậc trong kỹ năng viết và nói (với giá trị trung bình lần lượt là 4.16 và 3.84). Điều này có thể lý giải do viết và nói là hai kỹ năng sản sinh (productive skills) - học sinh học và luyện tập đều vì mục đích có thể dùng ngôn ngữ để diễn đạt ý của mình (bằng cách nói và viết) nên việc xuất hiện lỗi trong quá trình sử dụng ngôn ngữ là điều hết sức bình thường và không thể trách khỏi. SV sẽ học được nhiều hơn qua các lỗi sai. Chính vì vậy, sau khi sinh viên nộp bài viết và nói đều nhận được những phản hồi riêng và chung mang tính xây dựng từ giáo viên giúp các em nhận ra những lỗi sai để sửa đổi và hoàn thiện bài tốt hơn. Kỹ năng đọc và viết theo sinh viên tự cảm nhận chưa có nhiều sự tiến bộ bằng.
2.4. Kết quả nghiên cứu qua phỏng vấn
2.4.1. Khó khăn, bất cập sinh viên gặp phải khi áp dụng mô hình này
Các nghiên cứu viên đã tiến hành phỏng vấn chuyên sâu với các sinh viên lớp thử nghiệm để có cái nhìn sâu sắc và đa chiều hơn về những khó khăn, bất cập họ gặp phải trong quá trình học thử nghiệm. Thứ nhất, 100% SV cho biết khó khăn lớn nhất là mặt áp lực thời gian do giờ lên lớp của học phần Basic Ielts 1 trong học kỳ I vừa qua là 3 tiết một ngày và 5 ngày trong tuần chưa kể các học phần khác nên sinh viên có rất ít thời gian luyện tập ở nhà, nhiều em chưa nộp bài đúng hạn. Thứ hai, 72% sinh viên thấy nản vì lượng từ mới trong nghe và đọc của Ielts quá lớn, mang tính học thuật cao nên dù đã nắm vững kỹ năng làm bài nhưng sinh viên không đủ vốn từ để làm bài. Thứ ba, 64% SV cho biết làm bài đọc trên máy khá bất tiện do bài đọc dài, riêng việc kéo thanh cuộn lên xuống đã tốn không ít thời gian. Hơn nữa, sinh viên thấy việc định vị thông tin rồi gạch chân các từ khóa hiệu quả và dễ dàng hơn nhiều khi làm trên giấy nên một số đi in bài ra rồi mới làm. Thứ tư, 40% sinh viên cảm giác xấu hổ, ngượng ngùng vì khi giao bài tập nói, giáo viên yêu cầu các em quay clip hay thu âm rồi trực tiếp chữa trước lớp. Thứ năm, 16 % sinh viên đã phản ánh tình trạng một số bạn không trung thực: nhờ người làm bài hộ hay copy bài các bạn khác để nộp. Với bài tập viết, nhiều sinh viên không tự mình viết mà đi chép bài trên mạng; còn với bài nói, một số SV chỉ đơn giản đọc lại bài mẫu tìm được. Cuối cùng, 12% SV báo cáo vì một số lý do khách quan như máy tính hỏng, kết nối mạng chập chờn, chỗ ở trọ ồn ào và lý do chủ quan như ốm, viêm họng, kỹ năng máy tính kém nên một số em không làm và nộp bài đầy đủ, đúng hạn.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Áp dụng mô hình Blended learning giảng dạy sáng tạo trong việc giảng dạy môn ngữ âm Luận văn Sư phạm 0
D mô phỏng phân xưởng chưng cất dầu thô (CDU) và áp dụng pinch technology để đánh giá hệ thống thu hồi nhiệt Khoa học Tự nhiên 0
D Áp dụng mô hình CAMELS để phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt N Luận văn Kinh tế 0
D Áp dụng mô hình CAMELS trong phân tích tài chính tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) Luận văn Kinh tế 0
T Áp dụng các mô hình toán kinh tế trong việc phân tích cổ phiếu ngành điện trên thị trường chứng khoá Luận văn Kinh tế 0
A Áp dụng mô hình CTM - CTC trong Tổng Công ty XDCT Giao thông 1 Luận văn Kinh tế 0
R Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng Luận văn Luật 0
D Phân tích điều kiện áp dụng mô hình công ty mẹ - Công ty con ở Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 2
S Mô hình cơ cấu tổ chức Trực tuyến- Chức năng. Ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng. Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu xây dựng mô hình sử dụng thiết bị SVC để điều khiển nâng cao ổn định điện áp cho hệ thống Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top